Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 34 - 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các yếu tố bên ngoài

- Môi trường chính trị

Đây là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước. Yếu tố này tác động theo hai hướng: Đảng, Nhà nước quan tâm, đầu tư, chú trọng đến vấn đề thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, đưa ra các định hướng, pháp luật cơ bản phù hợp sẽ là đòn bẩy tích cực thúc đẩy chính sách thu hút của các địa phương đạt hiệu quả cao. Ngược lại, nếu Nhà nước không có những quan điểm, nhận thức đúng đắn thì chính sách sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình ban hành và thực hiện.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã sớm đề cao vai trò của nhân tài và thu hút nhân tài. Được thể hiện ở trong các văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước, pháp luật rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương chủ động trong việc thực hiện chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện rõ ở việc nếu tiềm lực kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương phát triển sẽ là điều kiện để nâng các mức ưu đãi, hỗ trợ cao hơn, dẫn đến thu hút được đáng kể lượng nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong công tác hoạch định cũng có thể điều chỉnh các đối tượng tiêu chuẩn ngày càng cao, phù hợp với mức ưu đãi của chính sách.

Khi xây dựng, hoạch định chính sách cho mỗi một lĩnh vực mà xã hội, đất nước đòi hỏi, quan tâm thì chính sách đó phải trên cơ sở các định hướng đặt ra của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho cơ quan nhà nước của mỗi địa phương cũng cần phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đó.

- Khoa học công nghệ

Là một yếu tố quan trọng trong thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho mọi tổ chức nói chung và cơ quan nhà nước nói riêng đó là: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị như nhà ở công sở, diện tích làm việc, máy vi tính, máy in,….. phục vụ cho hoạt động của các cán bộ, công chức, viên chức một cách thuận tiện, hiệu quả nhất. Khoa học công nghệ áp dụng vào làm việc có mối quan hệ tác động qua lại trực tiếp tới hiệu quả hoạt động, cũng như rút ngắn khoảng cách, thời gian làm việc của cá nhân trong tổ chức. Khoa học công nghệ cũng là là “chất xúc tác” nâng cao hiệu quả, giảm các văn bản, thủ tục bẳng giấy, thể hiện môi trường làm việc 4.0 cho cơ quan, đơn vị.

Khoa học công nghệ càng tiến bộ thì khoảng cách từ khoa học công nghệ đến sản xuất càng rút ngắn, quá triền thực hiện công việc liên tục thay đổi. Sự phát triển không ngừng và những tiến bộ khoa học kĩ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện

đại mà nó đòi hỏi nguồn nhân lực có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc áp dụng công nghệ mới cho phép các cơ quan nhà nước lựa chọn chính sách sử dụng nhiều hay ít lao động và đòi hỏi những điều kiện nhất định về lao động. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến quy mô mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong cơ quan tổ chức.

- Các chính sách của nhà nước

Bộ Luật lao động, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề sử dụng công chức, viên chức, người lao động… là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý giải quyết tốt các mối quan hệ giữa công chức, viên chức, người lao động, là tiền đề cho các cơ quan nhà nước xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cả về chất và lượng như: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tọa chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe người lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động,…

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)