Thực trạng công tác QTRR tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dương

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 51)

3.2.1 Công tác nhận dạng rủi ro tin dụng nhân

Các đối tượng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại là vô cùng đa dạng, mỗi khoản vay của khách hàng lại có những đặc điểm và mức độ rủi ro khác nhau. Việc nhận dạng và phát hiện sớm các rủi ro của khách hàng và khoản vay của

họ sẽ giúp ngân hàng có thời gian chuẩn bị và đưa ra các phương án nhằm kiểm

soát rủi ro có thế xảy ra.

Hệ thông ngân hàng HDBank đã ban hành những chính sách, quy trình tín

dụng thống nhất, áp dụng trong toàn hệ thống và cho từng thời kỳ.

Các văn bản quy phạm pháp luật:

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 /04/2005 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng đế xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tố chức tín

dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung.

- Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN, quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng đế xử lý rủi ro trong hoạt động của tố chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Thông tư 09/2015/TT-NHNN ngày 17/07/2015 quy định về hoạt động mua,

bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân

hàng Nhà nước ban hành

- Thông tư 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 quy định về các giới hạn, tỷ

lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

- Nghị định 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Các văn bản hướng dẫn của HDBank:

- Quy chế cho vay của HDBank được thực hiện theo Quyết định số

31/2017/QĐ-HĐQT, ngày 15/03/2017.

- Quy chế phê duyệt tín dụng của HDBank được thực hiện theo Quyết định số 20/2019/QĐ-HĐQT, ngày 28/01/2019.

- Định hướng cho vay và cảnh báo rủi ro một sô sản phâm tín dụng cá nhân theo Quyết định số: 565/2020/QĐ-TGĐ, ngày 01/07/2020.

- Hướng dẫn thẩm định bán lẻ có TSĐB theo Quyết định số: 338/2020/QĐ- TGĐ, ngày 20/04/2020.

- Hướng dẫn hồ sơ khách hàng và thủ tục bảo đảm tiền vay theo Quyết định số: 757/2020/QĐ-TGĐ, ngày 27/08/2020.

HDBank Bình Dương đã và đang áp dụng những chính sách và quy trình tín

dụng chung của hệ thống HDBank cùng với các văn bản quy phạm pháp luật có liên

quan. Kết quả khảo sát đối với cán bộ chuyên viên HDBank Bình Dương có cùng

đánh đánh giá: “Trong công tác cho vay, Ban Lãnh đạo HDBank Bình Dương nhận

biết khả đầy đủ các loại rủi ro: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro pháp lý và

rủi ro lãi xuất”. Trong đó chú trọng cho vay khách hàng nhỏ lẻ, phân tán để đạt

được biên độ lãi suất cao và tránh rủi ro tín dụng dồn vào một nhóm khách hàng

hoặc một khách hàng có dư nợ lớn, mục đích cho vay phát sinh nhiều rủi ro như là

đầu tư bất động sản, cho vay cầm đồ,....

Ngoài ra, tại mỗi thời điểm, HDBank có các định hướng tín dụng riêng yêu cầu các chi nhánh thực hiện. Như các chi nhánh khác trong hệ thống, HDBank Bình Dương đã triển khai cho vay những sản phấm có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa rủi ro cho mỗi sản phẩm phù hợp với từng vùng miền đặc thù như tại Khu vực Đông Nam bộ (ví dụ như sản phẩm cho vay nông nghiệp: Cho vay vốn đầu tư chuồng trại chăn nuôi heo, gà/vịt; cho vay vốn phục vụ trồng trọt như: trồng bưởi, cam tai các xã trọng điểm Hiếu Liêm, Thường Tân của huyện Bắc Tân Uyên,...).

HDBank Bình Dương nhận thức đúng đắn quan điềm chấp nhận rủi ro có sự

tính toán trước, không vì ngại rủi ro mà không cho vay; Luôn cẩn trọng trong mọi quá trình cho vay; Bố sung, cập nhật định kỳ mô hình đánh giá hạn mức khách hàng

nhàm nâng cao tính chính xác và hiệu quả; Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá các

tiêu chí cho vay theo “check list sản phẩm” nhằm phản ánh đầy đủ toàn bộ hoạt

động cũng như rủi ro tiềm ẩn; Tuyệt đối tuân thủ quy trình, quy định trong cho vay

khách hàng cá nhân. HDBank Bình Dương đã triển khai những sản phấm tín dụng

có độ rủi ro thấp và biện pháp phòng ngừa cho mỗi sản phẩm ví dụ như đối với

khoản vay mua ô tô thì phải mua bảo hiếm cho xe, khoản vay mua bất động sản thì bất động sản phải có nguồn gốc, giấy tờ rõ ràng và có tính thanh khoản.

Kêt quả khảo sát thì phân đông cán bộ chuyên viên HDBank Binh Dương

đều nhìn nhận: ‘‘công tác thu thập không đủ thông tin trong quả trình thâm định và

quyết định khoản vay dẫn đến cho vay sai đối tượng khách hàng”. Nguyên nhân là

năng lực thẩm định của người thẩm định cho vay yếu, lười biếng chỉ dựa vào thông tin một chiều mà khách hàng cung cấp tại quán cà phê mà không đi kiềm tra thực tế. Chính vì thế Ban Giám đốc HDBank Bình Dương tổ chức họp Hội đồng tín dụng cơ

sở theo định kỳ thứ hai và thứ tư hoặc khi phát sinh hồ sơ khi Cần thiết để kịp thời

xử lý hồ sơ tín dụng của khách hàng. Điều này đã giúp Chi nhánh kịp thời phát hiện

những nguyên nhân có thể dẫn tới rủi ro tín dụng.

3.2.2. Công tác đo lường đánh giá rủi ro tín dụng nhân

Theo đánh giá của ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc chi nhánh kiêm

Giám đốc Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, “đây là công tác thiết yếu mà ngân hàng

nào cũng cần phải chú trọng phát triển. Mảng cho vay cá nhân dùng “con gà đẻ

trứng vàng” cho nhiều ngản hàng thương mại hiện nay nhưng đồng thời cũng là

nguyên nhân gây nên gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng, đặc hiệt là mảng cho vay

tín chấp. Chính vì vậy, công tác đo lường và đánh giá rủi ro cũng khoản vay cá

nhân là tuyến phòng thủ vô cùng quan trọng bảo vệ ngân hàng trước những khoản

vay rủi ro cao ”,

Hiện nay, việc đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng được thực hiện theo trình chấm điểm xếp

hạng tín dụng khách hàng cá nhân theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ kèm theo

Quyết định số 155A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/12/2016 2016 của HDDQT HDBank

và Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ số: 3031/2016/QĐ-TGĐ ngày 30/12/2016

của Tổng Giám đốc HDBank. Cụ thể, bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối khách hàng cá nhân gồm 22 tiêu chí chung được áp dụng tùy theo từng nhóm đối

tượng khách hàng cá nhân (gồm cá nhân tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân sản xuất kinh doanh) như sau:

Bảng 3. 4. Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối vói khách hàng cá nhân của HDBank stt Chỉ tiêu Tiêu dùng Sản xuất kinh doanh Hô kinh doanh cá thể

I THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN

1 Tình trạng chỗ ở X X X

2 r-pi Tuổiợ • X X X

3 Trinh đô • •hoc vấn X X X

4 Tình trạng hôn nhân X X X

5 Thời gian lưu trú X X X

6 Mua bảo hiểm nhân tho• X X X

7 số người phụ thuộc kinh tế X X

II THÔNG TIN VỀ HO AT ĐÔNG♦ •

8 Vị trí/chức vụ nơi công tác/tạo thu nhập X X 9 Hình thức thanh toán lương/tạo thu nhập X X

10 Loại hình cơ quan đang công tác/tạo thu nhập X

11 Thâm niên nơi công tác/tạo thu nhập X X

12 Lịch sử trả nợ các TCTD khác trong 12 tháng qua X X X 13 Thâm niên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh X X

14 Tăng trưởng doanh thu trong 2 năm gần đây X

15 Quyền sở hữu đối với địa điểm SXKD X

16 Ghi chép sổ sách kế toán X

17 Mức độ chấp hành về thuế X

III PHƯƠNG ÁN VAY VỐN

(Nguồn: Theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ ban hành kèm theo Quyết

18 Tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn trả nợ X X

19 Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án X X X

20 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu X

IV QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG (KH cũ)

21 Tình hình nợ quá hạn X X X

22 Thời gian quan hệ tín dụng với NH X X X

định sôl 55A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/Ỉ2/20Ỉ6 của HĐQT HDBank)

Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ

- Áp dụng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng, đặc điểm khách hàng và phù họp với từng loại hình cấp tín dụng.

- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng căn cứ trên dữ liệu thống

kê thông tin của nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng trong thời gian tối thiểu phù

họp với quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và

phi tài chính của khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.

- Áp dụng trọng số phù hợp đối với từng chỉ tiêu nhằm đảm bảo mức độ tác động phù họp trong tổng thể điểm của khách hàng.

- Áp dụng tiêu chuẩn/hướng dẫn cụ thể cách chấm điểm cho từng chỉ tiêu trên cơ sở thống kê thông tin khách hàng với tình hình trả nợ.

- Áp dụng 5 mức điểm (thang điểm 1-5 hoặc 20-40-60-80-100).

- Hạng tín dụng được xác định trên cơ sở điểm tồng họp của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng nêu trên.

- Hạng tín dụng của từng khách hàng phải được cập nhập, đánh giá lại định kỳ nhằm phù họp với thực tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được coi là một trong những thước đo rủi

ro tín dụng quan trọng để từ đó ngân hàng có thể đánh giá rúi ro tín dụng một cách nhất quán, hiệu quả và có những định hướng, mục tiêu tín dụng phù hợp nhằm kiểm

soát rủi ro tín dụng ở mức hợp lý. Theo quỵ trình châm diêm và xêp hạng tín dụng nội bộ trên, mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro. Dựa trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xác định giới hạn cấp tín dụng và chính sách tín

dụng nào sẽ được áp dụng đối với từng khách hàng.

Theo như kết quả khảo sát thì đa số Cán bộ chuyên viên đều nhận định

“HDBank Bình Dương thực hiện phân loại nợ và quản lỷ nợ xấu thực hiện theo

đúng hướng dẫn cùa Ngân hàng Nhà nước, Hội sở HDBank”.

3.2.3 Công tác kiếm soát rủi ro tín dụng

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng được tiến hành xuyên suốt quá trình cấp tín

dụng của ngân hàng:

Chính sách thiết lập các giói hạn tín dụng tại HDBank Bình Dưong:

- Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của HDBank Bình Dương:

Các chính sách thiết lập các giới hạn tín dụng được quy định tại Quy chế cho vay của HDBank số: 31/2017/QĐ-HĐQT, ngày 15/03/2017, cụ thể như sau: thẩm

quyền phê duyệt cấp tín dụng cho Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh Bình Dương đối

với khách hàng cá nhân là 3 tỷ đồng, thẩm quyền của Giám đốc Phòng Giao dịch là 500 triệu đồng. Chi nhánh Bình Dương được quyền cấp tín dụng tại địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận có bán kính 50 km so với nơi có trụ sở HDBank trú đóng. Ngoài thẩm quyền này phải trình lên cấp trên phê duyệt: Hội đồng tín dụng

Hội sở.

- Chính sách giới hạn hạn mức cấp tín dụng: được thực hiện theo chính sách chung của Hội sở HDBank. Tổng hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng không

quá 15% vốn tự có của HDBank; Và tồng hạn mức cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng, một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn

tự có của HDBank. Những trường họp không được cấp tín dụng, những trường hợp phải được Hội sở quyết định cấp tín dụng, một số các giới hạn khác như:

Tỷ lệ cấp tín dụng theo loại tài sản bảo đảm\ tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với

tài sản đảm bảo là bất động sản là 70%, bất động sản khác đặc thù tại một số vùng

là 65%, sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá 98%, phương tiện vận tải mới là 70%.

Giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn tại HDBank Bình Dương: là tỷ lệ nợ quá hạn <2%, nợ xấu <1%.

Các hành vi bị cấm trong công tác tín dụng', không tuân thủ các điều kiện

sản phẩm cho vay, không tuân thủ các quy trình phê duyệt tín dụng, cho vay đảo nợ,

giải ngân vốn không đúng mục đích, không có chứng từ chứng minh mục đích sử

dụng vốn,...

Công tác kiểm soát tuân thủ tại HDBank Bình Dương:

- Ban Giám đốc quan tâm công tác kiểm tra, kiểm soát và thường xuyên nhắc

nhỡ cán bộ chuyên viên luôn ý thức tuân thủ các quy trình, quy chế cấp tín dụng và quy định pháp luật hiện hành.

- Triệt để áp dụng các quy định chế tài các hành vi vi phạm quy trình, quy

chế cấp tín dụng theo Quy chế Thi đua khen thưởng kỷ luật và Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của HDBank nhằm để cảnh cáo, răn đe, kiểm điểm và kỷ cương chi nhánh.

- Định kỳ Chi nhánh kiểm tra và đánh giá lại các khách hàng đang dư nợ

nhàm phát hiện ra các khách hàng có rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp xử lý nợ phù hợp.

Tuy nhiên trong thời gian qua, do dư nợ của HDBank Bình Dương cao, hồ sơ

tín dụng nhiều và độ khó cao nên “công tác kiểm soát đối tượng cho vay còn nhiều

bất cập” là nhận định của Ông Nguyễn Hữu Chỉnh - Giám đốc Phòng giao dịch Dĩ

An tại cuộc khảo sát. Điều này tiềm ấn nguy cơ xãy ra rủi ro tín dụng và phát sinh nợ quá hạn.

- Kiểm tra sau cho vay: phần đông các cán bộ chuyên viên HDBank Bình

Dương tại cuộc khảo sát nhận định: “Công tác kiêm tra và giảm sát sử dụng vốn sau cho vay không được chủ trọng kịp thời đế phát hiện ra các sai phạm nhằm can thiệp

sớm Mặc dù, công tác kiềm tra sau cho vay rất quan trọng nhưng do thói quen dành nhiều thời gian tập trung khâu thẩm tín dụng mà lơi lỏng trong công tác kiểm

tra sau cho vay. Vì vậy HDBank Bình Dương cần phải giám sát vốn sau giải ngân

để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích mới tạo ra hiệu quả từ đó

mới có khả năng trả nợ.

Theo quy định tại chính sách và quy trình tín dụng, định kỳ tối thiểu 3 tháng 1 lần đối với các khoản vay ngắn hạn và tối thiểu 6 tháng 1 lần đối với các khoán

vay trung dài hạn, chuyên viên QHKH sẽ tiến hành công tác kiểm tra sau cho vay

đối với với khách hàng cá nhân. Việc kiếm tra được lập thành biên bản có xác nhận

của khách hàng với các nội dung cơ bản: đánh giá tình trạng pháp lý cùa khách

hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá nguồn trả

nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng. Qua công tác kiểm tra

sau cho vay, chuyên viên QHKH có cơ hội cập nhật thêm thông tin từ phía khách

hàng nhằm giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân.

- Công tác kiểm toán nội bộ định kỳ: định kỳ hàng năm, đoàn kiểm tra kiểm soát nội • bộ• trực thuộc Hội • • • sở tiến hành kiểm tra kiếm soát bộ •••• toàn bộ các hoạt độngJ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)