Công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng cá nhân

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 54)

Theo đánh giá của ông Trịnh Xuân Yên, Phó Giám đốc chi nhánh kiêm

Giám đốc Phòng giao dịch Thủ Dầu Một, “đây là công tác thiết yếu mà ngân hàng

nào cũng cần phải chú trọng phát triển. Mảng cho vay cá nhân dùng “con gà đẻ

trứng vàng” cho nhiều ngản hàng thương mại hiện nay nhưng đồng thời cũng là

nguyên nhân gây nên gánh nặng nợ xấu cho ngân hàng, đặc hiệt là mảng cho vay

tín chấp. Chính vì vậy, công tác đo lường và đánh giá rủi ro cũng khoản vay cá

nhân là tuyến phòng thủ vô cùng quan trọng bảo vệ ngân hàng trước những khoản

vay rủi ro cao ”,

Hiện nay, việc đo lường và đánh giá rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân dựa vào kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng được thực hiện theo trình chấm điểm xếp

hạng tín dụng khách hàng cá nhân theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ kèm theo

Quyết định số 155A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/12/2016 2016 của HDDQT HDBank

và Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ số: 3031/2016/QĐ-TGĐ ngày 30/12/2016

của Tổng Giám đốc HDBank. Cụ thể, bộ chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối khách hàng cá nhân gồm 22 tiêu chí chung được áp dụng tùy theo từng nhóm đối

tượng khách hàng cá nhân (gồm cá nhân tiêu dùng, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân sản xuất kinh doanh) như sau:

Bảng 3. 4. Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng nội bộ đối vói khách hàng cá nhân của HDBank stt Chỉ tiêu Tiêu dùng Sản xuất kinh doanh Hô kinh doanh cá thể

I THÔNG TIN VỀ NHÂN THÂN

1 Tình trạng chỗ ở X X X

2 r-pi Tuổiợ • X X X

3 Trinh đô • •hoc vấn X X X

4 Tình trạng hôn nhân X X X

5 Thời gian lưu trú X X X

6 Mua bảo hiểm nhân tho• X X X

7 số người phụ thuộc kinh tế X X

II THÔNG TIN VỀ HO AT ĐÔNG♦ •

8 Vị trí/chức vụ nơi công tác/tạo thu nhập X X 9 Hình thức thanh toán lương/tạo thu nhập X X

10 Loại hình cơ quan đang công tác/tạo thu nhập X

11 Thâm niên nơi công tác/tạo thu nhập X X

12 Lịch sử trả nợ các TCTD khác trong 12 tháng qua X X X 13 Thâm niên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh X X

14 Tăng trưởng doanh thu trong 2 năm gần đây X

15 Quyền sở hữu đối với địa điểm SXKD X

16 Ghi chép sổ sách kế toán X

17 Mức độ chấp hành về thuế X

III PHƯƠNG ÁN VAY VỐN

(Nguồn: Theo Quy chế xếp hạng tín dụng nội bộ ban hành kèm theo Quyết

18 Tỷ lệ nợ phải trả so với nguồn trả nợ X X

19 Tỷ lệ vốn tự có tham gia phương án X X X

20 Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu X

IV QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG (KH cũ)

21 Tình hình nợ quá hạn X X X

22 Thời gian quan hệ tín dụng với NH X X X

định sôl 55A/2016/QĐ-HĐQT ngày 30/Ỉ2/20Ỉ6 của HĐQT HDBank)

Nguyên tắc xếp hạng tín dụng nội bộ

- Áp dụng các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ khác nhau phù hợp với từng loại đối tượng, đặc điểm khách hàng và phù họp với từng loại hình cấp tín dụng.

- Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng căn cứ trên dữ liệu thống

kê thông tin của nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng trong thời gian tối thiểu phù

họp với quy định của Ngân hàng nhà nước.

- Kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính và

phi tài chính của khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ.

- Áp dụng trọng số phù hợp đối với từng chỉ tiêu nhằm đảm bảo mức độ tác động phù họp trong tổng thể điểm của khách hàng.

- Áp dụng tiêu chuẩn/hướng dẫn cụ thể cách chấm điểm cho từng chỉ tiêu trên cơ sở thống kê thông tin khách hàng với tình hình trả nợ.

- Áp dụng 5 mức điểm (thang điểm 1-5 hoặc 20-40-60-80-100).

- Hạng tín dụng được xác định trên cơ sở điểm tồng họp của các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính của khách hàng nêu trên.

- Hạng tín dụng của từng khách hàng phải được cập nhập, đánh giá lại định kỳ nhằm phù họp với thực tế.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được coi là một trong những thước đo rủi

ro tín dụng quan trọng để từ đó ngân hàng có thể đánh giá rúi ro tín dụng một cách nhất quán, hiệu quả và có những định hướng, mục tiêu tín dụng phù hợp nhằm kiểm

soát rủi ro tín dụng ở mức hợp lý. Theo quỵ trình châm diêm và xêp hạng tín dụng nội bộ trên, mỗi khách hàng sẽ được xếp hạng tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro. Dựa trên cơ sở đó, ngân hàng sẽ xác định giới hạn cấp tín dụng và chính sách tín

dụng nào sẽ được áp dụng đối với từng khách hàng.

Theo như kết quả khảo sát thì đa số Cán bộ chuyên viên đều nhận định

“HDBank Bình Dương thực hiện phân loại nợ và quản lỷ nợ xấu thực hiện theo

đúng hướng dẫn cùa Ngân hàng Nhà nước, Hội sở HDBank”.

3.2.3 Công tác kiếm soát rủi ro tín dụng

Việc kiểm soát rủi ro tín dụng được tiến hành xuyên suốt quá trình cấp tín

dụng của ngân hàng:

Chính sách thiết lập các giói hạn tín dụng tại HDBank Bình Dưong:

- Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng của HDBank Bình Dương:

Các chính sách thiết lập các giới hạn tín dụng được quy định tại Quy chế cho vay của HDBank số: 31/2017/QĐ-HĐQT, ngày 15/03/2017, cụ thể như sau: thẩm

quyền phê duyệt cấp tín dụng cho Hội đồng tín dụng cấp chi nhánh Bình Dương đối

với khách hàng cá nhân là 3 tỷ đồng, thẩm quyền của Giám đốc Phòng Giao dịch là 500 triệu đồng. Chi nhánh Bình Dương được quyền cấp tín dụng tại địa bàn tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận có bán kính 50 km so với nơi có trụ sở HDBank trú đóng. Ngoài thẩm quyền này phải trình lên cấp trên phê duyệt: Hội đồng tín dụng

Hội sở.

- Chính sách giới hạn hạn mức cấp tín dụng: được thực hiện theo chính sách chung của Hội sở HDBank. Tổng hạn mức cấp tín dụng cho một khách hàng không

quá 15% vốn tự có của HDBank; Và tồng hạn mức cấp tín dụng đối với một nhóm khách hàng, một khách hàng và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn

tự có của HDBank. Những trường họp không được cấp tín dụng, những trường hợp phải được Hội sở quyết định cấp tín dụng, một số các giới hạn khác như:

Tỷ lệ cấp tín dụng theo loại tài sản bảo đảm\ tỷ lệ cấp tín dụng tối đa đối với

tài sản đảm bảo là bất động sản là 70%, bất động sản khác đặc thù tại một số vùng

là 65%, sổ tiết kiệm và giấy tờ có giá 98%, phương tiện vận tải mới là 70%.

Giới hạn tỷ lệ nợ quá hạn tại HDBank Bình Dương: là tỷ lệ nợ quá hạn <2%, nợ xấu <1%.

Các hành vi bị cấm trong công tác tín dụng', không tuân thủ các điều kiện

sản phẩm cho vay, không tuân thủ các quy trình phê duyệt tín dụng, cho vay đảo nợ,

giải ngân vốn không đúng mục đích, không có chứng từ chứng minh mục đích sử

dụng vốn,...

Công tác kiểm soát tuân thủ tại HDBank Bình Dương:

- Ban Giám đốc quan tâm công tác kiểm tra, kiểm soát và thường xuyên nhắc

nhỡ cán bộ chuyên viên luôn ý thức tuân thủ các quy trình, quy chế cấp tín dụng và quy định pháp luật hiện hành.

- Triệt để áp dụng các quy định chế tài các hành vi vi phạm quy trình, quy

chế cấp tín dụng theo Quy chế Thi đua khen thưởng kỷ luật và Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp của HDBank nhằm để cảnh cáo, răn đe, kiểm điểm và kỷ cương chi nhánh.

- Định kỳ Chi nhánh kiểm tra và đánh giá lại các khách hàng đang dư nợ

nhàm phát hiện ra các khách hàng có rủi ro tiềm ẩn, từ đó có biện pháp xử lý nợ phù hợp.

Tuy nhiên trong thời gian qua, do dư nợ của HDBank Bình Dương cao, hồ sơ

tín dụng nhiều và độ khó cao nên “công tác kiểm soát đối tượng cho vay còn nhiều

bất cập” là nhận định của Ông Nguyễn Hữu Chỉnh - Giám đốc Phòng giao dịch Dĩ

An tại cuộc khảo sát. Điều này tiềm ấn nguy cơ xãy ra rủi ro tín dụng và phát sinh nợ quá hạn.

- Kiểm tra sau cho vay: phần đông các cán bộ chuyên viên HDBank Bình

Dương tại cuộc khảo sát nhận định: “Công tác kiêm tra và giảm sát sử dụng vốn sau cho vay không được chủ trọng kịp thời đế phát hiện ra các sai phạm nhằm can thiệp

sớm Mặc dù, công tác kiềm tra sau cho vay rất quan trọng nhưng do thói quen dành nhiều thời gian tập trung khâu thẩm tín dụng mà lơi lỏng trong công tác kiểm

tra sau cho vay. Vì vậy HDBank Bình Dương cần phải giám sát vốn sau giải ngân

để đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích mới tạo ra hiệu quả từ đó

mới có khả năng trả nợ.

Theo quy định tại chính sách và quy trình tín dụng, định kỳ tối thiểu 3 tháng 1 lần đối với các khoản vay ngắn hạn và tối thiểu 6 tháng 1 lần đối với các khoán

vay trung dài hạn, chuyên viên QHKH sẽ tiến hành công tác kiểm tra sau cho vay

đối với với khách hàng cá nhân. Việc kiếm tra được lập thành biên bản có xác nhận

của khách hàng với các nội dung cơ bản: đánh giá tình trạng pháp lý cùa khách

hàng, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, đánh giá nguồn trả

nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng. Qua công tác kiểm tra

sau cho vay, chuyên viên QHKH có cơ hội cập nhật thêm thông tin từ phía khách

hàng nhằm giúp phát hiện sớm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động cho vay của khách hàng cá nhân.

- Công tác kiểm toán nội bộ định kỳ: định kỳ hàng năm, đoàn kiểm tra kiểm soát nội • bộ• trực thuộc Hội • • • sở tiến hành kiểm tra kiếm soát bộ •••• toàn bộ các hoạt độngJ của chi nhánh trong đó có hoạt động tín dụng cá nhân. Sau mồi đợt kiểm toán sẽ tiến hành lập biên bản để chi nhánh khắc phục chỉnh sửa và rút kinh nghiệm, qua đó

sẽ nhận diện thêm các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng cá nhân của HDBank

Bình Dương.

Bên cạnh kiểm tra định kỳ theo quy định thì đoàn Kiểm toán nội bộ thuộc

Ban kiểm soát HĐQT có kế hoạch tiến hành kiểm tra đột xuất các hoạt động của chi

nhánh.

Tuy nhiên, hiện tại Chi nhánh chưa thiết lập bộ phận kiểm tra, giám sát tại

các Chi nhánh nên việc giám sát hoạt động tín dụng được thực hiện theo hình thức giám sát từ xa tập trung tại phòng Kiểm tra kiềm soát tại Hội sờ nên việc kiềm tra, giám sát hoạt động tín dụng chưa được chặt chẽ, sát sao. Công tác kiếm toán nội bộ

định kỳ được tiến hành mỗi năm 1 lần, tuy nhiên các sai sót tín dụng vẫn lặp đi lặp

lại ở các biên bản kiểm toán, điều này cho thấy “Công tác kiêm tra, kiêm soát nội

bộ còn hình thức, kiêm soát không hiệu quả” và đây cũng là ý kiến tại cuộc khảo sát

của Cán bộ nhân viên HDBank Bình Dương.

3.2.4. Công tác xử lý rủi ro tín dụng nhân

- Thực trạng nợ quá hạn tín dụng cá nhân phân theo kỳ hạn:

Bảng 3. 5. Thống kê nọ’ quá hạn tín dụng cá nhân phân theo kỳ hạn của HDBank Bình Dương (2017- 2020)

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Bình Dương giai

đoạn 20ỉ 7 - 2020) Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ lệ (%) 2018 tỷlệ (%) 2019 tỷ lệ (%) 2020 tỷ lệ (%) DưnơKHCN1.562 1.575 1.931 2.150 Nợ cần chú ý 0,30 0,02 1,10 0,07 0,93 0,05 2,05 0,10 Trong đó: + Ngắn hạn 0,30 0,02 1,10 0,07 0,93 0,05 2,05 0,10 + Trung và dài hạn - - - - - - - - Nơ xấu• 11,23 0,72 1,86 0,12 14,23 0,74 11,50 0,54 Trong đó: + Ngẳn hạn 1,68 0,11 1,25 0,08 12,72 0,66 8,40 0,39 4- Trung và dài hạn 9,55 0,61 0,61 0,04 2,44 0,13 3,10 0,14 rpi A Tông 11,53 0,74 2,96 0,19 15,16 0,79 13,55 0,63

Có thê thây nhìn chung tỷ nợ cân chú ý và nợ xâu của khách hàng cá nhân của HDBank Binh Dương vẫn duy trì ở mức an toàn khi mức cao nhất chỉ là 0,79% vào năm 2019 và thấp nhất là vào năm 2018 khi tỷ lệ này chỉ là 0,19%. Tỷ nợ nợ xấu trên Tổng dư nợ KHCN cao nhất trong giai đoạn 2017 - 2020 là 0,74% vào năm 2019 và đang có dấu hiệu giảm. Trong bốn năm (2017 đến 2020) tỷ lệ nợ quá hạn thấp, trong đó năm 2018 nợ quá hạn thấp nhất là 0,19%, năm 2019 có tăng

nhưng cũng ở mức thấp là 0,79% và đến năm 2020 giảm còn ở mức 0,63%. Từ kết

quả trên cho thây, trong năm 2017 cứ 100 đông cho vay khách hàng cá nhân thì có 0,74 đồng nợ quá hạn, năm 2018 cứ 100 đồng cho vay khách hàng cá nhân thì có

0,19 đồng nợ quá hạn, năm 2019 cứ 100 đồng cho vay khách hàng cá nhân thì có 0,79 đồng nợ quá hạn và năm 2020 cứ 100 đồng cho vay khách hàng cá nhân thì có 0,63 đồng nợ quá hạn.

Qua đó, có thể thấy HDBank Bình Dương đã thực hiện rất tốt công tác thẩm

định sàng lọc, kiểm soát và xử lỷ rủi ro tín dụng để nâng cao chất lượng các khoản cấp tín dụng.

Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn hiện nay vẫn tập trung phần lớn vào các khoản nợ ngắn hạn. Điều này đồng nghĩa với việc chi nhánh phải tốn nhiều chi phí hơn đế theo dõi, giám sát và thu hồi các khoản nợ ngắn hạn khi so sánh với các khoản nợ

quá hạn trung và dài hạn. Chính vì vậy, nhu cầu đặt ra cần phải thắt chặt quy trinh

cấp tín dụng cho các khoản nợ ngắn hạn để nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế

tình trạng nợ quá hạn của nhóm nợ này.

- Thực trạng nợ quá hạn tín dụng cá nhân phân theo nhóm nợ:

Bảng 3. 6. Thống kê nợ quá hạn tín dụng cá nhân phân theo nhóm nợ cũa HDBank Bình Dương (2017- 2020)

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HDBank Bình Dương giai

đoạn 2017 - 2020) Chỉ tiêu Năm 2017 Tỷ trong (%) 2018 Tỷ trong (%) 2019 Tỷ trọng (%) 2020 Tỷ trong (%) Nhóm 2 0,30 2,60 1,10 37,20 0,93 6,54 2,05 15,12 Nhóm 3 5,99 51,98 0,67 22,76 8,43 59,27 5,52 40,74 Nhóm 4 0,17 1,51 0,14 4,67 1,10 7,73 1,24 9,13 Nhóm 5 5,06 43,91 1,05 35,37 3,77 26,47 4,75 35,01 Cộng 11,53 100% 2,96 100% 14,23 100% 13,55 100% 52

Dựa vào dữ liệu thông kê nợ quá hạn theo các nhóm nợ của HBBank Bình Dương giai đoạn 2017 - 2020, có thể thấy tỷ trọng nợ xấu vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao trong tống nợ quá hạn của chi nhánh, dù đã có có sự giảm tỷ trọng tù’ 97,4% vào

năm 2017 còn 84,88% vào năm 2020. Trong đó, các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn, trung bình là 35,19%. Đây là tỉ lệ khá nguy hiếm vì các khoản nợ thuộc nhóm 5 hầu như rất khó có khả năng thu hồi. Ngoài ra, tỷ trọng các khoản nợ nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) cũng còn rất cao, tiêu biểu là năm 2019 tỷ trọng nhóm nợ này còn chiếm tới gần 60%

tổng nợ quá hạn của chi nhánh. Bên cạnh đó, các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 4

(Nợ nghi ngờ) dù luôn duy trì dưới mức 10% nhưng cũng có xu hướng tăng mạnh

qua các năm: năm 2017 tỷ lệ nợ nhóm này chỉ là 1,51% nhưng tới năm 2020 đã tăng gấp 6 lần lên 9,13%. Qua những số liệu trên, nhu cầu đặt ra cho chi nhánh cần hoàn thiện cơ chế thẩm định, xét duyệt các khoản vay cũng như nâng cao hiệu quả

giám sát, theo dõi và thu hồi nợ đế hạn chế tỷ trọng các khoản nợ xấu từ đó giúp

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)