Kiêm soát rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 31)

Kiểm soát RRTD là khâu trọng tâm nhất trong công tác quản trị RRTD của

một NHTM. Kiểm soát RRTD là việc sử dụng các chiến lược, chính sách, tiêu

chuấn, biện pháp, kỹ thuật, công cụ nhằm ngãn ngừa và xử lý RRTD của một tố chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh bằng

cách kiểm soát tần suất và mức độ cùa rủi ro, tổn thất hoặc lợi ích.

Đê kiêm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng cân xây dựng được hệ thông các

công cụ hạn chế rủi ro như chính sách thiết lập giới hạn tín dụng, quy trình tín dụng, chức năng và nhiệm vụ của bộ máy quản trị RRTD, mức uỷ quyền, các tiêu chuẩn

cấp tín dụng, xếp hạng tín dụng, các giới hạn tín dụng,... trong đó hai nội dung

quan trọng là thiết lập chính sách các giới hạn tín dụng và xây dựng và tuân thủ các

tiêu chuẩn cấp tín dụng.

❖ Chính sách thiết lập giói hạn tín dụng

Chính sách này được xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn tín dụng một khách hàng; Giới hạn tín dụng nhóm khách hàng có liên quan; Giới hạn tín dụng theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý....

Giới hạn tín dụng một khách hàng'. Luật pháp các nước đều đưa ra quy định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng. Giới hạn này được thiết lập trên cơ sở vốn của Ngân hàng, thông

thường mức tín dụng cấp đối với một khách hàng không quá 10 -25% vốn tự có của NHTM. Thực tế ớ các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, NHTM thường thiết lập mức thấp hơn so qui định của pháp luật, ở Việt Nam, theo quy định của

NHNN, giới hạn cho vay, bảo lãnh tối đa đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng {Điều 128 Luật các TCTD năm 20Ỉ0Ỵ

Giói hạn tín dụng nhóm khách hàng liên quan*. Giới hạn tín dụng đối

với một nhóm khách hàng đang tỏ ra đặc biệt quan trọng trong việc cấp tín dụng của

Ngân hàng. Loại khách hàng này càng trở nên phổ biến đối với một số Ngân hàng có xu hướng thịnh hành phương pháp cho vay dựa trên uy tín hơn là căn cứ các thủ tục và điều kiện cho vay mang tính thương mại và truyền thống. Một Ngân hàng có chính sách quản trị RRTD tốt là Ngân hàng thường xây dựng các giới hạn cho

nhóm khách hàng có liên quan trên cơ sở hệ thống quản lý khách hàng của Ngân

hàng mình. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên

quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng {Điều 128 Luật các TCTD năm 20Ỉ0Ỵ

Giói hạn tín dụng theo ngành hoặc lĩnh vực: Giới hạn này không chê tín dụng vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng,

quốc gia). Giới hạn nhằm kiểm soát tổn thất tín dụng do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn

khi thị trường đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả được nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, thiết lập hệ thống

thông tin thống kê báo cáo chuẩn theo ngành, lĩnh vực, hoặc bản thân khách hàng vay vốn sử dụng kinh doanh đa ngành thì việc phân loại theo tiêu chí của Ngân hàng cũng gặp khó khăn.

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng

Xây dựng và tuân thủ tiêu chuẩn cấp tín dụng là việc ngân hàng đặt ra các

điều kiện về năng lực khách hàng, tài chính, phương án/dự án,... tuân thủ quy định

của NHNN và quy định nội bộ của Ngân hàng. Theo quy định hiện hành của

NHNN, Ngân hàng chỉ xem xét và quyết định cấp tín dụng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm

dân sự theo quy định của pháp luật.

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

- Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. - Có dự án đầu tư, phương án kinh doanh khả thi và có hiệu quả.

- Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của pháp

luật.

Công tác kiểm soát RRTD được thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp tín

dụng để nhằm đảm bảo khoản vay của khách hàng luôn được giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thể phát sinh. Tuy nhiên, kiểm soát RRTD phải

đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu hạn chế, phòng ngừa rủi ro tín dụng với mục tiêu đạt được lợi nhuận từ hoạt động cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân.

1.3.4. Xử lý rủi ro tín dụng

Khi đã áp dụng tất cả các biện pháp để phòng ngừa rủi ro nhưng chúng vẫn diễn ra và gây tổn thất, điều tất yếu là các NHTM phải có những biện pháp để xử lý RRTD đó và hậu quả của nó. Xử lý RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ó bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho

ngân hàng. Căn cứ vào mức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính

và khả năng chấp nhận rủi ro mà có những biện pháp khác nhau nhằm làm giảm

mức độ thiệt hại. Các biện pháp bao gồm: cấp thêm vốn, bán tài sản bảo đảm, gia hạn nợ, bán nợ, xóa nợ, phân tán rủi ro và quản trị rủi ro thông qua công cụ phái

sinh ...

Tổn thất dự kiến được coi là chi phí hoạt động kinh doanh của Ngân hàng,

nó thường được tính vào giá của khoản tín dụng và được bù đắp bằng nguồn dự

phòng, nếu quỹ dự phòng không đủ bù đắp thì phải bù đắp bằng nguồn vốn tự có.

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhàm giúp Ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự

phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố như kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ,

mức tăng trưởng tín dụng, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế... cũng cần được

cập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất tín dụng.

Theo thông lệ quốc tế có hai cách sử dụng quĩ dự phòng bù đắp RRTD. Cách

thứ nhất, các khoản nợ xấu duy trì trên bảng tống kết tài sản cho tới khi nào không còn biện pháp hoặc không còn khả năng thu hồi nợ thì mới sử dụng quĩ dự phòng

bù rủi ro. Cách thứ hai, tất cả các khoản nợ xấu đều đưa ra ngoài bảng tổng kết tài sản trên cơ sở sừ dụng quĩ dự phòng rủi ro để hạch toán “xoá nợ nội bộ”.

Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn cần áp dụng các biện pháp khác đế tài

trợ rủi ro, gồm: yêu cầu khách hàng thực hiện mua bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng: bảo hiểm tài sản, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tín dụng, chuyển giao

rủi ro...

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu CỦA LUẬN VĂN 2.1. Quy trình nghiên cứu

Trên cơ sở những lý luận chung vê QTRR tín dụng cá nhân, tác giả đi sâu

nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng QTRR tín dụng cá nhân tại Ngân hàng HDBank - Chi nhánh Bình Dương để tìm ra những mặt tích cực và hạn chế trong

công tác QTRR tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng trong khoảng thời gian từ

2017 tới 2020 để từ đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động QTRR đối với lĩnh vực tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng này.

Dựa trên những mục tiêu và nội dung nghiên cứu trên, quy trình nghiên cứu của luận văn gồm các bước cơ bản sau:

- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu;

- Bước 2: Thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết;

- Bước 3: Tồng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về rủi ro tính dụng cá

nhân và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân đế xây dựng khung lý thuyết về vấn đề cần nghiên cứu;

- Bước 4: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu là Ngân hàng HDBank chi nhánh Bình Dương;

- Bước 5: Đánh giá kết quả dựa trên thực trạng QTRR tín dụng cá nhân tại

đơn vị nghiên cứu và khung lý thuyết đã xây dựng;

- Bước 6: Đưa ra các kiến nghị, đề xuất về giải pháp nâng cao hiệu quả QTRR tín dụng cá nhân cho đơn vị nghiên cứu.

2.2. Phương pháp nghiên cúu

2.2. ì, Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Dừ liệu là một công cụ quan trọng trong quá trình nghiên cứu khoa học. Thu thập dữ liệu cần thiết sẽ tỉm giúp ra vấn đề bất cập cần nghiên cứu hoặc là cơ sở lý luận hay luận cứ chứng minh giả thuyết. Ngoài ra, để phục vụ mục đích nghiên cứu,

luận vàn sử dụng các thông tin dữ liệu từ các nguồn sau:

- Các thông tin sô liệu thu thập được từ Internet, các báo cáo hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng HD Bank liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Các thông tin, số liệu từ sách báo, tạp chí, tin tức tù’ nhiều nguồn khác nhau có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

Các luận văn, luận án, các công trình nghiên cứu, bài viết học thuật trên các tạp chí chuyên ngành của các tác giả khác được thu thập tại hệ thống Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội và từ các nguồn khác có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.

- Các tài liệu, thông tin có liên quan tới QTRR tín dụng cá nhân được thu

thập từ các trang website điện từ, các báo cáo của cơ quan truyền thông, cơ quan

quản lý nhà nước chuyên ngành, Ngân hàng nhà nước.

- Các tài liệu thu thập và phân tích về kết quả kinh doanh, công tác cho vay,

ỌTRR trong cho vay của Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. HCM - chi nhánh Bình Dương từ năm 2017 đến năm 2020 thể hiện qua các báo cáo thường niên, bản cáo bạch của HDBank công bố trên Website HDBank; và các Báo cáo tài chính đã kiểm

toán các năm của Khối Tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh định kỳ của Ban Tổng Giám đốc, Khối Kinh doanh, khối QLRR, Khu vực Đông Nam bộ & Tây nguyên ... và các báo cáo định kỳ của phòng Dịch vụ khách hàng và Ngân quỹ tại

HDBank Bình Dương. Các tài liệu này được thu thập từ kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với việc khảo sát, phong vấn và kết họp với phương pháp nghiên cứu tại bàn, bổ sung các thông tin có liên quan đến tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý luận, khung

phân tích của luận văn. Đồng thời, tác giả sử dụng các dữ liệu này nhằm đánh giá về

thực trạng hoạt động quản trị ngân rủi ro tại HDBank Bình Dương.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Để đảm bảo tính khoa học, khách quan, đồng thời tìm hiểu thêm những vấn đề cần khắc phục trong thực tế nhằm hạn chế rủi tín dụng với khách hàng cá nhân,

tác giả đã thực hiện các cuộc khảo sát chuyên sâu với cán bộ quản lý đơn vị.

Bảng câu hỏi xây dựng một cách khoa học và được gửi đến Giáo viên hướng dẫn để xin ý kiến nhận xét. Bảng câu hởi sau khi lấy ý kiến từ Giáo viên hướng dẫn được• hoàn thiện • và tiến hành thực • hiện • các cuộc• JLphỏng vấn 15 cán bộ thuộc các• • bộ•

phận có liên quan tới công tác ỌTRR tín dụng cá nhân của HDBank Bình Dương đê có cái nhìn chính xác hơn về thực trạng chất lượng tín dụng của HDBank Bình

Dương và tìm ra những ý kiến đóng góp, các giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị

rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh (Xem Danh sách CBNV tham gia khảo sát tại Phụ lục /).

Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện chú yếu bằng cách gọi điện

do yêu cầu phải thực hiện giãn cách để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Một số

cuộc phỏng vấn trước đó được thực hiện tại phòng làm việc của người được phỏng vấn. Thời gian phỏng vấn mỗi cuộc từ 20-30 phút. Nội dung câu hỏi phỏng vấn sẽ

bao gồm 03 phần (Xem Bảng câu hỏi khảo sát tại Phụ lục 2):

Phần 1:

a) Giới thiệu mục đích cuộc phỏng vấn và đề nghị sự giúp đỡ và phối hợp

của người được phỏng vấn để phục vụ mục đích nghiên cứu.

b) Hỏi các thông tin cá nhân như tên, độ tuổi, giới tính, học vấn,... và các thông tin liên quan tới kinh nghiệm làm việc như thâm niên, chức vụ cửa người được phỏng vấn.

Phần 2: Các câu hỏi phỏng vấn sâu tìm hiếu về công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank Bình Dương:

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về các biện pháp nhận diện rùi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác đo lường và đánh giá rủi ro tín

dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Bình Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng cá nhân tại HDBank chi nhánh Binh Dương?

- Anh/Chị đánh giá như thế nào về công tác xử lý rủi ro tín dụng cá nhân tại

HDBank chi nhánh Binh Dương?

- Trong quá trình triển khai công việc của mình, anh/chị gặp khó khăn gì?

- Anh/chị thấy cần cải thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân theo hướng nào?

Phân 3: Cảm ơn sự cộng tác của người tham gia phỏng vân.

2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Tác giả căn cứ vào các dữ liệu thu thập được về công tác QTRR tín dụng tiêu

dùng cá nhân của đơn vị nghiên cứu trong giai đoạn từ 2017 tới 2020 và tiến hành phân tích dựa trên các chỉ tiêu đánh giá như giá tỷ lệ khách hàng cá nhân trên tổng

dư nợ của toàn chi nhánh, tỷ lệ nợ cần chú ý (nhóm 2) và tỷ lệ nợ xấu (nhóm 3-5) trên tổng dư nợ, tỷ trọng các khoản cho vay tín chấp và các khoản cho vay có tài

sản bảo đảm trên tổng dư nợ, tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của toàn chi nhánh, tỷ trọng các khoản vay có rủi ro cao như đầu tư bất động sản, tiêu dùng,... để tìm ra các kết quả tích cực đạt được cũng như những mặt cần khắc phục trong

công tác QTRR tín dụng cá nhân tại đơn vị nghiên cứu. Từ đó, tác giả tìm ra những

đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển các điểm mạnh, khắc phục những nhược điểm

nhằm hạn chế rủi ro cho hoạt động cấp tín dụng cá nhân của ngân hàng HDBank Bình Dương nhằm đảm bảo phụ vụ tốt hơn cho các nhu cầu vốn thiết yếu cùa khách hàng và đảm bảo sự vận hành an toàn cho hệ thống ngân hàng nói chung.

Các dữ liệu sơ cấp được ghi chép cẩn thận ngay sau mỗi cuộc phỏng vấn.

Sau đó tác giả tổng hợp, so sánh với dữ liệu thứ cấp, tìm ra nhũng vấn đề mang tính

bản chất, nguyên nhân chính có liên quan đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng cá

nhân hiện nay, so sánh với lý thuyết để đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục

những hạn chế này.

Bên cạnh đó, Luận văn cũng sù dụng phương pháp so sánh nhằm xác định

các biến động tương đối và tuyệt đối cùng với xu hướng biến động của hoạt động

cấp tín dụng cá nhân và công tác QTRR tín dụng cá nhân. Mức độ biến động tuyệt

đối được xác định bằng cách so sánh trị số của chỉ tiêu giừa kỳ phân tích và kỳ gốc.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP phát triển tp HCM (HDBank) – chi nhánh bình dương (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)