Các chiến lược định vị có thể áp dụng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 49 - 50)

Dựa vào điều kiện môi trường và cơ hội thách thức, dựa trên cở sở đánh giá khả năng của tập đoàn cà phê Trung Nguyên, em cảm thấy có thể áp dụng các chiến lược sau:

Chiến lược sản phẩm: Ngày nay cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ, đời sống của người dân Việt Nam c•ng được cải thiện đáng kể vì thế nhu cầu tiêu dùng c•ng ngày càng được nâng cao. Có thể hiểu việc thưởng thức cà phê đã trở thành một nét văn hoá của người Việt. Nắm được cơ hội này Trung

37

Nguyên cần không ngừng cải tiến kỹ thuật và cần tạo ra nhiều loại sản phẩm có hươn vị đậm đà đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên bến cạnh việc tạo ra sự đa dang của sản phẩm thì vấn đề chất lượng sản phẩm c•ng cần được lưu ý. Cần tuyển chọn những hạt cà phê đủ các tiêu chuẩn để có thể tạo nên được tách cà phê đậm đà hương vị Việt, những tách cà phê đặc biệt mang thương hiệu Trung Nguyên.

Chiến lược nhượng quyền kinh doanh: Nhượng quyền kinh doanh đã có lịch sử lâu đời trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì nó vẫn là một khái niệm mới mẻ cà mới chỉ có thương hiệu Việt Nam là Trung Nguyên áp dụng đầu tiên. Nhờ áp dụng phương thức này mà tống số nhà phân phối của Trung Nguyên đã tang lên nhanh chóng với những địa điểm lý tưởng. Nhưng việc cho nhựng quyền một cách ồ ạc sẽ làm giảm sút hình ảnh thương hiệu. Cần kiểm soát tốt các đối tác thuê thương hiệu từ: cách phục vụ, giá cả, thức ăn và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Chiến lược về PR: Đối với sự thành công của Trung Nguyên thì truyền thông đóng vai trò rất quan trọng. Trung Nguyên lấy truyền thống trồng cà phê ngàn năm của vùng đất Tây Nguyên để tạo nên một bản sắc dân tộc riêng cho mình. Lấy khung cảnh núi rừng Tây Nguyên để tạo ra một không gian hoàn hảo để thưởng thức hươn vị của một ly cà phê. Tăng cường các hoạt động truyền thông, đóng góp vào các hoạt động như: quỹ bảo hộ người nghèo, nhà tình thương, … để duy trì ngọn lửa thương hiệu trong lòng của người tiêu dùng Việt.

Chiến lược nhân viên: Dùng phương pháp phát triển nhân viên để tạo nên cơ hội phát triển nghề nghiệp cho nhiều người, từ một sinh viên mới ra trường cho đến những người muốn tìm một mục tiêu hay thử thách mới. Ngoài ra cung cấp cho nhân viên những khoá huấn luyện và mối trường làm việc tốt nhất để nuôi dưỡng lòng hăng say và tự phát triển giúp cho nhân viên có đủ tự tin và từ đó phục vụ phát triển công ty. Từ những nhận thức và hành động này sẽ giúp cho Trung Nguyên sở hữu nguồn nhân lực giỏi, lành nghề, nhiệt tình với công việc và trung thành với công ty.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w