Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 83 - 107)

- Ưu tiên phát triển và củng cố năng lực quản trị rủi ro tín dụng chung, đặc biệt tập trung cảnh báo sớm rủi ro, thấm định và giám sát tín dụng.

- Cơ cấu và đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng, không tập trung cấp tín dụng quá mức cho một hoặc một nhóm khách hàng, nhất là nhóm có rủi ro cao.

- về lựa chọn khách hàng: ưu tiên lựa chọn những khách hàng và khoản vay

có mức độ rủi ro thấp, tài liệu, thông tin rõ ràng minh bạch để đảm bảo hiệu quả trong việc đánh giá và kiếm soát rủi ro. Đối với những khách hàng cá nhân được hệ thống cảnh bảo thì cần phải cập nhập thông tin liên tục để dự báo và giảm thiểu tối đa rủi ro.

- Thường xuyên đánh giá lại tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh

doanh của các khách hàng có mức độ rủi ro cao để có kế hoạch sàng lọc, điều chỉnh

hạn mức tín dụng và xử lý nợ đối với các khách hàng có nhiều rủi ro.

- Nâng cao năng lực thẩm định, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp

của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định cho vay và thực hiện các quy trình nghiệp vụ tín chấp.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dương HDBank Bình Dương

Qua nghiên cứu một cách tổng thể và các cuộc phỏng vấn sâu với cán bộ

nhân viên của HDBank Bình Dương. Đồng thời, qua công tác thực tế nhiều năm tại

ngân hàng mạnh dạn đề xuất các giải pháp hoàn thiện với mức độ ưu tiên từ trên

xuống nhằm phù hợp với công tác quản trị rủi ro khách hàng cá nhân phù hợp với đặc thù của của đơn vị mình.

4.2. ỉ. Nhóm giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác nhận dạng rủi ro tín dụng nhân

- Xây dựng cơ sở dữ liệu cho mục đích thẩm định và quyết định cấp tín dụng

+ Xây dựng danh mục các dâu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng cá nhân từ các

nguồn thông tin. Thông tin thu thập được phải lập bảng kê ghi rõ nguồn gốc và tài

liệu đính kèm nhằm nâng cao được tính chính xác của thông tin:

Thông tin bên trong HDBank: thông tin các khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu và phân tích các nguyên nhân rủi ro, thông tin từ các khách hàng đã

từ chối cấp tín dụng và nguyên nhân từ chối, thông tin từ công tác kiếm toán nội bộ,

kiểm toán NHNN, thông tin từ CIC, thông tin thu thập được trong quá trình thẩm

định khách hàng.

Thông tin từ bên ngoài HDBank: thông tin trên internet, trên báo, trên tạp

chí của ngân hàng nhà nước, văn phòng tài nguyên môi trường, cơ quan thuế, thông

tin thu thập từ các ngân hàng bạn...

+ Phân loại các thông tin và nhập vào hệ thống theo dõi, các thông tin nào

mà đối tượng khách hàng nằm trong danh sách đối tượng không cấp tín dụng thì đăng ký vào đối tượng từ chối cấp tín dụng tại hệ thống phần mềm LO của

HDBank. Thông tin trước khi nhập vào hệ thống cần có sự phê duyệt của Ban Giám đốc chi nhánh nhằm đảm bảo được chất lượng thông tin.

+ Tổng hợp các rủi ro tín dụng theo đối tượng khách hàng, theo tài sản đảm

bảo và theo sản phẩm tín dụng thành từng danh mục để sử dụng.

4- Liên tục tiến hành cập nhật mới thông tin và hằng tháng xuất dữ liệu ra

theo từng đối tượng khách hàng, sản phẩm tín dụng và tài sản đảm bảo, tổng hợp và đúc kết thành danh mục các dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng.

Danh mục các thông tin trên sẽ làm cơ sở, tài liệu tham khảo cho chuyên

viên quan hệ khách hàng trong công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng, trong

công tác kiểm tra kiểm soát khi cho vay và sau khi cho vay, điều này giúp cho chuyên viên quan hệ khách hàng gia tăng độ nhạy bén trong việc phát hiện các rủi ro tín dụng.

- Năng cao chất lượng hệ thống quản lỷ thông tin tín dụng của khảch hàng

đê phục vụ công tác trước, trong và sau cho vay

Thông tin vê khách hàng là yêu tô vô cùng quan trọng đóng vai trò quyêt định giúp ngân hàng thẩm định yêu cầu vay và ra quyết định có cấp tín dụng hay

không. Tuy nhiên, hiện nay vì nhiều lý do khác nhau mà các thông tin tù’ phía khách

hàng cá nhân nhiều không không đảm bảo sự đầy đủ, trọn vẹn và chính xác nên các

cán bộ tín dụng đã gặp phải nhiều trở ngại trong việc đánh giá đúng mức độ rủi ro

của khoản vay từ đó dẫn tới những sai sót trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng

của mình. Hiện nay, nguồn thông tin về khách hàng cùa chi nhánh chủ yếu được lấy từ Hệ thống CIC cúa Ngân hàng nhà nước và các thông tin này vẫn có nhiều trường

hợp không đảm bảo được chất lượng cần thiết. Do đó, đế nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, HDBank cần phải thực hiện được những mục tiêu sau:

Đa dạng hóa nguồn thông tin khách hàng từ nhiều nguồn chính thống khác bên cạnh hệ thống thông tin tín dụng CIC như: đơn vị chủ quản/nơi làm việc của

khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh trang, cơ quan nhà nước, các cơ quan thông tin

đại chúng,...

Trang bị và nâng cao các kĩ năng giao tiếp, điều tra, nghiên cứu, thu thập dừ liệu, thu thập thông tin cho các cán bộ tín dụng.

Hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng hoàn thiện của riêng mình hoặc có

sự hợp tác với hệ thống các ngân hàng và công ty tài chính khác để xây dựng một

hệ thống thông tin tín dụng liên ngân hàng theo hướng phân cấp quản trị theo từng nhóm khách hàng và giá trị tín dụng của từng nhóm và có tiêu chí chấm điểm, phân loại hợp lý.

- Nâng cao chất lượng công tác kiêm tra, kiêm soát nội bộ

Hoạt động kiểm tra kiểm soát cần được đổi mới về nội dung và phương pháp kiểm tra nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hoạt động trong giai đoạn hội nhập.

Nghiệp vụ ngân hàng ngày càng được mở rộng do đó phải tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có thể ngăn ngừa nhừng tổn thất do các rủi ro xảy ra. Muốn vậy bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ phải đủ mạnh về số lượng và chất

lượng để có thể bao quát được tất cả các nghiệp vụ ngân hàng, nhất là nghiệp vụ tín dụng.

Công tác kiêm tra, kiêm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đôi với hoạt

động ốn định và sự phát triến của ngân hàng cũng như hiệu quả của hoạt động quản

trị rùi ro tín dụng của ngân hàng. Nhờ quá trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà ngân

hàng có thể kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng của đội ngũ cán bộ nhân viên và các khoản nợ có mức độ rủi ro

cao. Chính vì vậy, chi nhánh cần phải tăng cường công tác kiểm tra, kiếm soát nội bộ bằng cách thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

xuyên bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ+ Tồ chức các chương trình

kiếm tra tại trụ sở chi nhánh và các phòng giao dịch theo định kì hoặc đột xuất khi

cần thiết theo chương trình, chính sách kiểm tra nội bộ của HDBank.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát chuyên trách và thường của

đội ngũ cán bộ này.

+ Không ngừng đối mới và phát triển phương pháp, quy trình, cách thức

kiểm tra; xây dựng chế độ thưởng phạt và quy kết trách nhiệm rồ ràng đế nâng cao hiệu quả và tinh thần trách nhiệm.

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện năng cao hiệu quả công tác đo lường

đánh giá rủi ro tín dụng nhăn

- Tăng các chỉ tiêu định lượng, giảm bớt các chỉ tiêu định tỉnh trong đánh

giá xếp hạng tín dụng cá nhân

+ Đánh giá xếp hạng tín dụng cần bố sung các chỉ tiêu định lượng: chức vụ của khách hàng tại nơi công tác, giá trị của hóa đơn tiên điện 3 tháng liên kê, giá trị hóa đơn tiền điện thoại trong 3 tháng gần nhất, phương tiện giao thông đang sở hữu,

bất động sản đang sở hữu, tiền thuế thu nhập cá nhân, ...

Các chỉ tiêu định lượng này cần phải cung cấp đầy đủ các tài liệu chứng minh nhằm đảm bảo tính chính xác của công tác đo lường.

+ Các chỉ tiêu định tính cần giảm bớt: đánh giá mối quan hệ của khách hàng

đối với cộng đồng, đánh giá gia cảnh của khách hàng, mức độ uy tín và thương hiệu cá nhân.

- Hoàn thiện hệ thông chỉnh sách, vãn bàn liên quan đên QTRR tín dụng nói

chung và QTRR tỉn dụng cả nhân nói riêng

Hệ thống chính sách, quy trình quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh phải được điều chỉnh sao cho ngắn gọn, dễ áp dụng.

Đối với một số quy trình đã cũ, đôi khi lạc hậu so với những biến động thực tế của

nghiệp vụ cần thực hiện ban hành quy trình mới với các sửa đối quy trinh cũ đế việc thực hiện được thống nhất, tránh những lỗi không tuân thủ do chưa cập nhật văn

bản dẫn đến rủi ro cho hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, hệ thống Hướng dần thực

hiện tác nghiệp cần cụ thể, dễ vận dụng thực tế, có tiêu chuẩn đánh giá trong quá

trình thực hiện. Định kỳ bộ phận chính sách và quy trình cho vay cần lấy ý kiến tham khảo từ các bộ phận hoạt động trực tiếp để có những điều chỉnh thích hợp.

- Hoàn thiện hệ thống công cụ xếp hạng rủi ro tín dụng

Bộ xếp hạng tín dụng là một công cụ khoa học và hiệu quả trong quản tri rủi ro tín dụng thông qua lượng hóa các đánh giá và đưa ra các quyết định phù họp. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng mới được các ngân hàng Việt Nam ứng dụng trong một vài năm trở lại đây và còn cần nhiều trải nghiệm để sửa đổi, hiệu chỉnh cho phù họp với điều kiện thực tế. Do đó, hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng

nội bộ đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm để nâng cao chất lượng tín dụng. Hiện nay, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang được áp dụng của hệ thống HDBank đối với các khoản tín dụng cá nhân chủ yếu được dựa trên phương pháp chấm điếm định tính nên kết quả xếp hàng còn bị ảnh hưởng bới các yếu tố

chủ quan cán bộ chấm điểm chứ chưa được lượng hóa để cho ra kết quả khách quan

hơn. Bên cạnh đó, các tiêu chí được sử dụng để đánh giá xếp hạng tín dụng vẫn còn khá ít so với các ngân hàng khác, chỉ mới có tổng cộng là 22 tiêu chí mà phần lớn

đều là các tiêu chí ước lượng định tính.

Dó đó, HDBank cần phải xây dựng một cơ chế xếp hạn tính dụng hiệu quả và khách quan hơn trong đó có các chỉ tiêu định lượng quan trọng mà hiện nay còn bị bỏ sót như tống thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí,... Bên cạnh đó, chi nhánh Bình Dương cũng như các chi

nhánh khác cân được ngân hàng mẹ trao quyên hiệu chỉnh, thay đôi một sô chỉ tiêu xếp hạn để nhằm nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với đặc thù khách hàng và thị trường ở từng địa phương.

- Mở rộng thang điểm xếp hạng tín dụng nội bộ trong công tác cấp tín dụng

khách hàng cá nhân

Đối với hệ thông xếp hạng tín dụng cá nhân được xếp hạng AAA, AA, A, HDHank Bình Dương mạnh dạng nghiên cứu đề xuất để cho phép Cấp tín dụng với

khách hàng có xếp hàng BBB, có điểm từ 70 -75, vì trong thực tế chấm điểm xếp

hạng của chi nhánh, có nhiều khách hàng cũ có lịch sử quan hệ tín dụng tốt tại HDBank, có lịch sử thanh toán nợ uy tín hoặc khách hàng mới mới tiếp thị thành công nhưng lại bị xếp hạng tín dụng nhóm nợ quá hạn/nợ xấu tại ngân hàng khác, nhất là tại các tổ chức tài chính tiêu dùng (tức là nợ kéo theo trên CTC) mà nguyên

nhân khách quan hoặc du nợ rất thấp (vài trăm ngà đồng hoặc vài triệu đồng) nên bị

HDBank từ chối cấp tín dụng. Tuy nhiên, do đây là khách hàng tốt nên họ nhanh chóng được phê duyệt cấp tín dụng từ ngân hàng khác và trở thành khách hàng tốt

và rất trung thành.

Do vậy, có thể áp dụng quy chế riêng dành cho các khách hàng có kết quả

xếp hạng BBB này nhằm vừa đáp ứng công tác đo lường được rủi ro, vừa quản trị tốt rủi ro tín dụng và đồng thời đảm bảo tính phù họp đối với tình hình thực tiễn tại địa bàn hoạt động, đảm bảo không để mất các khách hàng tiềm năng tốt về ngân

hàng khác vì lý do này.

4.2.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát

rủi ro tín dụng nhãn

- Xây dựng và phảt triển chỉnh sách tín dụng phù họp với điều kiện đặc thù

của chi nhánh

Đe phòng ngừa rủi ro tín dụng hiệu quả ngay từ đầu, HDBank Bình Dương cần có có sự tiếp thu, nghiên cứu những điều kiện đặc thù về kinh tế, chính trị, xã

hội của địa bàn hoạt động và đặc điểm của các nhóm khách hàng tại địa phương đề

có những chính sách, đường lôi tín dụng phù họp nhăm thiêt lập một hệ thông kim chỉ nam rỗ ràng, cụ thể với từng đối tượng khách hàng, từng sản phẩm tín dựng thuộc các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm đảm bảo tính thống nhất về định

hướng hoạt động và QTRR tín dụng cùa toàn chi nhánh đồng thời bảo đảm sự phù

hợp, linh hoạt và hiệu quả đề đảm bảo tính cạnh tranh của chi nhánh trên địa bàn.

- Hoàn thiện quy trình thâm định và kiêm soát rủi ro đối với các khoản cho

vay bất động sản

Theo kết quả phân tích thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại chi nhánh trong thời gian nghiên cứu, có thề thấy một tỷ lệ rất lớn nợ quá hạn xấu phát sinh ở các

khách hàng vay để mua bất động sản (trung bình hơn 50% qua các năm). Thực

trạng này cho thấy quy trình thẩm định và xử lý nợ đối với một số khoản cho vay

bất mua bất động sản đang không hiệu quả. Bên cạnh đó, trung bình hơn 90% nợ xấu phân theo tài sản bảo đảm là các khoản vay có tài sản bảo đảm là bất động sản.

Việc các khoản vay này trở thành nợ xấu buộc chi nhánh phải thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm đề thanh lý nợ. Tuy nhiên, công tác xử lý tài sản bảo đảm sẽ làm tốn nhiều thời gian, chi phí và nhân lực của chi nhánh. Bên cạnh đó, không phải tài sản là bất động sản nào cũng có tính thanh khoản cao mà trên thực

tế, rất nhiều ngân hàng đã phải hạ giá tài sản bảo đảm xuống mức rất cao để có thể

thanh lý được. Việc này sẽ làm ảnh hưởng tới an toàn vốn của chi nhánh và hệ thống HBBank nói chung.

- Hoàn thiện công cụ đánh giá chất lượng các khoản nợ cá nhân

Đe phục vụ công tác đánh giá chất lượng tín dụng, HDBank Bình Dương cần

phải xếp loại các khoản nợ cá nhân quá hạn và các khoản nợ cá nhân trong hạn đối

với chương trinh cấp tín dụng theo bảng xếp hạng nhằm mục đích phát hiện sớm

các dấu hiệu rủi ro của khách hàng đế hỗ trợ kịp thời khắc phục ngay những khó

khăn hoặc kết hợp hành động và đồng thời rà soát nếu phù hợp sè trích lập dự phòng sớm và chính xác hơn. Sau đó quy trình xếp hạng tín dụng phối kết họp với

quy trình xếp hạng nợ sẽ là tiền đề đế hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng cho toàn bộ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 83 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)