5. Kết cấu cùa luận văn
3.4.4. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác thanh tra, kiểm tra tại Đài THVN được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất cụ thể như sau:
Ban Kế hoạch Tài chính chủ trì thực hiện kiểm tra công tác tài chính tại tất cả các đơn vị trực thuộc Đài theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu.• • • • • e/ • • J Định kỳ kiểm tra Báo cáo tài chính 1 năm 1 lần; kiểm tra giám sát đầu tư 1 năm 1 lần, kiểm tra hoạt động đấu thầu 1 năm 1 lần....
Ban Kiểm tra thực hiện kiểm tra theo kế hoạch chuyên đề của năm hoặc• • • • đột xuất. Ban Kiểm tra thực hiện kiểm tra chủ yếu là theo chuyên đề 1 vài đơn vị trong năm hoặc kiềm tra những nới có phát sinh khiếu nại, tố cáo...
Công tác thanh tra, kiểm tra về quản lý tài chính, sử dụng tài sản công của Đài được quan tâm và thực hiện thường xuyên nhằm đảm bảo để công tác tài chính của Đài thực hiện theo quy định và làm lành mạnh hóa hoạt động tài
chính của Đài THVN.
Việc kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện và có điều chỉnh kịp thời những sai sót trong công tác quản lý, điều hành. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ làm cho công tác quản trị tài chính của Đài ngày một hiệu quả và đúng với quy định của Nhà nước.
3.5. Đánh giá thực trạng về quăn trị tài chính tại Đài THVN khỉ thực hiện theo cơ chế tự chủ• • •
3.5.1. Những kết quả đạt được
3.5.
Ỉ.1 về phát triển, quản lý nguồn thu
Đài THVN đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý tài chính, sử dụng có hiệu quả đối với nguồn thu từ NSNN cấp và nguồn thu tự chủ. Việc quản lý hiệu
quả tài chính là yêu tô quan trọng góp phân tích cực trong việc đảm bảo hoạt động cho các đơn vị. Từ thực trạng về nguồn lực tài chính tại Đài THVN, có thể nhận thấy nguồn thu qua các năm của Đài có xu hướng tăng. Thực hiện cơ chế tài chính, lao động, tiền lương như doanh nghiệp, tạo điều kiện cho Đài THVN hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao, ngày càng khẳng định được vị thế, vai trò của Đài Truyền hình quốc gia. Cơ chế tài chính mới cũng tạo điều kiện cho Đài THVN chủ động về nguồn lực tài chính đế đầu tư nâng cao chất lượng và thời lượng chương trình, thực hiện các kênh truyền hình phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, kênh truyền hình đối ngoại, tăng diện phủ sóng để phục vụ người xem truyền hình, tăng cường chất lượng phủ sóng đặc biệt chủ trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đào. Cơ chế tài chính như doanh nghiệp tạo tính chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh quảng cáo và dịch vụ truyền hình, tạo nguồn thu đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên và thực hiện các nhiệm vụ chính trị đồng thời có tích luỹ để đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tàng, xây dựng quy trình sản xuất và truyền dẫn theo hướng số hoá.
Cơ chế mới tạo điều kiện cho việc phát huy tính chủ động trong hoạt động kinh doanh quảng cáo và dịch vụ truyền hình; mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm đúng quy định của pháp luật; chiến lược quảng cáo được xây dựng phù hợp với kinh tế thị trường và truyền thống văn hóa Việt Nam; áp dụng các biện pháp tăng thu tích cực để giữ vừng và tăng nguồn thu, trong đó có một số biện pháp chủ yếu như: Xây dựng mối quan hệ vừng chắc với nhiều khách hàng lớn, đảm bảo nguồn thu quảng cáo ổn định; xây dựng chính sách giá linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm và sự biến động của thị trường; khai thác, mở rộng các khung giờ mới nhằm phát triển nguồn thu... Do đó nguồn thu từ các hoạt động này tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng được các nhu cầu chi tiêu phục vụ các hoạt động của Đài.
Thực hiện cơ chê tài chính, lao động tiên lương như doanh nghiệp nhà nước, nguồn thu quàng cáo và dịch vụ Đài đã tự cân đối được kinh phí chi thường xuyên và đầu tư các dự án nhóm B, nhóm c trong điều kiện nhiệm vụ chính trị của Đài ngày càng tăng góp phần xây dựng hạ tầng công nghệ kxy thuật của Đài sánh vai với nhiều nước trong khu vực; đặc biệt, Đài đã thực hiện việc đóng góp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, nộp đầy đủ các khoản thuế GTGT, thuế TNDN, thuếTNCN.
3.5.1.2. về kiêm soát kinh phí
Thực hiện cơ chế tài chính, lao động tiền lương như doanh nghiệp đòi hởi Đài THVN phải cân đối thu - chi, trong đó việc kiểm soát nguồn chi là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý tài chính. Đài THVN đã xây dựng quy chế, quy định, các bộ tiêu chuẩn định mức và thường xuyên giám sát, đánh giá để đưa ra những phương án kiểm soát chi kịp thời đăm bảo hiệu quả và phù hợp với từng thời điểm.
3.5.1.3. Nâng cao chất lượng hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và nâng cao thu nhập của cản bộ viên chức
Đài THVN là Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao; Việc Đài THVN được Chính phủ quyết định thực hiện cơ chế tài chính, lao động tiền lương như doanh nghiệp là nhằm tạo động lực phát triển cho Đài THVN, tạo điều kiện cho Đài không phải dựa vào bao cấp của Nhà nước chứ không phải coi Đài là doanh nghiệp. Trên thực tế nhờ có cơ chế trên, Đài THVN đã tạo ra được nguồn lực từ nguồn thu quảng cáo, đã tự cân đối được kinh phí chi thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao, tự chủ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và đổi mới công nghệ, trở thành một Đài truyền hình công nối bật trong khu vực, trong bối cảnh chung là các Đài truyền hình công trên thế giới đều suy yếu. Riêng đổi với các dự án đầu tư, Đài THVN đã tự cân đối trong quỳ đầu tư phát triển và
nguôn khâu hao đảm bảo đáp ứng các điêu kiện vê hạ tâng trong điêu kiện nhiệm vụ chính trị của Đài ngày càng tăng;
Trong giai đoạn vừa qua Đài THVN đã tập trung nguồn lực đầu tư đổi mới công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng; xây dựng lộ trình và triển khai đề án
số hóa mạng phát sóng mặt đất theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các dự án đầu tư từ nguồn thu của Đài THVN là các dự án đầu tư thiết bị để phục vụ sản xuất chương trình (tiền kỳ, hậu kỳ); thiết bị truyền dần phát sóng (máy phát hình, xe phát vệ tinh lưu động,...); Xây dựng cơ sở hạ tầng, bổ sung thiết bị sản xuất cho các đơn vị trực thuộc Đài.
Tập trung đầu tư dự án mở rộng diện phủ sóng mặt đất đến các khu vực trên toàn quốc, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Đầu tư nâng cao hạ tầng công nghệ và tạo tiền đề cho việc phủ sóng rộng khấp trên cả nước đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng biền, đảo và nước ngoài, đảm bảo tuyên truyền thông tin đến kịp thời phục vụ người dân trên cả nước và kiều bào ở nước ngoài. Chất lượng các chương trình truyền hình về nội dung, kỳ thuật được nâng cao rõ rệt và mang tính chuyên nghiệp. Chương trình ngày càng phong phú về thể loại, nội dung, đa dạng về cách thể hiện đồng thời nêu bật được tiêu chí, bản sắc của từng kênh sóng.
Các dự án đầu tư của Đài THVN được thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước về đầu tư xây dựng và các quy định của Đài THVN, đã được đưa vào hoạt động hiệu quả giúp Đài THVN hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; chất lượng, thời lượng, số lượng của các kênh, chương trình truyền hình thời gian qua không ngừng tăng lên.
Tiền lương binh quân luôn tăng hàng năm. Tốc độ tăng mạnh là giai đoạn 2008 đến 2012. Từ năm 2013 đến nay, tốc độ tiền lương tăng chậm hơn.
Năm 2008 đạt 7,93 triệu đông/người/tháng thì đên năm 20190 đạt 19,86 tri ệu/người/tháng.
3.5.1.4. về tô chức, bộ máy
Đài đã chủ động trong thực hiện sắp xếp lại tổ chức, biên chế, bộ máy. Đây là tiền đề quan trọng để Đài tự chủ về hoạt động tài chính. Bộ máy kế toán tại các đơn vị gọn nhẹ, công việc đuợc bố trí linh hoạt, dễ thực hiện, dễ kiểm soát.
về tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động: Với cơ chế lao động như doanh nghiệp, Đài THVN luôn hướng tới mục tiêu sử dụng tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng lao động qua công tác đào tạo và đào tạo lại. Neu như năm 2009, Đài Truyền hình Việt Nam sử dụng 3.729 lao động, thì sau 10 năm, đến hết năm 2019 tổng sổ lao động của Đài THVN là 3.860 lao động (tăng sau 10 năm là 3,5%). số lượng lao động khối sản xuất và quản lý năm 2009 là 3.729 người thì sau 10 năm biến động tăng giảm, đến năm 20189 số lượng lao động vẫn là 3.729 người.
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, quá trình chuyển đổi công tác quản lý tài chính tại Đài Truyền hình Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế.
3.5.2.1. về quy định cơ che, chính sách
Đen nay đã có nhiều chế độ, chính sách làm căn cứ để ban hành Thông tư số 09/2009/TT-BTC đã được Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính sửa đổi, bo sung, ban hành mới, do đó có một số nội dung không còn phù hợp, dẫn đến trogn quá trình thực hiện gặp nhiều vướng mắc.
Một số bất cập về cơ chế chính sách trong quá trình hoạt động của Đài THVN: (1) Luật Báo chí quy định VTV hoạt động theo loại hình “đơn vị sự nghiệp” nhưng Nghị định của Chính phủ quy định VTV là cơ quan thuộc
Chính phủ, hoạt động “vận dụng theo cơ chê tài chính, tiên lương của doanh nghiệp”. Vì vậy, quá trình thực hiện, áp dũng cũng gặp nhiều khó khăn. Cụ thể:
- về đặt hàng: Hiện nay, NSNN đang cấp kinh phí cho Đài THVN thực hiện một số chương trình mục tiêu quốc gia và đang xây dựng trên hệ thống tiêu chuẩn định mức sản xuất chương trình do Bộ Thông tin và truyền thông ban hành theo Thông tư 03/2018/TT-BTTTT. Tuy nhiên, Bộ đơn giá này còn nhiều bất cập, chưa cập nhật với xu thế phát triển của chương trình truyền hình dẫn đến chi phí thấp, khó thực hiện. Việc tính chi phí sản xuất theo Thông tư số 03/2018/TT-BTTTT chỉ mới tính mình chi phí sản xuất đơn
thuần mà chưa tính hết các yếu tố để ra 1 sản phẩm phát sóng truyền hình.
- về khấu hao: Theo quy định hiện tại, Đài THVN đang thực hiện trích khấu hao theo doanh nghiệp Tuy nhiên, thực tế Đài THVN đang thực hiện cả
nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh, vì vậy cần xác định rõ tỷ lệ trích• • • • • 7 • J hao mòn tài sản và tỷ lệ trích khấu hao tài sản đàm bảo phù hợp với tỷ lệ thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó Thông tư số 03 cũng quy định chi phí sử dụng máy nhưng không quy định rõ là chi phí máy gì. Hiện nay khoản chi phí khấu hao TSCĐ Đài đang tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của Đài theo quy định tại Thông tư số 45/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 891/QĐ-THVN ngày 22/9/2020 của Tổng Giám đốc Đài THVN
- Quản lý tài sản công: Quản lý thanh lý tài sản mua bằng nguồn kinh phí (nguồn khấu hao và quỳ đầu tư phát triển của Đài THVN) như đối với tài
sản công có nguồn gốc từ NSNN theo Luật quản lý Tài sản công không phù hợp với hạch toán kế toán doanh nghiệp.
Thực hiện Luật quản lý tài sản công thì việc thanh lý nhượng bán tài sản của Đài THVN thực hiện quản lý như đối với tài sản công có nguồn gốc NSNN. Trong khi Đài THVN đang thực hiện quản lý thu chi hoạt động và hạch toán theo doanh nghiệp doanh thu thanh lý trừ phí hợp lý có liên quan,
thực hiện nghĩa vụ thuê với Nhà nước, phân còn lại Đài THVN được quản lý và sử dụng theo quy chế tài chính tại Thông tư 09/2009/TT-BTC.
3.5.2.2. về mở rộng và phát triển nguồn thu
Đối với nguồn thu do NSNN cấp: Đài THVN là Đài TH quốc gia thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chù trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tuy nhiên các chương trình tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đều chưa được áp dụng cơ chế đặt hàng mà Đài THVN dùng nguồn thu của mình tự trang trải chi phí sản xuất, phát sóng.
Đối với nguồn thu tự hoạt động tự chủ :
Trong những năm gần đây cùng với sự cạnh tranh khốc liệt khung giờ phim giữa các Đài truyền hình, sự dịch chuyển quảng cáo từ quảng cáo truyền thống trên ti vi sang cá phưuơng tiện truyền thông thông minh đã tạo ra áp lực cho THVN trong việc tạo nguồn thu.
Hiện tại, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam đã xuất hiện 04 loại hình dịch vụ gồm:
Truyền hình cáp: SCTV, VTVcab, VNPT, HTVC, Viettel..., Truyền hình kỹ thuật số vệ tinh: VSTV, VTC, AVG,...
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất VTV, VTC, AVG, HTV, Đài PT-TH Bình Dương),...
Truyền hình trên các thiết bị thông minh.
Sau hơn 10 năm hoạt động, tổng số thuê bao truyền hình trà tiền trên toàn quốc hiện khoảng 4,5 triệu thuê bao. Tổng doanh thu từ truyền hình trả tiền năm 2019 đã đạt ngưỡng hơn 200 triệu USD.
Biểu đồ 3.2: Thị phần thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp và truyền hình số vệ tinh
Thị phẩn (thuê bao) cùa các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp VTVCab* 36,26% 22,67% BSCTV ■ VTVCab ■ VNPT □ HTVC ■ BTS ■ Khác
Thị phần (thuê bao) của các nhà cung cấp
dịch vụ truyền hình số vệ tinh
□ VSTV
■ VTC
□ AVG
(Nguồn : Theo báo Tổng kết của Đài THVN 2019)
Cả nước đã có khoảng 55 đơn vị cung câp dịch vụ truyên hình trả tiên. Dịch vụ truyền hình cáp gần như phủ khắp cả nước. Thậm chí một số nơi còn có sự hiện diện của 2 đến 3 đơn vị cùng hoạt động và cạnh tranh thị phần. Dần đầu về thị phần (thuê bào) của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp
là Công ty TNHH Truyền hình cáp Saigon Tourist (SCTV) với 36,26%, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Đứng thứ hai là VTVcab thuộc Đài Truyền hình Việt Nam (VTVcab) 22,67%, chủ yếu ở miền Bắc. Đứng thứ ba là VNPT chiếm 19,27% và thứ tư là Trung tâm Truyền hình cáp tại Hồ Chí Minh (HTVC) chiếm thị phần 15,44%.
Thị trường tiếp tục đón nhận thêm 3 doanh nghiệp nữa vừa được cấp phép tham gia vào hoạt động cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền đó là:
Công ty Viễn thông FPT - FPT Telecom,
Tổng công ty Viễn thông Quân đội - Viettel, Truyền hình An Viên - AVG.
Sự phát triển của công nghệ thông tin còn tạo cơ hội cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền tảng công nghệ truyền hình. Chỉ cần một đường dẫn tín hiệu của mạng cáp truyền hình là thởa mãn các nhu cầu như xem truyền hình, sử dụng Internet, tra cứu thông tin điện tử... và một số các dịch vụ khác.
Sự phát triên của công nghệ thông tin tạo cơ hội cho việc cung câp các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền tảng công nghệ truyền hình, chỉ cần một đường dần tín hiệu của mạng cáp truyền hình là thỏa mãn các nhu cầu như xem truyền hình, sử dụng Internet, tra cứu thông tin điện tử... và một số các dịch vụ khác nhưng nó cũng tạo ra nhiều thách thức khi nhiều doanh nghiệp có lợi thế về công nghệ thông tin tham gia vào thị trường truyền hình.
3.5.2.3. về công tác quán lý chi:
Chất lượng công tác lập kế hoạch chưa cao, còn thiếu tính dự báo. Vì