Đánh giá kết quả tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tập đoàn an phát holdings (Trang 51 - 53)

Tạo động lực cho người lao động là cả một quá trình lâu dài, quan trọng và mang một ý nghĩa rất lớn. Định kỳ, nhà quản lý cần có sự đánh giá lại kết quả tạo

động lực cho người lao động nhằm cải tiến các công cụ tạo động lực góp phần nâng

cao năng suất lao động, hài hòa giữa lợi ích của người lao động và người sử dụng

lao động. Việc đánh giá được thực hiện trên các tiêu chí sau:

1.2.4.1. Mức độ hài lòng của người lao động

Khi nhắc đến mức độ hài lòng của người lao động, trước tiên phải kể đến sự

hài lòng cũa người lao động với vị trí việc làm như thế nào? Người lao động có hài

lòng với vị trí công việc mình đảm nhận không? Công việc có phù hợp với trình độ

chuyên môn, sở trường của họ không? Nếu họ hài lòng với những gì mình nhận được từ phía doanh nghiệp, họ sẽ hứng khởi và tin tưởng đế phát huy hết khả năng của mình đem lại hiệu quả lao động cao hơn. Ngược lại, đó sẽ là sự cản trở đến tính

hiệu quả khi làm việc.

Sự hài lòng của người lao động còn được thể được thông qua sự thoa mãn về chế độ thù lao, chế độ phúc lợi; thông qua sự tin tưởng và tự hào về tố chức nơi

mình đang làm việc. Đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên giúp doanh nghiệp có

được cái nhìn đúng đăn vê động lực làm việc và mức độ cam kêt của đội ngũ nhân viên

với công ty. Sự hài lòng về vị trí việc làm và chế độ đãi ngộ càng cao, đồng nghĩa với việc tạo động lực lao động đang đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Những điềm nào chưa

được đánh giá cao thì cần xem xét và điều chỉnh hợp lý. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những điều chỉnh chính sách và giải pháp phù hợp đáp úng như cầu của nhân viên, tạo sự hài lòng và gắn kết lâu dài của nhân viên với tổ chức.

Theo học thuyết nhu cầu của Abarham Maslow thì con người có 5 nhu cầu

cơ bản xếp từ thấp đến cao: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được tôn trọng, nhu cầu tự hoàn thiện. Doanh nghiệp có thể tìm hiểu xem người

lao động khi làm việc tại doanh nghiệp, họ có cảm thấy thỏa mãn với bản thân

không? Tại mỗi một thời điếm, tùy vào quan điếm cá nhân, mỗi người lao động sẽ có nhu cầu khác nhau. Với nhừng nhu cầu khác nhau đó, nếu người lao động cảm

thấy thỏa mãn với bản thân, nghĩa là công tác tạo động lực đà thực sự đáp ứng nguyện vọng cũa người lao động. Ớ đây nếu mong muốn làm thỏa mãn tất cả sẽ là điều không thế. Tuy nhiên doanh nghiệp cần tìm các biện pháp ở mức tối đa tạo

động lực lao động cho họ, để họ yên tâm làm việc để tạo ra năng suất lao động cao.

1.2.4.2. Năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc

Kết quả so sánh giữa đầu ra (hiện vật hoặc giá trị) với đầu vào là nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, kết quả so sánh đó được gọi là năng suất. Năng suất lao động biểu hiện hiệu quả hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian.

Tăng năng suất lao động cho phép giảm được chi phí về lao động, tiết kiệm

được quỹ tiền lương, đồng thời là cơ hội tăng tiền lương cho cá nhân người lao

động và khuyến khích, tạo động lực làm việc.

Đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động có thể thông qua hoạt động

thực hiện cồng việc về số lượng, chất lượng công việc, tinh thần, thái độ cùa người

lao động. Năng suất lao động được tính trên cơ sở tống giá trị hoặc khối lượng sản

phấm và số lao động sử dụng của công ty. Đối với khối lao động gián tiếp, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc được thể hiện qua tốc độ xử lý công việc; chất lượng và mức độ hoàn thành cồng việc được giao... Neu người lao động hoàn

thành công việc vượt mức tiến độ, hơn nữa lại đảm bảo yếu tố chất lượng và hiệu

quả cao cho thây tạo động lực lao động đã tác động tích cực đên người lao động và

làm tăng năng suất lao động.

1.2.4.3. Sự gắn của người lao động

Lòng trung thành/ Mức độ gắn bó của người lao động với doanh nghiệp được thể hiện qua số lượng người làm việc lâư năm và muốn làm việc lâu dài với tố chức,

doanh nghiệp. Sự gắn bó giữa doanh nghiệp và người lao động có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm cũng như sự tồn tại của công ty. Người sử dụng lao động cần có chính sách đãi với cho người lao động lâu năm, đế họ gắn bó lâu dài với

công ty. Có được lòng trung thành/ sự gắn bó lâu dài của nhân viên thì tố chức phải thực hiện tốt công tác tạo động lực lao động.

1.2.4.4. Tính tích cực chủ động sảng tạo của người lao động

Tính chù động, sáng tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triền của bất

cứ tồ chức nào. Tính tích cực, chù động, sáng tạo giúp người lao động nâng cao hiệu quả công việc, hoàn thiện kỹ năng và nâng cao khả năng xử lý công việc của mình, dam mê công việc hon. Tính tích cực, chủ động sáng tạo trong công việc của người lao động biếu hiện qua tính tự giác làm việc mà không cần giám sát chặt chẽ;

sự năng động cúa con người; thể hiện sự ham muốn lao động, nhu cầu cống hiến;

chủ động và có trách nhiệm trong giải quyết công việc, trong các mối quan hệ với

đồng nghiệp luôn luôn có tinh thần đối mới trong phương pháp làm việc, thường

xuyên đề xuất ý tưởng được công nhận, khen thưởng... Điêu này có vai trò rất lớn

giúp tố chức cải thiện được năng suất lao động, giúp doanh nghiệp phát triển hơn.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động tại công ty cổ phần tập đoàn an phát holdings (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)