Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tạ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 72)

HDBank Bình Dương

3,3.1. Các kêt quả đạt được

- Dư nợ và doanh số cho vay khách hàng cá nhân luôn đạt và vượt mức so

với kế hoạch đề ra. Dư nợ cho vay và doanh số cho vay là những chỉ tiêu quan trọng đánh giá tốc độ phát triển trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Dư nợ cho

vay và doanh số cho vay cao chứng tỏ ngân hàng đang có xu hướng phát triển, mở

rộng thị phần và nãng lực cạnh tranh trên địa bàn ngày càng cải thiện nhất là so với

các ngân hàng cổ phần nhà nước.

- Thông qua việc triển khai các sản phẩm tín dụng cá nhân mới, đặc biệt là sản phấm dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ số đến rộng rãi khách hàng trên địa

bàn tỉnh Bình Dương như: các trang trại nông nghiệp đặc sản giá trị cao (bưởi, cam, quýt, chuối, dưa lưới,..) và trại heo trên dịa bàn trọng điểm Bắc Tân Uyên, Phú

Giáo, Dầu Tiếng. Trong thời gian qua HDBank Bình Dương đã đa dạng hóa danh

mục cho vay theo tài sản đảm bảo và theo các sản phấm tín dụng qua đó phân tán được các rùi ro tín dụng cá nhân. Đồng thời, phát triển mạnh cho vay khách hàng cá nhân cũng góp phần làm giảm tín dụng đen theo chủ trương của nhà nước.

- Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay khách hàng cá nhân luôn được kiểm soát tốt dưới 1% và có xu hướng năm sau giảm so với năm trước theo đúng

chủ đương định hướng chỉ đạo của Tổng Giám đốc là phát triển tín dụng chất lượng

và hiệu quả.

- HDBank Bình Dương tuân thủ công tác báo cáo định kỳ và chuyên đề được duy trì thường xuyên và tương đôi chính xác, kịp thời đên Ban Tông Giám đôc,

Khối nghiệp vụ Hội sở nên Ban lãnh đạo chi nhánh HDBank Bình Dương luôn nắm

chắc được tình hình xử lý nợ quá hạn, trích lập và xử lý rủi ro cùa Chi nhánh.

- Hệ thống HBBank đã hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo chiều

dọc từ Hội sở chính đên các chi nhánh với sự phân câp rõ ràng vê mức độ quyêt định, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách

quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây

dựng danh mục đâu tư,... Các nghiệp vụ kinh doanh chính, trong đó có hoạt động cấp tín dụng, được quản lý tập trung tại Hội sở chính còn các chi nhánh chủ yếu làm

chức nàng bán hàng. Với mô hình này, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đảm bảo sự chuyên môn hóa cao, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạn của các

cá nhân, đơn vị trong quá trình giao dịch, quan hệ khách hàng, thẩm định và quyết định cấp tín dụng. Mô hình này đã giúp công tác thấm định tín dụng tại HBBank Bình Dương đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, mô hình chỉ là một bộ phận của quá

trình thực hiện công tác QTRR tín dụng cá nhân. Theo bà Lại Thị Bích Thủy, Phó

Giám đốc chi nhánh kiêm Giám đốc Dịch vụ khách hàng, “Việc quản trị rủi ro tín

dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng không dừng ở việc xây dưng một

hình quản trị rủi ro đem đến nhưng kết quả bước đầu khả quan mà ngăn hàng phải

tích cực theo dõi, đánh giá để có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đôi theo thời gian để đảm bảo hiệu quả xuyên suốt của mô hình ”. Trên thực tể, một mô hình

có thể phù hợp với các yêu cầu QTRR tín dụng của ngân hàng vào một thời điểm nhưng theo thời gian sè trở nên kém hiệu quả hơn do những biến động, thay đồi trên thị trường.

5.5.2. Những hạn chế còn tồn tại

Mặc dù đà đạt được những thành quả nhất định trong việc QTRR tín dụng cá nhân, HDBank chi nhánh Bình Dương vẫn còn có những hạn chế sau:

- Mặc dù bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theo chiều dọc từ Hội sở chính đến

các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức độ quyết định, chức năng nhiệm vụ

của từng bộ phận tại Chi nhánh. Tuy nhiên, phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại chưa được thống nhất do có quá nhiều khối/phòng/ban nghiệp vụ Hội sở tham mưu ban hành gây ra việc chồng chéo, thiếu đồng bộ.

- Quy trách nhiệm trong quản trị rủi ro chưa đầy đủ bằng việc cụ thể hóa trách nhiệm cá nhân đối với cấp thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay và quản lý tài sản đảm bảo còn chưa thực sự rõ ràng, thiếu cơ chế bình xét.

- về chính sách tín dụng, cũng như những chi nhánh thuộc các hệ thống ngân hàng khác, HDBank Binh Dương vẫn đang áp dụng các chính sách tín dụng chung

của toàn hệ thông mà chưa xây dựng được cho mình chính sách tín dụng riêng dựa

trên những đặc điểm riêng của chi nhánh và địa bàn hoạt động để phù họp với đặc thù của địa phương. Việc này ít nhiều sẽ hạn chế sự linh hoạt trước những biến động kinh tế và khả năng tự quyết trong hoạt động và cạnh tranh khi hoạt động trên thị trường địa phương.

- Công tác nhận diện và phân loại rủi ro tại HDBank Bình Dương chỉ mới dừng lại ở việc nhận dạng rủi ro tín dụng theo ngành nghề kinh doanh, theo lịch sử hoạt động tín dụng của khách hàng thông qua thông tin từ Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC) - Ngân hàng Nhà nước và dựa trên các thông tin tài chính

khách hàng cung cấp đế đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Do chưa có bộ phận nghiên cứu nhận diện rủi ro chuyên nghiệp nên các thông tin đưa ra trước khi

quyết định tín dụng đối với các khách hàng đôi khi thiếu chính xác, chỉ nhận diện ra

rủi ro khi khách hàng đã phát sinh nợ quá hạn hoặc hoạt động kinh doanh chuyển

hướng xấu.

- về công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng: hệ thống xếp hạng tín

dụng nội bộ đang được áp dụng hiện tại được dựa trên phương pháp chấm điểm

định tính nên kết quả chấm điểm phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan cán bộ chấm

điểm. Đồng thời, hệ thống xếp hạng này mới chỉ áp dụng một vài nhóm ngành nghề

chính và chưa có thống kê xếp hạng tín dụng của các khách hàng trên hệ thống

thông tin chung của HDBank. Ngoài ra, các tiêu chí được sử dụng để đánh giá xếp hạng tín dụng vẫn còn khá ít so với các ngân hàng khác, chỉ mới có tổng cộng là 22 tiêu chí. Trong khi đó, theo quy định về xếp hạn tín dụng nội bộ Ngân Hàng TMCP

Công Thương Việt Nam (Vietinbank) thì đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng đã có tới 30 chỉ tiêu định lượng và 22 chỉ tiêu định tính còn đối với khách hàng cá

nhân vay sản xuất kinh doanh thì có 38 chỉ tiêu tài chính và 26 chỉ tiêu phi tài chính.

Bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ cho khoản vay của khách hàng cá nhân tại

HDBank cũng chưa xét tới các yếu tố quan trọng như tống thu nhập tham gia trả nợ của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng trừ đi chi phí,... Bên cạnh đó,

theo bà Trần Thị Diễm Phượng, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân tại HDBank

Binh Dương, “Đê đánh giá được khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng dựa vào các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phỉ tài chính để tính toán. Tuy

nhiên, các chỉ tiêu tài chính chủ yếu dựa vào sổ liệu do khách hàng cung cấp nên

các số liêu này chỉ mang tính chất tham khảo vì chúng phụ thuộc vào mức độ chân

thật của khách hàng. Ngoài ra, việc đảnh giả các chỉ tiêu phi tài chính của khách

hàng phụ thuộc phần lớn vào cảm tính của cán bộ tín dụng, nhất là đối với những

KH mới. Các yếu tố định tính như uy tín năng lực quản trị, môi trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của khách hàng thường rất khó để đánh giá do đòi hỏi

quá trình tìm hiểu sâu xa và nắm rõ tình hĩnh hoạt động, tình hình tài chính của

khách hàng và phụ thuộc vào chủ quan và cảm tính của người đảnh giả là chính.

vậy mà nhiều trường hợp kết quả đảnh giá năng lực không đúng thực chất ”.

Một hạn chế khác là mô hình đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng của

HDBank nói chung và chi nhánh Bình Dương nói riêng là chỉ mới cho phép đo lường rủi ro tín dụng ở cấp độ từng khách hàng/khoản cấp tín dụng riêng lẻ chứ

chưa xây dựng được mô hình đo lường rủi ro tín dụng ớ cấp độ danh mục.

- về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng: dù HDBank đã có quy trình kiểm

soát rủi ro tín dụng khá chặt chẽ nhưng công tác giám sát khoản vay vẫn chưa đạt

hiệu quả cao do chưa có một bộ phận chuyên trách thực hiện nên công tác kiềm tra,

giám sát còn tương đối hạn chế.

- về đội ngũ cán bộ quản trị rủi ro tín dụng: dù chi nhánh hiện nay đã có sự tách biệt và độc lập về mặt nhiệm vụ và quyền hạn giữa 3 bộ phận quan hệ khách hàng, thẩm định tín dụng và tác nghiệp cho vay nhưng do số lượng cán bộ còn hạn

chế nên vẫn xảy ra tình trạng kiêm nhiệm, chưa có cán bộ quản trị rủi ro tín dụng chuyên biệt và chuyên sâu. Bên cạnh đó qua phỏng vấn, một số cán bộ quản lý ờ cấp lãnh đạo phòng và giám đốc phòng giao dịch cho biết nhiều cán bộ tác nghiệp có tuồi đời và tuổi nghề tương đối trẻ, chưa có đủ năng lực cũng như kinh nghiệm

ứng phó với những trường hợp có giá trị lớn, có tính đặc thù của ngành cao từ đó

dẫn đến việc cấp tín dụng không phù hợp, chất lượng tín dụng không cao. Ngoài ra,

tại chi nhánh vẫn còn tồn tại những sai sót trong quá trình đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay khi xem xét các yếu tố pháp lý, tài chính của khách hàng.

3.3.3. Nguyên nhân của nĩũhig hạn chế

3.3.3.1. Rủi ro do nguyên nhăn khách quan từ hoạt động kinh doanh

- Tác động của môi trường tự nhiên như dịch bệnh, thiên tai gây ảnh hưởng

đến khách hàng cá nhân vay vốn. Các khách hàng của HDBank Bỉnh Dương có nhu

cầu vay vốn nhằm mục đích: xây/sửa chữa nhà cho công nhân thuê, tiêu dùng cá nhân, chăn nuôi, trồng trọt, ... Với đặc điếm ngành nghề nhạy cảm và rủi ro cao với

sự thay đổi của môi trường tự nhiên.

- Sự cạnh tranh của ngân hàng bạn trên địa bàn và áp lực giao chỉ tiêu kinh

doanh từ Hội sở dẫn đến chú trọng chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng mà thiếu quan tâm đến chất lượng dịch vụ. Theo thống kê từ báo cáo tài chính cùa 26 ngân

hàng trong nước, tính đến hết ngày 31/12/2020, số lượng chi nhánh, phòng giao

dịch của các ngân hàng đạt 10.899 điểm, giảm 13 điểm so với cuối năm 2019. HDBank có số lượng điểm giao dịch nhiều đứng thứ 09 với 320 điểm, tỷ lệ phân bố gần 53/63 tỉnh/thành phố.

- Mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh mới. Tính đến cuối năm 2020, có 22 công ty tài chính được cấp phép hoạt động với 13 chi nhánh, 43 văn phòng đại diện

và 53.516 điểm giới thiệu dịch vụ tại 63/63 tỉnh, thành phố; 4 tổ chức tài chính vi

mô được cấp phép hoạt động với 61 chi nhánh, 53 PGD tại 23 tỉnh, thành phố. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các công ty tài chính giai đoạn 2010-2020 đạt 33,7%, trong khi tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung toàn nền kinh tế đạt 17,3%. Dư nợ cho

vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính đến cuối

năm 2020 đạt 1,85 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 10,15% so với cuối năm 2020 và tăng

hơn 10 lần dư nợ cuối năm 2010. về tỷ trọng dư nợ cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng cũng đã tãng tù’ 8,17%/dư nợ nền kinh tế năm 2010 lên trên 20%/dư nợ nền kinh tế năm 2020.

Ngoài ra, các công ty tài chính nước ngoài ngày càng gia tăng hiện diện trong hệ thống, bao gồm: 6 công ty 100% vốn nước ngoài (Mirae Asset, Shinhan,

Toyota, Lotte, Jaccs và Home Credit) và 2 công ty có vôn nước ngoài (MB Shinsei và HD Saison) chưa kể giao dịch bán cồ phần của công ty tài chính cộng đồng

Fccom thuộc ngân hàng Hàng Hải cho Công ty Hyundai đang được cơ quan có

thẩm quyền xem xét. Sở hữu 100% bởi NHTM có 4 công ty: SHB FC, FE Credit (thuộc sở hữu của VP Bank), Tài chính Bưu điện - PTF (thuộc sờ hữu của

SeABank) và Tài chính cộng đồng. EVN Finance và VietCredit là 2 công ty đại chúng. CTTC có vốn nước ngoài cạnh tranh mạnh với các công ty trong nước nhờ

lợi thế về nguồn vốn giá rẻ, công nghệ và kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ các thị trường đi trước, đặc biệt là các công ty từ Hàn Quốc và Nhật.

- Môi trường pháp lý địa phương quá cứng nhắc, mỗi nơi mỗi kiểu và có tính áp đặt làm khó khăn cho công tác nhận tài sản đảm bảo, xử lý tài sản đảm bảo thu hồi nợ, cản trở và làm chậm thù tục tổ tụng dẫn đến công tác thu hồi nợ chậm.

- Chỉ số giá cả tăng, giá cả nguyên vật liệu biến động, chỉ số lạm phát, thay đổi lãi suất làm ảnh hưởng đến thu nhập người dân và khả năng trả nợ của khách

hàng.

3.3.3.2. Rủi ro do nguyên nhân chủ quan từ khách hàng vay vốn

- Tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích sau khi giải ngân là

khá phổ biến. Nhu cầu vay vốn vào mục đích chính một phần nhưng nhu cầu khác

cũng phát sinh nhưng thiếu thiết yếu, không cần thiết như: mua sắm trang thiết bị

đắt tiền, phương tiện di chuyển đời mới, thậm chí có tiền rồi tiêu xài cá nhân hoang

phí,... dẫn đến mất khả năng trả nợ.

- Một khách hàng có nhiều khoản vay tại một ngân hàng (vay cá nhân, vay doanh nghiệp, ...) hoặc tại nhiều ngân hàng, công ty tài chính tiêu dùng (vay rất dễ

nhưng lãi suất rất cao) dẫn đến vượt khả năng trả nợ dẫn đến phát sinh nợ xấu dây chuyền và rất khó xử lý.

- Sự không tôn trọng một cách nhất quán các quy tắc kinh doanh ngân hàng tuy bề ngoài vẫn là tuân thủ quy chế, quy trình. Phân bồ hạn mức tín dụng cho các

khách hàng, nhóm khách hàng lớn hoặc khách hàng có rủi ro cao (như kinh doanh

bất động sane, chứng khoán, ...) dẫn đến thắt chặt giải ngân cho khách hàng nhở lẻ,

khách hàng vay cá nhân hoặc cho vay với lãi suât cao và cho vay kèm với điêu kiện

bán bảo hiềm nhân thọ cho công ty liên kết.

- Khách hàng có chủ tâm lừa đảo ngay từ đầu như: tạo lập uy tín, tín nhiệm để lợi dụng vay tiền; Hoặc có các mánh khóe tạo lập, gian lận tài sản đảm bảo để

lừa đảo ngân hàng; Tạo lập bằng chứng giả, hiện vật, chứng từ giả đề dùng thế chấp đế vay vốn; Tạo lập hồ sơ, tài liệu giả, hiện trường giả đế chứng minh hoạt động sản xuất kinh doanh đủ điều kiện vay vốn.

3.3.3.3. Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ nội tại HDBank

- Không đủ thông tin trong quá trình thẩm định và quyết định duyệt khoản vay dẫn đến cho vay sai đối tượng. Nguyên nhân do nhân viên thiếu năng lực, yếu

chuyên môn nghiệp vụ, lười biếng không làm hết trách nhiệm trong việc thu thập

thông tin khách hàng dẫn đến đề xuất cho vay không đúng. Đồng thời, cấp phê duyệt cho vay do khối lượng hồ sơ nhiều và nhiều hồ sơ khó nên cung không thể

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)