5. Kết cấu cùa luận văn
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chuyển đổi công tác quản lý tài chính tại Đài Truyền hình Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
3.5.2.1. về quy định cơ che, chính sách
Đen nay đã có nhiều chế độ, chính sách làm căn cứ để ban hành Thông tư số 09/2009/TT-BTC đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính sửa đổi, bo sung, ban hành mới, do đó có một số nội dung không còn phù hợp, dẫn đến trogn quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc.
Một số bất cập về cơ chế chính sách trong quá trình hoạt động của Đài THVN: (1) Luật Báo chí quy định VTV hoạt động theo loại hình “đơn vị sự nghiệp” nhưng Nghị định của Chính phủ quy định VTV là cơ quan thuộc
Chính phủ, hoạt động “vận dụng theo cơ chê tài chính, tiên lương của doanh nghiệp”. Vì vậy, quá trình thực hiện, áp dũng cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
- về đặt hàng: Hiện nay, NSNN đang cấp kinh phí cho Đài THVN thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia và đang xây dựng trên hệ thống tiêu chuẩn định mức sản xuất chương trình do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT. Tuy nhiên, Bộ đơn giá này còn nhiều bất cập, chưa cập nhật với xu thế phát triển của chương trình truyền hình dẫn đến chi phí thấp, khó thực hiện. Việc tính chi phí sản xuất theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT chỉ mới tính mình chi phí sản xuất đơn
thuần mà chưa tính hết các yếu tố để ra 1 sản phẩm phát sóng truyền hình.
- về khấu hao: Theo quy định hiện tại, Đài THVN đang thực hiện trích khấu hao theo doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tế Đài THVN đang thực hiện cả
nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh, vì vậy cần xác định rõ tỷ lệ trích• • • • • 7 • J hao mòn tài sản và tỷ lệ trích khấu hao tài sản đàm bảo phù hợp với tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó Thông tư số 03 cũng quy định chi phí sử dụng máy nhưng không quy định rõ là chi phí máy gì. Hiện nay khoản chi phí khấu hao TSCĐ Đài đang tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Đài theo quy định tại Thông tư số 45/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 891/QĐ-THVN ngày 22/9/2020 của Tổng Giám đốc Đài THVN
- Quản lý tài sản công: Quản lý thanh lý tài sản mua bằng nguồn kinh phí (nguồn khấu hao và quỳ đầu tư phát triển của Đài THVN) như đối với tài
sản công có nguồn gốc từ NSNN theo Luật quản lý Tài sản công không phù hợp với hạch toán kế toán doanh nghiệp.
Thực hiện Luật quản lý tài sản công thì việc thanh lý nhượng bán tài sản của Đài THVN thực hiện quản lý như đối với tài sản công có nguồn gốc NSNN. Trong khi Đài THVN đang thực hiện quản lý thu chi hoạt động và hạch toán theo doanh nghiệp doanh thu thanh lý trừ phí hợp lý có liên quan,
thực hiện nghĩa vụ thuê với Nhà nước, phân còn lại Đài THVN được quản lý và sử dụng theo quy chế tài chính tại Thông tư 09/2009/TT-BTC.
3.5.2.2. về mở rộng và phát triển nguồn thu
Đối với nguồn thu do NSNN cấp: Đài THVN là Đài TH quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chù trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tuy nhiên các chương trình tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đều chưa được áp dụng cơ chế đặt hàng mà Đài THVN dùng nguồn thu của mình tự trang trải chi phí sản xuất, phát sóng.
Đối với nguồn thu tự hoạt động tự chủ :
Trong những năm gần đây cùng với sự cạnh tranh khốc liệt khung giờ phim giữa các Đài truyền hình, sự dịch chuyển quảng cáo từ quảng cáo truyền thống trên ti vi sang cá phưuơng tiện truyền thông thông minh đã tạo ra áp lực cho THVN trong việc tạo nguồn thu.
Hiện tại, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam đã xuất hiện 04 loại hình dịch vụ gồm:
Truyền hình cáp: SCTV, VTVcab, VNPT, HTVC, Viettel..., Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh: VSTV, VTC, AVG,...
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất VTV, VTC, AVG, HTV, Đài PT-TH Bình Dương),...
Truyền hình trên các thiết bị thông minh.
Sau hơn 10 năm hoạt động, tổng số thuê bao truyền hình trà tiền trên toàn quốc hiện khoảng 4,5 triệu thuê bao. Tổng doanh thu từ truyền hình trả tiền năm 2019 đã đạt ngưỡng hơn 200 triệu USD.
Biểu đồ 3.2: Thị phần thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và truyền hình số vệ tinh
Thị phẩn (thuê bao) cùa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp VTVCab* 36,26% 22,67% BSCTV ■ VTVCab ■ VNPT □ HTVC ■ BTS ■ Khác
Thị phần (thuê bao) của các nhà cung cấp
dịch vụ truyền hình số vệ tinh
□ VSTV
■ VTC
□ AVG
(Nguồn : Theo báo Tổng kết của Đài THVN 2019)
Cả nước đã có khoảng 55 đơn vị cung câp dịch vụ truyên hình trả tiên. Dịch vụ truyền hình cáp gần như phủ khắp cả nước. Thậm chí một số nơi còn có sự hiện diện của 2 đến 3 đơn vị cùng hoạt động và cạnh tranh thị phần. Dần đầu về thị phần (thuê bào) của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp
là Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) với 36,26%, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Đứng thứ hai là VTVcab thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTVcab) 22,67%, chủ yếu ở miền Bắc. Đứng thứ ba là VNPT chiếm 19,27% và thứ tư là Trung tâm Truyền hình cáp tại Hồ Chí Minh (HTVC) chiếm thị phần 15,44%.
Thị trường tiếp tục đón nhận thêm 3 doanh nghiệp nữa vừa được cấp phép tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đó là:
Công ty Viễn thông FPT - FPT Telecom,
Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel, Truyền hình An Viên - AVG.
Sự phát triển của công nghệ thông tin còn tạo cơ hội cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền tảng công nghệ truyền hình. Chỉ cần một đường dẫn tín hiệu của mạng cáp truyền hình là thởa mãn các nhu cầu như xem truyền hình, sử dụng Internet, tra cứu thông tin điện tử... và một số các dịch vụ khác.
Sự phát triên của công nghệ thông tin tạo cơ hội cho việc cung câp các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền tảng công nghệ truyền hình, chỉ cần một đường dần tín hiệu của mạng cáp truyền hình là thỏa mãn các nhu cầu như xem truyền hình, sử dụng Internet, tra cứu thông tin điện tử... và một số các dịch vụ khác nhưng nó cũng tạo ra nhiều thách thức khi nhiều doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ thông tin tham gia vào thị trường truyền hình.
3.5.2.3. về công tác quán lý chi:
Chất lượng công tác lập kế hoạch chưa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì vậy trong quá trình thực hiện phát sinh thêm rất nhiều so với kế hoạch giao. Cuối năm hầu hết các đơn vị đều đề nghị bổ sung và điều chỉnh kế hoạch. Thời gian điều chỉnh kế hoạch năm chậm, có khi đến tận ngày 28/12 kế hoạch năm mới được chỉnh làm cho việc thực hiện kế hoạch năm của đơn vị không
còn ý nghĩa, không thề tính chính xác số kinh phí đã tiết kiệm được của các đơn vị thực hiện khoán chi.
Cơ cấu chi còn nhiều điểm chưa hợp lý, về bản chất vẫn bám theo mục lục ngân sách nhà nước. Các nội dung chi như Mức khoán chi điện thoại, công tác phí... vẫn giữ nguyên như thời gian trước hoặc có tăng thì tăng không đáng kể. Chưa chú trọng đến công tác tiếp thị và truyền thông, quảng bá thương hiệu của Đài Truyền hình Việt Nam. Trên thực tế, chi phí truyền thông tiếp thị nên đựợc đầu tư khoảng 20% tổng chi phí của Đài để tạo thương hiệu cho Đài và định vị được thương hiệu trong lòng khán giả truyền hình
Hệ thống định mức hao phí lao động và đơn giá tiền lương cho các sản phẩm truyền hình vẫn chưa hợp lý.
Hầu hết các đơn vị hạch toán và quyết toán tài chính căn cứ vào quy chế quản lý tài chính của Đài, quy chế chi tiêu nội bộ riêng của các đơn vị vẫn còn chung chung chưa cụ thể, làm hạn chế tính chủ động của từng đơn vị, không khai thác triệt để nguồn thu và chi phí chưa hợp lý.
3.5.3 Nguyên nhân của hạn chê
3.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật tài chính của Nhà nước đối với các sự nghiệp có thu luôn được bổ sung, sửa đổi cho phù họp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và thông lệ quốc tể nên việc nắm bắt, hiểu và vận dụng cho đúng chế độ tương đối khó khăn. Hơn nữa, một số chế độ,
chính sách được nhà nước quy định nhưng tính khả thi chưa cao, chưa phù họp với thực tế nên khó vận dụng.
Thứ hai, hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu còn thiếu và lạc hậu, không phù hợp thực tế, nhất là trong lĩnh vực chi thường xuyên. Chính vì vậy các đơn vị còn thiếu căn cứ để lập kế hoạch chi, các cơ quan quản lý không có căn cứ duyệt dự toán.
_ - ' - - - - - - . - - r
Thứ ba, hạch toán kê toán theo luật kê toán doanh nghiệp nhưng chê độ
3.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, với cơ chế bao cấp tồn tại lâu nên quản lý tài chính và cơ cấu tổ chức còn cồng kềnh, chồng chéo, thụ động, mực dù đã tinh giản biên chế nhiều nhưng vẫn chưa giải quyết rứt điểm;
Thứ hai, tính chù động của các đơn vị chưa cao, mặc dù đã được Tổng giám đốc Đài THVN phân cấp quản lý tài chính cho thủ trưởng các đơn vị, căn cứ chức năng nhiệm vụ, trên cơ sở kế hoạch sản xuất chương trình được Tống giám đốc giao hàng năm, thủ trưởng các đơn vị được chủ động quyết định mức chi, nội dung chi đảm bảo nguyên tắc hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện các đơn vị vẫn còn thụ động, sợ trách nhiệm, không có những chính sách đột phá để thúc đẩy xây dựng các chương trình hay, đạt hiệu quà.
Thứ ba và cũng là nguyên nhân trọng yểu đó là vấn đề con người. Việc triển khai công tác kinh doanh của Đài THVN chưa được triển khai theo xu
hướng đi tìm đối tác mà hiện tại vẫn còn nặng về cơ chế xin cho. Hầu hết, đơn vị được giao nhiệm vụ kinh doanh đều trông chờ vào các Đại lý hoặc các doanh nghiệp có nhu cầu booking quàng cáo mà chưa có chiến lược cụ thể cho việc đa dạng hóa sản phấm, dịch vụ. Dần đến nguồn thu phụ thuộc vào việc đặt hang cùa đối tác mà chưa chù động trong việc xây dựng, triển khai và giám sát nguồn thu.
Tương tự như nguồn thu, việc xây dựng kế hoạch chi còn nhiều hạn chế, đặc biệt là kế hoạch chi mua, đổi bản quyền cho các chương trình truyền hình mua của nước ngoài. Việc xây dựng kế hoạch chi bản quyền nhưng chưa đánh giá hết được sự thay đổi cũng như dự kiến phương án khi viêc đấu thầu,
hoặc đấu giá là phát sinh them chi phí. Dần đến đôi khi tăng chi phí nhưng không có phương án tăng thu cho các bản quyền này.
CHƯƠNG 4. KIẾN NGHỊ, ĐÈ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG Tự CHỦ
TẠI ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
4.1. Định hướng, quy hoạch phát triển của Đài trong thòi gian tới
Quy hoạch phát triển Đài THVN giai đoạn 2016 đến 2025, với các nội dung, mục tiêu phát triển cụ thể: nội dung chương trình, hệ thống sản xuất chương trình, hệ thống truyền dẫn phát sóng, định hướng công nghệ, tổ chức bộ máy đào tạo, cơ chế tài chính sẽ là những bước đi, những mục tiêu và giải pháp quan trọng cho việc xây dựng phát triển Đài THVN trong những năm tới.
Mục tiêu của Đài THVN trong thời gian tới là nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành, nâng cao chất lượng nội dung chương trình, đổi mới công nghệ kỹ thuật truyền hình, hoàn thiện các quy chế quản lý, duy trì tăng trưởng nguồn thu và ốn định thu nhập cho người lao động. Xây dựng Đài THVN là Đài Truyền hình quốc gia ngày càng vững mạnh, ngang tầm với các đài truyền hình lớn trong khu vực, có tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên thế giới. Thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền, thực sự về đơn vị truyền thông đa phương tiện hàng đầu Việt Nam.
Xây dựng các kênh chương trình quốc gia có bản sắc riêng, các kênh chương trình khu vực có bản sắc văn hóa vùng miền. Không ngừng nâng cao chất lượng các chương trình, chủ trọng các chương trình thời sự chính luận, khoa giáo, văn hóa văn nghệ, thông tin đối ngoại, chương trình truyền hình
dân tộc.
Đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ, hiện đại hóa hệ thống sản xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng, phát triển kỳ thuật truyền hình theo hướng hội tụ với các dịch vụ khác như viễn thông, internet và các dịch vụ gia tăng khác;
đảm bảo chât lượng phủ sóng, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
Phát triển Đài THVN trên cơ sở gắn kết các yếu tố nội dung, kỳ thuật, kinh tể; đổi mới kỹ thuật và công nghệ truyền hình theo hướng hội tụ các công nghệ, ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới, bảo đảm Đài THVN giữ vai trò đầu tầu trong hệ thống truyền hình toàn quốc.
Tập trung xây dựng chiến lược cụ thể phát triển đồng bộ cả 3 mảng: sản xuất chương trình; truyền dẫn và phát sóng và phương tiện xem truyền hình.
4.2. Các giải pháp
Để quản trị tài chính theo hướng tự chủ ngày càng phát huy được hiệu quả, Đài THVN cần tập trung vào những giải pháp sau:
4.2.1. Giải pháp về cơ chế
Theo Luật Báo chí quy định Đài THVN hoạt động theo loại hình “đơn vị sự nghiệp’’ nhưng Nghị định của Chính phủ quy định Đài THVN là cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động “vận dụng theo cơ chế tài chính, tiền lương của doanh nghiệp”. Như vậy, Đài THVN phải có một cơ chế tài chính riêng.
Thực hiện Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 10/7/2018 của Chính phủ về Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2018 và ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Công văn số 11247/VPCP-KHTH ngày 19/11/2018 của Văn phòng Chính phũ về việc cơ chế quản lý tài chính của Đài THVN; Hiện nay, Đài THVN đang phối hợp với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý
tài chính của Đài THVN.
Mục tiêu của việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa quy định của Chính phủ tại Nghị định số 02/2018/NĐ-CP ngày 04/01/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Đài THVN. Vận dụng cơ chế tài chính như doanh
nghiệp, trong đó cụ thê hóa một sô quy định phù hợp với hoạt động của Đài Truyền hình Việt Nam. Ke thừa những quy định còn phù hợp của Thông tư số
09/2009/TT-BTC, Thông tư số 34/2016/TT-BLĐTBXH, bổ sung vào Nghị định những quy định mới phù hợp với điều kiện phát triển của lĩnh vực truyền hình, với tình hình thực tế của Đài THVN, đảm bảo tính khả thi và nguồn lực triển khai thực hiện; Đảm bão phát huy được nội lực, tính chù động, sáng tạo của Đài THVN trong quản lý tài chính, lao động, tiền lương; Xây dựng Nghị định đảm báo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ và tính khả thi.
Trong đó đề xuất tập trung vào một số giải pháp như sau:
- về nguồn thu do NSNN cấp: Đề nghị Đài THVN được giao nguồn