Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 35)

công chức, viên chức

1.7.1. Sự phù họp của nội dung đào tạo với yêu cầu công việc

Ớ tiêu chí này sẽ có sự đánh giá từ cả phía giảng viên lẫn người học. Với tư cách là một chuyên gia, giảng viên có thể được yêu cầu đánh giá sự phù hợp của khóa đào tạo về một số nội dung như: Nội dung đào tạo nào là rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết cho lóp học; Nội dung nào cần điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung vào trong chương trình đào tạo. Bên cạnh đó, sự đánh giá của người học về mức độ phù hợp của nội dung khóa học mà họ tham gia đào tạo so với yêu cầu công việc của họ là rất quan trọng và khách quan. Nhằm đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn ngạch, chức vụ lãnh đạo, quản lý hay thâm chí vị trí việc làm, đây là các nội dung đào tạo phải hướng đến cho các cán bộ công chức và viên chức. Đây cũng là yêu cầu cơ bản, cần có của người cán bộ công chức, viên chức. Đối với mồi bản thân cán bộ công chức, viên chức việc đánh giá hiệu quả đào tạo, đánh giá dựa trên các mức độ phù họp cần phải nắm rõ.

1.7.2. Mức độ áp dụng kiên thức, kỹ năng được học vào công việc

Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức là trang bị một hệ thống kiến thức giúp nâng cao năng lực chuyên môn để khi kết thúc khóa học có thể áp dụng vào thực tế công việc tốt hom. Cán bộ công chức, viên chức đáp ứng được mục tiêu thì công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt được kết quả. Tức là sau khóa học, năng lực trình độ của người cán bộ công chức, viên chức được nâng cao, các kiến thức đã học được vận dụng vào thực tế để hoàn thành công việc, mức độ áp dựng kiến thức, kỹ năng được học vào công việc của cán bộ công chức, viên chức để thế hiện thông qua các nội dung như: mức độ công việc được hoàn thành đúng hoặc trước thời gian với chất lượng cao so với trước khi đào tạo được nâng lên; có nhiều cán bộ công chức, viên chức có những sáng kiến thay đổi cách thức làm việc phù hợp và hiệu quả hơn; mức độ nhiệt tình của cán bộ công chức, viên chức tăng lên so với trước khi đào tạo... Bên cạnh đó, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng còn được thế hiện trong cách ứng xử và giao tiếp của cán bộ công chức, viên chức. Sau khóa học, người học thấy tự tin hơn, chủ động giao tiếp hơn trong công việc nhờ có thêm được những kiến thức cũng như kỳ năng, từ đó mà kết quả công tác chuyên môn tốt hơn.

1.7.3. Năng lực, trình độ của giảng viên

Giảng viên trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng sẽ làm cầu nối, truyền tải kiến thức tới người học; hướng dẫn phương pháp, nội dung giúp người học nhanh hiểu biết, rút ngắn được thời gian nhận thức, học hỏi của học viên. Đánh giá năng lực của giảng viên có thể qua trình độ kiến thưc hay phẩm chất đạo đức, sứ phạm. Bên cạnh đó nó còn thể hiện ở phương pháp giảng dạy sao

cho phù họp với nội dung chương trình và người học. Đối với nhiều đối tượng người học khác nhau cũng phải chọn lọc và áp dụng các phương pháp khác. Người giảng viên bên cạnh việc truyền tải kiến thức chuyên môn đến học viên

thì việc truyên tải các kiên thức từ ngoài xã hội là rât cân thiêt, chính vì vậy đòi hỏi người giảng viên phái có hiểu biết sâu rộng để đáp ứng được yêu cầu này từ khóa đào tạo. Nhằm đánh được mức độ hiệu quả này có thể thể hiện qua khả năng tiếp thu của các học viên bằng cách thông qua điểm số và khả năng áp dụng vào công việc được giao.

1.7.4. Mức độ đáp ứng của hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

Tại các cơ sở đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công chức, viên chứ, thực hiện các hoạt động như bồi dưỡng, trang bị, cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng hoạt động công vụ. Chính vì vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị giảng dạy là một trong các yếu tố thu hút số lượng người học và đáp úng yêu cầu học tập, bồi dưỡng của cán bộ công chức, viên chức. Và người học chính là những người trực tiếp đánh giá mức độ đáp ứng của các cơ sở đào tạo đó thông qua các tiêu chí như: Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cụ thể là các trường, các viện, các trung tâm đào tạo có môi trường học tập thế nào (ví dụ khuôn viên trường học, các hội trường, phòng học hay ký túc xá...); Các trang thiết bị giảng dạy và công cụ hỗ trợ giảng dạy có phục vụ tốt cho khóa học hay không... Như vậy, đây là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.

1.8. Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức

1.8.1. Các nhân to bên trong

Nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong mọi tổ chức và mọi hoạt động của tố chức được hoạt động thực hiện khi có con người, việc đào tạo, bồi dưỡng cũng vậy. Tổ chức cần có một bộ phận chuyên trách về công tác đào tạo, bồi dưỡng có trình độ và chuyên môn giòi để có đủ khả năng hoạch định, đưa ra các chiến lược, phương pháp đào tạo hiệu quả. Bộ phận

này sẽ trực tiêp giám sát và đánh giá các khóa đào tạo trong tô chức, báo cáo lên lãnh đạo để có những quyết định tối ưu về việc phát huy các điểm tốt đã đạt được hay khắc phục và đưa ra các giải pháp cho những khó khăn, tồn đọng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Một yếu tố nữa về nguồn nhân lực trong tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đó là trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Những cán bộ công chức, viên chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn thì họ cần tham gia học tập và bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh họ đang đảm nhiệm. Cán bộ công chức, viên chức cần phải liên tục cập nhật các kiến thức và kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ tại vị trí việc làm. Độ tuổi công tác cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo, bồi dưỡng. Các cán bộ công chức, viên chức cỏ độ tuổi cao thường có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ít hơn so với với những cán bộ công chức, viên chức trẻ tuổi bởi họ sắp đến tuồi nghỉ hưu. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đây cũng là một trong nhiều lý do khiến công tác gặp khó khăn.

Nguồn Kinh phí, điều kiện CO' sở vật chất, kỹ thuật

Điều kiện cơ sở vật chất (trường lớp, trang thiết bị giảng dạy...) là yếu tổ thiếu yếu có tác động theo hai hướng đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng. Tác động tích cực khi cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt và đầy đủ, sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng diễn ra thuận lợi. Trong việc giảng dạy nếu cơ sở vật chất không đảm bảo sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình đào tạo và bồi dưỡng.

Nếu như cơ sở vật chất, kỳ thuật là điệu kiện thiếu yếu thì nguồn kinh phí là yếu tố quyết định đến số lượng cán bộ công chức, viên chức được tham gia đào tạo. Nguồn kinh phí này thường do Nhà nước cấp, do nguồn đóng góp của người học hoặc nguồn hồ trợ của các chương trình, dự án... Nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cần được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng để đem lại kết quả cho tổ chức cũng như cá nhân người cán

bộ công chức, viên chức tham gia đào tạo, bôi dưỡng. Ngược lại, nêu sử dụng nguồn ngân sách lãng phí vi phạm quy định nhà nước sẽ gây ảnh hưởng tới các quyền lợi của công chức trong việc đào tạo và bồi dưỡng

Chiến lược phát triển của tố chức trong công tác đào tạo

Chiến lược phát triển của tổ chức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng thể hiện ở những chủ trương, chính sách, chế độ đãi ngộ của tồ chức đối với người lao động được cử đi đào tạo. Tổ chức quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng sẽ có những chính sách và chế độ đãi ngộ phù hợp, góp phàn lớn nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Trong quá trình đào tạo việc kết hợp của đơn vị quản lý và sử dụng người lao động cũng đóng một vai trò rất quan trọng.

1.8.2. Các nhãn tố bên ngoài

Hệ thống giáo dục và đào tạo xã hội: Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mồi quốc gia, dân tộc bởi giáo dục và đào tạo góp phàn xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao, làm giàu của cải vật chất cho xã hội, đồng thời giúp họ có được bản lĩnh chính trị vũng vàng để có đủ sức đề kháng chống lại các cuộc "xâm lăng văn hóa" trong quá trinh hội nhập quốc tế và toàn cầu. Chính vì tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo, Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm hơn nữa đến việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho sự phát triển lâu dài.

Thị trường lao động được định nghĩa bởi số lượng và chất lượng lao động. Khi nguồn lao động dồi dào về số lượng cũng như chất lượng thì thị trường lao động đó có nhiều cơ hội tuyển dụng được nhân sự phù hợp hơn mà không mất nhiều chi phí đào tạo lại, đối với việc tuyển dụng được đội ngũ chất lượng thì không chỉ tiết kiệm được chí phí mà còn rút ngắn được thời gian vì họ đều là những người có kinh nghiệm.

Sự tiến bộ khoa học kỳ thuật là nguyên nhân liên quan đến sự ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường, các tổ chức cần áp

dụng tiên bộ khoa học kỳ thuật vào sản xuât. Đê áp dụng được công nghệ mới và khoa học kỳ thuật tiến bộ vào sản xuất phải luôn đi đôi với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nhân lực. Để bắt kịp với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật

các nhà quản trị phải đào tạo nhân viên của mình sao cho phù hợp. Khi khoa học - kỹ thuật thay đổi, các kiến thức và kỹ năng cũ là không còn cần thiết nữa, chính vì vậy tổ chức cần tiến hành đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động

thường xuyên.

Các mối quan hệ với cơ quan đoàn thể: Các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng theo chủ trương của Đãng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Các cơ quan chính quyền và các đoàn thể có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cụ thể trong các khâu của quá trình đào tạo như: xác định nhu cầu đào tạo; phối hợp thực hiện kế hoạch đào tạo;...

1.9 Căn cứ đề xuất các giải pháp

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đe án ĐTBD CBCC giai đoạn 2016- 2025 theo Quyết định 163/2016/QĐ-TTg, nêu rõ yêu cầu và mục tiêu đào tạo bồi dưỡng như sau: (i) Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTBD CBCC, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; (ii) Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn ĐTBD với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài.

Có cơ chế khuyến khích CBCC nữ, người dân tộc thiểu số; CBCC công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn học tập nâng cao trình độ, năng lực làm việc; (iii) Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân CBCC tham gia hoạt động ĐTBD một cách tích cực; (iv) Xây dụng hệ thống cơ sở ĐTBD phù hợp với chức

năng, nhiệm vụ được giao; thu hút và tạo điêu kiện đê các cơ sở đào tạo, nghiên cứu có đủ năng lực tham gia ĐTBD CBCC; (v) Kế thừa và phát huy những kinh nghiệm hay về ĐTBD ở trong nước, đồng thời chủ động nghiên cứu kinh nghiệm tiên tiến của các nước, áp dụng phù hợp vào thực tiễn của Việt Nam.

Mục tiêu của đề án là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả ĐTBD, góp phần xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ các vân đê sau: Lý luận vê công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chửc, viên chức. Bên cạnh các khái niệm liên quan, đề tài nêu ra các cơ sở pháp lý; hình thức, nội dung cũng như phân tích rõ các bước trong quy trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức; chỉ ra các tiêu chí đe đánh giá một khóa đào tạo, bồi dưỡng cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức.

CHUÔNG 2: PHUONG PHÁP NGHIÊN củ u

2.1. Quy trình nghiên cứu

Quy trình thực hiện nghiên cứu: I Bước 1: Tống quan

I Bước 1: Tống quan tài liệu vả xây dựng cơ sơ lý luậntài liệu và xây dựng cơ sơ lý luận

Bước 2: Xây dựng phương pháp nghiên cứu Bước 2: Xây dựng phương pháp nghiên cứu• A

Bước 5: Xứ lý và phân tích số liệu

Bước 6: Đê xuât các giai pháp

[

Hình 2.1: Quy trình nghiên cứu của đê tài

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Trong bước 1, tác giả tiến hành thu thập tài liệu thứ cấp về đề tài nghiên cứu.

Bước 2, xây dựng phương pháp nghiên cứu bao gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu.

Bước 3, xây dựng công cụ và thu thập dừ liệu Bước 4, thu thập số liệu

Bước 4, xử lý và phân tích số liệu Bước 6, đề xuất các giải pháp

2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cap

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức ... của Nhà nước, các bộ ban ngành liên quan.

Dữ liệu được thu thập từ các bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước, hoặc các tài liệu về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan hành chính Nhà nước...

Luận văn sử dụng và nghiên cứu các số liệu thống kê, báo cáo cùa UBND huyện Đan Phượng do phòng Nội vụ trực thuộc UBND huyện Đan

Phượng cung cấp.

2.2.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp:

Phỏng vấn được thực hiện với một số cán bộ công chức, viên chức quản lý tại các đơn vị trực thuộc UBND huyện Đan Phượng. Phỏng vấn trực tiếp được thực hiện trong quá trình xây dựng bảng hỏi khảo sát với mục đích đánh giá và tìm hiểu về các yếu tố tác động đến lựa chọn và hiệu quả của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức. Nội dung phỏng vấn xoay quanh việc yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc đào tạo, bồi dưỡng và hiệu quả mang lại sau khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang lại.

Phương pháp điều tra hảng hỏi:

Đối tượng khảo sát bảng hỏi: Cán bộ công chức, viên chức thuộc các đơn vị bao gồm Văn phòng HĐND, UBND huyện, phòng Nội vụ, Phòng

Một phần của tài liệu Đào tạo cán bộ công chức, viên chức tại UBND huyện đan phượng, thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)