Quy trình quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 28)

Trên thực tế, quy trình QTRR tín dụng cá nhân gồm có 4 khâu: nhận dạng rủi

ro tín dụng, đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý và kiểm soát rủi ro tín

dụng, xử lý rủi ro tín dụng. Đe công tác QTRR tín dụng đạt hiệu quả cần bảo đảm các công đoạn được phối hợp nhịp nhàng.

1.3.1. Nhận dạng rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi,

xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cấp tín dụng đế thống kê

các dạng rủi ro, xác định nguyên nhân gây rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ấn có thể gây nên rủi ro trong hoạt động tín dụng. Việc sớm nhận biết vấn đề và nguyên nhân gây nên vấn đề của các khoản cấp tín dụng và

có những biện pháp theo dõi nhanh chóng, chuyên nghiệp sẽ giúp ngân hàng có thề

nhận biết và có giải pháp xử lý sớm các vấn đề một cách hiệu quả và hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.

Thông qua việc thu thập, lưu trữ và phân tích thông tin có ý nghĩa cho hoạt động tín dụng của ngân hàng để phân tích hồ sơ tín dụng (quan tâm đặc biệt đến các hồ sơ có vấn đề và phương pháp nhận biết các dấu hiệu khoản cấp tín dụng có vấn đề), các nhà quản trị phải lập được các bảng liệt kê các loại rủi ro đã, đang và sẽ có

thể xuất hiện.

Sự phát triến của công nghệ, thị trường và xu hướng toàn cầu hoá làm cho số lượng rùi ro ngày càng gia tăng và khả năng xảy ra rủi ro sẽ thường xuyên hơn. Vì vậy, một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả phải là hệ thống có khả năng nhận

dạng hầu hết các rủi ro hiện hữu trong tín dụng. Ngân hàng nắm được tình hình rủi ro của danh mục tín dụng và trả lời được các câu hỏi sau:

- Lý do RRTD là do đánh giá tín dụng chưa tốt hay do thoái trào kinh doanh

hay do gian lận hay chất lượng tài sản thể chấp kém?

- Ngân hàng có thể thấy RRTD tăng dần trong thời điểm này do cho vay tập trung không đúng thị trường?

- Ngân hàng có thể đạt được mục tiêu dài hạn về RRTD có thể chấp nhận?

r

Thông thường Ngân hàng thường xuyên xem xét kỹ các dâu hiệu rủi ro tín dụng:

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ khách hàng và ngân hàng.

- Nhóm các dấu hiệu phát sinh từ phía khách hàng

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý khách hàng.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan tới các ưu tiên trong kinh doanh.

- Nhóm các dấu hiệu thuộc vấn đề kỹ thuật thương mại.

- Nhóm các dấu hiệu về xử lý thông tin tài chính, kế toán.

Ngoài những dấu hiệu rủi ro có thề phát hiện từ phía khách hàng, môi trường kinh tế, xã hội,... Uỷ ban Basel đã thống kê dấu hiệu rủi ro tín dụng xuất phát từ

phía ngân hàng gây ra rủi ro tín dụng là rủi ro tập trung tín dụng và quy trình cấp tín dụng không lành mạnh.

Rủi ro tập trung tín dụng có thể coi là nguyên nhân quan trọng nhất trong vấn đề rủi ro tín dụng. Rủi ro tập trung tín dụng tồn tại khi mức độ rủi ro tín dụng của

một nội dung trong danh mục tín dụng trở nên tương đối lớn so với mức vốn hoặc tài sản của Ngân hàng. Rủi ro tập trung tín dụng không chỉ phụ thuộc vào giá trị tín

dụng đã cam kết, mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ mất vốn cao khi xảy ra rủi ro.

Rủi ro tập trung tín dụng gồm hai nhóm chính: Rủi ro tập trung tín dụng thông thường và rủi ro tập trung tín dụng dựa trên các yếu tố rủi ro chung hay tương quan. Rủi ro tập trung tín dụng thông thường xảy ra khi tín dụng được tập trung quá nhiều vào một khách hàng, nhóm khách hàng, hoặc ngành/lĩnh vực như kinh doanh

bất động sản.

Các vấn đề trong quy trình cấp tín dụng cũng là một dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro

tín dụng, trong đó chủ yếu liên quan đến quá trình thẩm định và theo dõi tín dụng. Rất nhiều ngân hàng thấy rằng rất khó thực hiện một quá trình đánh giá tín dụng kỹ

càng bởi áp lực cạnh tranh trong ngành ngân hàng ngày càng tăng. Do áp lực này mà nhiều ngân hàng có xu hướng dựa vào một số chỉ tiêu đơn giản để cấp tín dụng. Bên cạnh đó, việc không có hệ thống kiểm định và đánh giá các kỹ thuật tín dụng

mới cũng đã gây ra nhiều rủi ro, cụ thể:

- Lạm dụng quá mức hệ thông châm diêm tín dụng mà không có sự kiêm

định lại sự phù họp của mô hình.

- Không theo dõi, giám sát thường xuyên khách hàng hoặc tài sản bảo đảm.

Điều này làm cho Ngân hàng không có cơ sở đưa ra các biện pháp hành động sớm

nhằm ngăn chặn rủi ro.

- Kỹ thuật định giá theo rủi ro kém, tập trung quá nhiều vào điều kiện phi giá (điều kiện tín dụng như hồ sơ, tài chính, tài sản bảo đảm...), vấn đề này chủ yếu

ảnh hưởng đến khả năng bù đắp của Ngân hàng trong trường họp có rủi ro xảy ra.

- Không thận trọng với các thỏa thuận tín dụng có đòn cân nợ cao. Do đó,

khi khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh thì khả năng chống đỡ bàng vốn tự có

thấp, rủi ro chuyển về phía Ngân hàng.

- Không tính đến chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, chu kỳ sống của sản

phẩm hàng hoá, nhất là đối với các Ngân hàng có mức độ tập trung cao vào lĩnh vực bất động sản. Đây là sự yếu kém trong quản lý danh mục tín dụng.

- Không dự kiến phương án trong trường hợp xấu nhất, làm cho Ngân hàng

không có sự chuấn bị kỹ càng. Trong nhiều trường hợp, việc có một cơ chế hành động rõ ràng, được phố biến và tập huấn thường xuyên có thể giúp Ngân hàng phản

ứng nhanh chóng, kịp thời và do đó có thể vượt qua được những cú sốc bất lợi.

1.3.2. Đo lường đánh giá rủi ro tín dụng

Đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng là việc xây dựng các mô hình thích hợp

đề lượng hóa rủi ro, đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng nhằm biết được xác suất

rủi ro, mức độ tốn thất khi xảy ra rủi ro và khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng để từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn cho vay tối đa đối với

khách hàng cũng như phục vụ cho công tác trích lập rủi ro. Đo lường và đánh giá RRTD chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những chính sách phù họp, nhanh

chóng khi xảy ra RRTD. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng cho việc ra quyết định của ngân hàng.

Đo lường RRTD trong hoạt động của ngân hàng cần phải tìm ra được hai yểu

tố quan trọng: Khả năng hay xác suất gặp phải RRTD và mức độ tổn thất khi RRTD

xảy ra. Bât kỳ sai lệch trong việc xác định khả năng và mức độ tôn thât đêu làm mât đi tính chủ động và khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng từ đó gây lãng phí và

nghiêm trọng hơn khi tổn thất xảy ra trên thực tế lớn hơn mức đo lường dự kiến.

Để duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp, theo thông lệ do ủy ban Basel đề xuất, Ngân hàng phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Ngân hàng cần có hệ thống quản lý liên tục các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc 2: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ

r r — 9 r

Nguyên tăc 3: Khuyên khích các Ngân hàng phát triên và sử dụng hệ thông

xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng. Các hệ thống xếp hạng cần

thống nhất với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của Ngân

Nguyên tăc 4: Ngân hàng cân có hệ thông thông tin và các kỹ thuật phân tích để cho phép lãnh đạo đo lường được rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động nội bảng

và ngoại bảng. Hệ thống thông tin quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin về cơ cấu của danh mục đầu tư tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro.

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần có hệ thống theo dõi cơ cấu và chất lượng của toàn bộ danh mục đầu tư tín dụng.

r A ~ 9 .

Nguyên tăc 6: Ngân hàng cân tính đên những thay đôi tiêm năng trong tương lai vê các điêu kiện kinh tê khi đánh giá từng khoản tín dụng và danh mục đâu tư và

phải đánh giá các tài sản có tiềm năng rủi ro tín dụng trong điều kiện căng thẳng.

1.3.3. Kiêm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của

một NHTM. Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các chiến lược, chính sách, tiêu

chuấn, biện pháp, kỹ thuật, công cụ nhằm ngãn ngừa và xử lý RRTD của một tố chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh bằng

cách kiểm soát tần suất và mức độ cùa rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

Đê kiêm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cân xây dựng được hệ thông các

công cụ hạn chế rủi ro như chính sách thiết lập giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản trị RRTD, mức uỷ quyền, các tiêu chuẩn

cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng, các giới hạn tín dụng,... trong đó hai nội dung

quan trọng là thiết lập chính sách các giới hạn tín dụng và xây dựng và tuân thủ các

tiêu chuẩn cấp tín dụng.

❖ Chính sách thiết lập giói hạn tín dụng

Chính sách này được xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn tín dụng một khách hàng; Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan; Giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý....

Giới hạn tín dụng một khách hàng'. Luật pháp các nước đều đưa ra quy định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng. Giới hạn này được thiết lập trên cơ sở vốn của Ngân hàng, thông

thường mức tín dụng cấp đối với một khách hàng không quá 10 -25% vốn tự có của NHTM. Thực tế ớ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, NHTM thường thiết lập mức thấp hơn so qui định của pháp luật, ở Việt Nam, theo quy định của

NHNN, giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng {Điều 128 Luật các TCTD năm 20Ỉ0Ỵ

Giói hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan*. Giới hạn tín dụng đối

với một nhóm khách hàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việc cấp tín dụng của

Ngân hàng. Loại khách hàng này càng trở nên phổ biến đối với một số Ngân hàng có xu hướng thịnh hành phương pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thương mại và truyền thống. Một Ngân hàng có chính sách quản trị RRTD tốt là Ngân hàng thường xây dựng các giới hạn cho

nhóm khách hàng có liên quan trên cơ sở hệ thống quản lý khách hàng của Ngân

hàng mình. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên

quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng {Điều 128 Luật các TCTD năm 20Ỉ0Ỵ

Giói hạn tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực: Giới hạn này không chê tín dụng vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng,

quốc gia). Giới hạn nhằm kiểm soát tổn thất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn

khi thị trường đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả được nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, thiết lập hệ thống

thông tin thống kê báo cáo chuẩn theo ngành, lĩnh vực, hoặc bản thân khách hàng vay vốn sử dụng kinh doanh đa ngành thì việc phân loại theo tiêu chí của Ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng là việc ngân hàng đặt ra các

điều kiện về năng lực khách hàng, tài chính, phương án/dự án,... tuân thủ quy định

của NHNN và quy định nội bộ của Ngân hàng. Theo quy định hiện hành của

NHNN, Ngân hàng chỉ xem xét và quyết định cấp tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp

luật.

Công tác kiểm soát RRTD được thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp tín

dụng để nhằm đảm bảo khoản vay của khách hàng luôn được giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Tuy nhiên, kiểm soát RRTD phải

đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng với mục tiêu đạt được lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.

1.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro nhưng chúng vẫn diễn ra và gây tổn thất, điều tất yếu là các NHTM phải có những biện pháp để xử lý RRTD đó và hậu quả của nó. Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ó bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho

ngân hàng. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính

và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp khác nhau nhằm làm giảm

mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: cấp thêm vốn, bán tài sản bảo đảm, gia hạn nợ, bán nợ, xóa nợ, phân tán rủi ro và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái

sinh ...

Tổn thất dự kiến được coi là chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,

nó thường được tính vào giá của khoản tín dụng và được bù đắp bằng nguồn dự

phòng, nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phải bù đắp bằng nguồn vốn tự có.

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhàm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự

phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ,

mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế... cũng cần được

cập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

Theo thông lệ quốc tế có hai cách sử dụng quĩ dự phòng bù đắp RRTD. Cách

thứ nhất, các khoản nợ xấu duy trì trên bảng tống kết tài sản cho tới khi nào không còn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì mới sử dụng quĩ dự phòng

bù rủi ro. Cách thứ hai, tất cả các khoản nợ xấu đều đưa ra ngoài bảng tổng kết tài

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)