Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại đài truyền hình việt nam (Trang 40)

5. Kết cấu cùa luận văn

2.1. Quy trình nghiên cứu

Luận văn được thực hiện theo quy trình, bao gồm các bước được tóm lược trong hình 2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ---» Xác đinh đề tài• và hướng tiếp cận --- 1 Tập hợp và xây dựng khung lý thuyết 1 r

Đồ xuất giải Đánh giá thực Thu thập, xử lý, và

pháp r— trạng phân tích số liệu

Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu luận văn

(Nguồn: Học viên tự xây dựng)

Bước 1: Bằng việc nghiên cứu tồng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, học viên chỉ ra được những khoảng trống và hướng tiếp cận để nghiên cứu đề tài.

Bước 2: Dựa trên khoảng trống và hướng tiếp cận đế nghiên cứu, học viên xác định và tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên khách thể tại Đài

THVN.

Bước 3: Từ việc xác định rõ tên đê tài, học viên tiên hành hệ thông hóa và khái quát khung lý thuyết về quản lý tài chính theo định hướng tự chủ làm căn cứ cho phân tích thực trạng công tác quản trị tài chính tại Đài THVN.

Bước 4: Trên cơ sở khung lý thuyết, tiến hành điều tra khảo sát, thu thập số liệu, sừ dụng các công cụ thống kê đế phân tích, đánh giá thực trạng quản trị tài chính tại Đài THVN giai đoạn 2017 - 2019.

Bước 5: Phân tích các dữ liệu thu thập được, kết họp với ý kiến của chuyên gia để rút ra các ưu điểm cũng như hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị tài chính theo định hướng tự chù tài chính tại Đài THVN.

Bước 6: Trên cơ sở phân tích hạn chê và nguyên nhân, đê tài sẽ đê xuât các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị tài chính theo định hướng tự chủ tài chính tại Đài THVN theo định hướng tự chủ.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nghiên cứu tài liệu là phương pháp dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ những tài liệu trước đây để tổng họp cơ sở luận cứ, chứng minh các giả thuyết. Thực hiện phương pháp này, luận văn đã tiến hành thu thập phân tích, đánh giá các tài liệu thứ cấp từ các nguồn sau: các quy định của nhà nước, các báo cáo của bộ ngành, sách, báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các báo cáo khoa học có liên quan tới cơ chế quản lý tài chính đổi với đơn vị sự nghiệp nói chung và đối với Đài THVN nói riêng. Nguồn tài liệu thứ cấp cũng được tác giả thu thập từ các tài liệu thống kê, các báo cáo chính thức của Ban Kế hoạch Tài chính, các đơn vị trực thuộc Đài và của Đài THVN.

2.2.2 Phương pháp xử lý so liệu:

- Phương pháp thống kê, mô tả:

Thống kê mô tả được hiểu là các hệ số mô tả ngắn gọn hay tóm tắt một tập dữ liệu nhất định, cũng có thể là đại diện cho toàn bộ hoặc một mẫu của một tổng thể.

Thống kê mô tả được chia thành đo lường xu hướng tập trung và đo lường biến động. Đo lường xu hướng tập trung có giá trị trung bình, trung vị và yếu vị, trong khi các đo lường biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch.

Thống kê mô tả ra đời đã giúp mô tả và hiểu được các tính chất của một bộ dữ liệu cụ thể bằng cách đưa ra các tóm tắt ngắn về mẫu và các thông số của dữ liệu. Loại thống kê mô tả pho biến nhất là các thông số xu hướng tập

trung gôm: giá trị trung bình, trung vị và yêu vị, các thông sô này được sử dụng ở hầu hết các cấp độ toán học và thống kê.

Tất cả các số liệu thống kê mô tả hoặc là các thông số đo lường xu hướng tập trung hoặc là các thông số đo lường biến động, hay còn được gọi là các thông số đo lường sự phân tán của dữ liệu. Các thông số đo lường xu hướng tập trung xác định giá trị trung bình hoặc giá trị nằm ở giữa của các tập dữ liệu.

Trong khi đó, các thông số đo lường biến động tập trung vào sự phân tán dữ liệu. Cả hai loại thông số này đều có thể sử dụng biếu đồ, bảng hay thảo luận tổng quan để giúp hiểu được tính chất cúa dữ liệu đang được phân tích.

Các thông số đo lường xu hướng tập trung mô tả vị trí trung tâm của phân phối tập dừ liệu. Để phân tích tần số của từng điểm dừ liệu trong phân phối và mô tả nó nhà phân tích sử dụng giá trị trung bình, trung vị hoặc yếu vị để đo các giá trị xuất hiện nhiều nhất của tập dừ liệu được phân tích.

Sử dụng để sắp xếp, tập hợp số liệu thu thập được dưới dạng mô hình, bảng biểu, đồ thị theo các tiêu thức, tiêu chí phù hợp làm căn cứ cho việc so

sánh, phân tích đánh giá các luận điểm.

- Phương pháp so sánh:

Phương pháp so sánh gồm nhiều phương thức so sánh khác nhau là: so sánh tương đối, so sánh tuyệt đổi, so sánh bình quân, so sánh theo chiều ngang, so sánh theo chiều dọc. Phương pháp này được áp dụng vào phần nêu ra các dẫn chứng và thực trạng xoay quanh vấn đề nghiên cứu, nhằm giúp cho bài luận thêm hấp dẫn và có sức hút hơn vì có tính đối chiếu thực tế và tính cạnh tranh

Phương pháp này được sử nhằm đế so sánh mức độ thực hiện các nội dung trong công tác quản lý tài chính trong các thời kỳ nghiên cứu nhằm đưa ra các nhận định, đánh giá hạn chế để tìm ra giãi pháp phù hợp.

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng lâu đời và phô biên nhất. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chi tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa, có nội dung và tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu.

Phương pháp so sánh là một trong những phương pháp tính toán kĩ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế.

Phương pháp so sánh cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung cũng như tách ra được những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lí tối ưu trong mỗi trường hợp cụ

thể.

Vì vậy, để tiến hành so sánh bắt buộc phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so

sánh.

- Số gốc để so sánh: tùy thuộc vào mục đích cụ thể của hoạt động phân tích mà ta xác định số gốc để so sánh. So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức, kế hoạch giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra.

- So sánh số liệu kì này với số liệu kì trước (năm trước, quí trước, tháng trước) giúp ta nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của hiện tượng.

- So sánh số liệu của thời gian này với số liệu cùng kì của thời gian trước giúp ta nghiên cứu nhịp độ thực hiện kinh doanh trong tùng khoảng thời gian.

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kinh tế kĩ thuật trung bình hoặc tiên tiến giúp ta đánh giá được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp.

- So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với doanh nghiệp tương đương, điển hình hoặc doanh nghiệp thuộc đối thủ cạnh tranh giúp ta đánh giá được thế mạnh, yếu của doanh nghiệp.

- So sánh sô liệu thực tê với mức hợp đông đã kí, tông nhu câu... giúp ta biết được khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- So sánh các thông số kinh tế kĩ thuật của các phương án kinh tế khác nhau giúp ta lựa chọn được phương án tối ưu.

Trên cơ sở so sánh đó đưa ra các nhận định, đánh giả về thực trang hoạt động tài chính của Đài THVN qua các giai đoạn.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thế của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiếu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy.

Khi chúng ta đứng trước một đối tượng nghiên cứu, chúng ta cảm giác được nhiều hiện tượng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm lu mờ bản chất của nó. Vậy muốn hiểu được bản chất của một đối tượng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tượng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia.

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu.

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung.

Bước tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hồ trợ cho quá trình phân tích đế tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kêt quả nghiên cứu từng mặt, phải tông hợp lại đê có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ỷ nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trìu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mật phân tích định lượng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai, chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lượng.

Phân tích có nghĩa là chẻ vấn đề ra thành từng mảnh nhỏ, đe hiếu từng chi tiết, từng khía cạnh nhỏ, hiểu được vấn đề từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài, cũng như người thợ máy rã cái máy khổng lồ thành trăm mảnh vụn để tìm và chữa bệnh bên trong lòng máy. Người ta thường dùng chỉ một từ phân tích, nhưng trong thực tế, phân tích còn bao hàm ý tổng hợp. Tổng họp là ngược lại của phân tích, là ráp trăm mảnh phụ tùng lặt vặt lại thành chiếc máy. Nếu rã máy mà không lắp lại được, thì đó là phá máy chứ không phải là phân tích, phải không? Tuy nhiên, người ta ít chú tâm và ít nói đến tổng hợp,

vì người giỏi phân tích tự nhiên là giỏi tổng hợp, cũng như người rã máy thường xuyên thì đương nhiên là sẽ biết ráp trở lại.

Phương pháp này được sử dụng đê phân tích đánh giá sô liệu thông kê, từ đó rút ra các nhận xét đánh giá khách quan chính xác thực trạng công tác quản lý tài chính của Đài THVN trong thời gian qua.

CHUÔNG 3. THỤC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI ĐÀI TRUYEN HÌNH VIỆT NAM

3.1. Giói thiệu chung về Đài THVN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Đài THVN

Ngày 7/9/1970, Đài Truyền hình Việt Nam là ngày phát sóng chương trình đầu tiên. Từ đó ngày 7/9 được coi là ngày truyền thống của Đài THVN. Đó là quãng thời gian Đài truyền hình Việt Nam trải qua nhiều thử thách và đã không ngừng đối mới, trưởng thành. Những năm gần đây, Đài truyền hình Việt Nam đã có nhiều bước phát triển mang tính đột phá được khán giả truyền

hình cả nước ghi nhận và yêu mến.

Đài THVN là Đài Truyền hình Quốc gia thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện chức năng giáo dục, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân; tăng cường thông tin đối ngoại, mở rộng họp tác quốc tế, đồng thời đấu tranh có hiệu quả với các luận điệu phản động, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc, chống chế độ của các thế lực thù địch.

- Thời lượng các kênh phát sóng, chương trình của Đài Truyền hình Việt Nam tăng đáng kể, hiện nay thời lượng phát sóng các kênh quốc gia đạt

144giờ/ngày (Kênh VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5 phát sóng 24 giờ/ngày, VTV6: 18 giờ/ngày). Các kênh chương trình khu vực VTV-Huế, VTV-Đà Nằng, VTV-Phú Yên, VTV9-TP HCM và VTV - cần Thơ phát sóng từ 12-18 giờ/ngày.

3.1.2. Vị trí và chức năng

Đài THVN là cơ quan thuộc Chính phủ, là đài truyền hình quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

Tên viết tắt tiếng Việt của Đài THVN là THVN;

Tên quôc tê tiêng Anh là Vietnam Television và viêt tăt là VTV.

Đài THVN là cơ quan thuộc Chính phủ và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về báo chí và truyền hình.

3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn

Thực hiện nhiệm vụ tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình, báo điện tử, báo in theo quy định của pháp luật và truyền dẫn, phát sóng, phát hành, lưu trữ.

Ban hành các Quyết định và chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, chương trinh và thời lượng phát sóng hàng ngày của Đài trên các kênh chương trình của Đài THVN theo quy định của pháp luật.

Tổ chức quản lý hệ thống kỳ thuật chuyên dùng của Đài THVN thực hiện phục vụ sản xuất chương trình, thực hiện truyền dẫn tín hiệu và phát sóng chương trinh, kênh chương trình trong nước và ra nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Tố chức xây dựng, quyết định và quản lý các dự án đầu tư và xây dựng thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tô chức bộ mảy, so lượng người làm việc; được vận dụng cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối họp với các cơ quan liên quan của các bộ ngành, tố chức xây dựng cơ chế tài chính phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Đài THVN và quy định của pháp luật, trình cấp có thẩm quyền ban hành.

Tố chức triển khai thực hiện nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ truyền hình; hợp tác với quốc tế trong lĩnh vực truyền hình và truyền thông đa phương tiện trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Tô chửc đào tạo, bôi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ người lao động theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, quản lý bộ máy và số lượng người làm việc tại cơ quan. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật;

Xây dựng chế độ tiền lương và các chế độ cho với cán bộ, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Đài THVN theo quy định của pháp

luật hiện hành.

Thực hiện chức năng đại diện chủ sờ hữu nhà nước đối với các doanh nghiệp do Đài Truyền hình Việt Nam quyết định thành lập và đối với phần

Một phần của tài liệu Quản trị tài chính tại đài truyền hình việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)