Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 36)

Để đảm bảo tính khoa học, khách quan, đồng thời tìm hiểu thêm những vấn đề cần khắc phục trong thực tế nhằm hạn chế rủi tín dụng với khách hàng cá nhân,

tác giả đã thực hiện các cuộc khảo sát chuyên sâu với cán bộ quản lý đơn vị.

Bảng câu hỏi xây dựng một cách khoa học và được gửi đến Giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến nhận xét. Bảng câu hởi sau khi lấy ý kiến từ Giáo viên hướng dẫn được• hoàn thiện • và tiến hành thực • hiện • các cuộc• JLphỏng vấn 15 cán bộ thuộc các• • bộ•

phận có liên quan tới công tác ỌTRR tín dụng cá nhân của HDBank Bình Dương đê có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng chất lượng tín dụng của HDBank Bình

Dương và tìm ra những ý kiến đóng góp, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị

rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh (Xem Danh sách CBNV tham gia khảo sát tại Phụ lục /).

Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện chú yếu bằng cách gọi điện

do yêu cầu phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một số

cuộc phỏng vấn trước đó được thực hiện tại phòng làm việc của người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn mỗi cuộc từ 20-30 phút. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sẽ

bao gồm 03 phần (Xem Bảng câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 2):

Phần 1:

a) Giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn và đề nghị sự giúp đỡ và phối hợp

của người được phỏng vấn để phục vụ mục đích nghiên cứu.

b) Hỏi các thông tin cá nhân như tên, độ tuổi, giới tính, học vấn,... và các thông tin liên quan tới kinh nghiệm làm việc như thâm niên, chức vụ cửa người được phỏng vấn.

Phần 2: Các câu hỏi phỏng vấn sâu tìm hiếu về công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dương:

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về các biện pháp nhận diện rùi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín

dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Binh Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác xử lý rủi ro tín dụng cá nhân tại

HDBank chi nhánh Binh Dương?

- Trong quá trình triển khai công việc của mình, anh/chị gặp khó khăn gì?

- Anh/chị thấy cần cải thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân theo hướng nào?

Phân 3: Cảm ơn sự cộng tác của người tham gia phỏng vân.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Tác giả căn cứ vào các dữ liệu thu thập được về công tác QTRR tín dụng tiêu

dùng cá nhân của đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn từ 2017 tới 2020 và tiến hành phân tích dựa trên các chỉ tiêu đánh giá như giá tỷ lệ khách hàng cá nhân trên tổng

dư nợ của toàn chi nhánh, tỷ lệ nợ cần chú ý (nhóm 2) và tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) trên tổng dư nợ, tỷ trọng các khoản cho vay tín chấp và các khoản cho vay có tài

sản bảo đảm trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh, tỷ trọng các khoản vay có rủi ro cao như đầu tư bất động sản, tiêu dùng,... để tìm ra các kết quả tích cực đạt được cũng như những mặt cần khắc phục trong

công tác QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu. Từ đó, tác giả tìm ra những

đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển các điểm mạnh, khắc phục những nhược điểm

nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng cá nhân của ngân hàng HDBank Bình Dương nhằm đảm bảo phụ vụ tốt hơn cho các nhu cầu vốn thiết yếu cùa khách hàng và đảm bảo sự vận hành an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung.

Các dữ liệu sơ cấp được ghi chép cẩn thận ngay sau mỗi cuộc phỏng vấn.

Sau đó tác giả tổng hợp, so sánh với dữ liệu thứ cấp, tìm ra nhũng vấn đề mang tính

bản chất, nguyên nhân chính có liên quan đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá

nhân hiện nay, so sánh với lý thuyết để đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục

những hạn chế này.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng sù dụng phương pháp so sánh nhằm xác định

các biến động tương đối và tuyệt đối cùng với xu hướng biến động của hoạt động

cấp tín dụng cá nhân và công tác QTRR tín dụng cá nhân. Mức độ biến động tuyệt

đối được xác định bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu giừa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Trong khi đó, mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo quy mô của

chỉ tiêu phân tích. Các chỉ tiêu được so sánh phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính cũng như phải đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, số lượng, thời gian

và giá trị.

Luận văn so sánh các mức độ biên động tuyệt đôi và tương đôi của các chỉ

tiêu về rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng HDBank Bình Dương ngoài ra còn có

sự so sánh với số liệu trung bình của toàn ngành đế đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh và công tác QTRR tín dụng cá nhân của đơn vị nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THựC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK BÌNH DƯƠNG

3.1. Tông quan vê Ngân hàng TMCP Phát triên TP. HCM (HDBank)

3.1.1. Giới thiệu sơ lược về HDBank

3.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển HDBank

Năm 1989: HDBank được thành lập với tên gọi Ngân hàng Thương mại cổ

phần Phát triển Nhà Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 2011: Ngân hàng chính thức đối tên gọi thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay.

Năm 2013: HDBank mua lại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Tài chính tiêu

dùng Societe Generale Viet Finance (SGVF), công ty con 100% vốn của tập đoàn

Societe Generale (Cộng hòa Pháp). Sau khi được HDBank mua lại, SGVF được đồi

tên thành HDFinance. Ngân hàng thực hiện sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Á. Với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở

thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ

đồng, vốn điều lệ là 8.100 tỷ đồng, đội ngũ nhân viên hơn 6.000 người. Trên thị trường quốc tế, HDBank đã thiết lập quan hệ với hơn 300 ngân hàng, chi nhánh tại

hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Năm 2015: HDBank chuyển nhượng 49% vốn tại HDFinance cho đối tác Credit Saison (Nhật Bản) và Công ty được đổi tên thành HD SAISON. Tính đến tháng 07/2015, HDBank đã có hơn 220 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại

hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu,, Quảng Ninh, Hải Phòng, cần Thơ,...

Năm 2017: HDBank IPO thành công và được phê duyệt niêm yết cổ phiếu HDB tại HOSE và nằm trong nhóm 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất.

Năm 2018: Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBank đã chính thức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất

sàn HOSE. Sự kiện này đã mờ màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia nhập thị

trường chứng khoán, góp phân nâng cao thanh khoản thị trường, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, cổ phiếu HDB cũng lọt danh mục chỉ số VN30, Top 30 cổ phiếu có giá trị vốn hóa và thanh khoản tốt nhất. Tính đến 31/12/2020, HDBank có vốn điều lệ: 16.088 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 319.127 tỷ

đồng; mạng lưới 285 điểm giao dịch ngân hàng và gần 14.000 điểm giao dịch tài chính của HD SAI SON; phục vụ 20 triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thông, tài chính- ngân hàng... , đặc biệt tại khu vực nông thôn.

Năm 2019: HDBank khai trương Văn phòng Đại diện đầu tiên tại Myanmar.

Nãm 2020: HDBank kỷ niệm chặng đường 30 năm thành lập và phát triển và

đón nhận nhiều giải thường và danh hiệu cao quí. Đồng thời, HDBank triển khai chiến lược Ngân hàng số - Happy Digital Bank. HDBank nắm giữ 51% quyền biểu quyết tại HD Saison Finance, một trong 3 công ty tài chính tiêu dùng lớn nhất tại

Việt Nam. Tính đến 30/-9/2020, Ngân hàng có 308 chi nhánh/PGD, 19.500 điểm giao dịch tài chính, 14.170 nhân viên phục vụ hơn 20 triệu khách hàng.

Mục tiêu 2021 và các năm tiếp sau, mục tiêu trở thành HDBank- Happy

DigitalBank, Ngân hàng số hiện đại, hạnh phúc được định hướng tiếp tục phát triển vì sự Hạnh phúc của khách hàng, cán bộ nhân viên và cộng đồng xà hội.

3.1.1.2. Lĩnh vực kinh doanh HDBank

HDBank được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 47/QĐ-UB của ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 11 tháng 02 năm 1989 và Giấy phép

số 00019/NH-GP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 06 tháng 06 năm

1992. Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm

huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tồ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tố chức và cá nhân trên cơ sở nguồn vốn hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ,

các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tể, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các

giấy tờ có giá khác, phát hành Thẻ tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và các

dịch vụ tài chính ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép.

3.1.1.3. cấu tổ chức HDBank

Hình 3. 1. Mô hình quản trị và cơ cấu bộ máy quản lý của HDBank

i Mô HÌNH QUẢN VA Cơ CẤU Bộ M CỦA HDBANK »• BAN KỂM SOAĩ

HỒI ĐỔNG QUẲH TRI

Ov BAN QUẤN LiRL - SG

ỦY BAN TW DUNG

UfMTOAN Sộ ơr 5ẦN CỦNG Nca< MGAN

ŨY BAN CHÉN Lược VÀ oAỉ/ TU

ứybannhAnsu

(Nguôn: www.hdbank.com.vn)

❖ Chức năng, nhiệm vụ từng khối, phòng ban:

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của HDBank,

quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và Điều lệ HDBank quy định.

- Hội đồng quản trị: do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có

toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT

giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám

sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng.

- Ban Kiểm soát: do ĐHĐCĐ bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động

của hệ thông kiêm tra và kiêm toán nội bộ của ngân hàng; thâm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.

- Các Hội đồng, ưỷ ban: do HĐQT thành lập, làm tham mưu cho HĐỌT trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến luợc, kế hoạch kinh doanh; đảm bảo

sự phát triển hiệu quả, an toàn và dung mục tiêu đề ra.

- Các khối/phòng/trung tâm nghiệp vụ: Khối nhân sự, Phòng Marketing &

PR, Trung tâm thẻ, Khối vận hành, Khối tài chính kế hoạch, Khối công nghệ thông tin và ngân hàng điện tử, Khối quản lý rủi ro.

- Các khối kinh doanh: Khối khách hàng doanh nghiệp & định chế tài chính,

Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn & kinh

doanh tiền tệ, Khối ngân hàng bảo hiểm.

- Khu vực bán hàng và phân phối: khu vực Hồ chí Minh, khu vực Đông Nam bộ và Tây nguyên, khu vực miền Tây, khu vực miền Trung, khu vực miền Bắc.

- Vùng, cụm chi nhánh, phòng giao dịch đặc thù, phòng giao dịch.

3.1.2. Giới thiệu sơ lược về HDBank - chi nhánh Bình Dương

3.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển

HDBank chi nhánh Bình Dương được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số: 0300608092-005 của Sở Ke hoạch và Đầu tư tỉnh Bình

Dương đăng ký lần đầu ngày 09/10/2006. Hiện chi nhánh có địa chỉ trụ sở chính tại 558 Đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình

Dương. Trong hệ thống mạng lưới chi nhánh của HDBank, HDBank Bình Dương hiện thuộc khu vực Đông Nam bộ và Tây nguyên của toàn hệ thống HDBank.

Ngành nghề kinh doanh chính theo đăng ký của chi nhánh là: Huy động vốn

ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;

Cho vay vốn các tổ chức tín dụng khác; Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; Làm dịch vụ thanh toán giữa

các khách hàng, kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế; các dịch vụ

ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép (mã ngành 6419).

Hiện tại, HDBank Bình Dương có 7 phòng giao dịch trực thuộc: PGD Thủ Dầu Một, PGD Bình An, PGD Bàu Bàng, PGD Bến Cát, PGD Dĩ An, PGD Hòa Lân, PGD Lái Thiêu. Tổng số cán bộ nhân viên là 148 người, Ban giám đốc chi nhánh gồm 01 giám đốc chi nhánh; 02 phó giám đốc; 07 giám đốc phòng giao dịch.

3.1.2.2. Cơ cấu tồ chức và bộ máy quản lỷ của HDBank Bình Dương

Hình 3. 2. Sơ đồ tổ chức của HDBank Bình Dương

(Nguôn: Phòng Dịch vụ khách hàng và ngăn quỹ HDBank Bĩnh Dương)

Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng/ bộ phận:

Ban giám đốc: là đơn vị• chịu • trách nhiệm • quản X trị• điều hành toàn bộ• các

hoạt động của chi nhánh. Ban giám đốc của Chi Nhánh TPHCM bao gồm 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc, trong đó:

- Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Chi nhánh và là lãnh đạo

cao nhất, chịu trách nhiệm tố chức, triển khai, quản lý và giám sát mọi hoạt động

của Chi nhánh và các đơn vị• • trực thuộc• • đế đạt được• • kế hoạch •được 1 giao với kết quả

tốt nhất.

- Các Phó Giám đốc: là thành viên trong Ban giám đốc, hỗ trợ và tham mưu cho Giám đốc chi nhánh trong việc quản trị điều hành chi nhánh, thay mặt Giám đốc triển khai và thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của Giám đốc giao.

Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

- Cung cấp vốn cho khách hàng doanh nghiệp thông qua nghiệp vụ tín dụng

và bảo lãnh; tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng hiện tại đồng thời mở rộng phát triển khách hàng

mới.

- Tham mưu cho Giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất đối với KHDN cùa Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, phòng khách hàng doanh nghiệp cũng hỗ trợ cho phòng dịch

vụ khách hàng và ngân quỹ trong việc huy động vốn thông qua việc bán chéo sản phẩm.

Phòng Khách hàng cá nhân:

- Cung cấp vốn cho khách hàng cá nhân thông qua nghiệp vụ tín dụng và bảo lãnh; tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng hiện tại đồng thời mở rộng phát triển khách hàng mới.

- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, chính sách tín dụng và chính sách lãi suất đối với khách hàng cá nhân của Chi

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)