Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 54 - 59)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực chủ yếu

* Phát triển công nghiệp

khoảng 18-20% trong thời kỳ 10 năm tiếp theo; giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đạt 18-20 tỷ USD (bao gồm cả sản phẩm từ Tổ hợp điện tử và công nghệ cao Samsung).

- Phát triển nhanh và hiệu quả để tạo động lực tăng trưởng và trở thành ngành có đóng góp lớn nhất vào phát triển kinh tế của tỉnh; tiếp tục ưu tiên đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường đối với ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện kim; phát triển mạnh công nghiệp điện tử, công nghệ thông tin gắn với việc hình thành tổ hợp công nghiệp.

- Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp mũi nhọn sử dụng công nghệ tiên tiến, sản phẩm công nghệ cao, chế biến sâu như công nghệ thông tin, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản gắn với sản xuất vật liệu mới, công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản sạch và sản xuất thân thiện môi trường.

- Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc toàn bộ ngành công nghiệp theo hướng tập trung đầu tư chiều sâu, sử dụng công nghệ mới, hiện đại, cải tiến máy móc thiết bị, đa dạng hóa sản xuất và đổi mới sản phẩm, đặc biệt trong các ngành công nghiệp đang mất dần lợi thế, năng lực cạnh tranh thấp và gây ô nhiễm môi trường.

- Tăng cường đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư lớn, trọng điểm nhằm tạo ra các cơ sở công nghiệp chiến lược của tỉnh.

* Phát triển nông, lâm, thủy sản và xây dựng nông thôn mới

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt bình quân 4% thời kỳ 2021 - 2030; tiếp tục duy trì là ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò trong việc đảm bảo đời sống dân cư và ổn định xã hội.

- Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa trên cơ sở đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn, đồng thời giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa bằng cách tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; sử dụng những giống cây trồng, vật nuôi mới.

- Nâng cao trình độ công nghệ, ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất và chế biến nông, lâm sản, tạo ra những sản phẩm sạch để tăng giá trị thu nhập và hiệu quả trên một ha đất nông nghiệp. Đầu tư hình thành và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trong khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

- Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn gồm: giao thông, điện, nước, thủy lợi, các trạm giống cây trồng vật nuôi, thú y, bảo vệ thực vật; v.v. Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp. Mở rộng các loại hình dịch vụ.

rừng; tiếp tục trồng rừng nguyên liệu và phát triển chế biến các sản phẩm lâm sản. - Tập trung huy động các nguồn vốn để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2025 có trên 50% xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

* Phát triển dịch vụ, du lịch

Chuyển dịch cơ cấu khu vực dịch vụ theo hướng tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của tỉnh và yêu cầu phát triển của vùng; tăng dần các dịch vụ cao cấp, chất lượng cao; tăng tỷ trọng của khu vực tư nhân.

- Phát triển các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp như dịch vụ khoa học công nghệ, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, và các dịch vụ nông nghiệp khác; đẩy mạnh các phân ngành dịch vụ có vai trò hỗ trợ hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài như dịch vụ môi giới, tư vấn, quảng cáo...

- Thương mại: Hoàn thiện mạng lưới bán buôn và bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, tiến tới đưa Thái Nguyên thành một trung tâm giao dịch thương mại, bán buôn, bán lẻ, xúc tiến thị trường và vận động đầu tư lớn.

- Du lịch: Phát triển du lịch thành ngành có quy mô và hiệu quả kinh tế cao, tương xứng với tiềm năng của tỉnh; trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tỷ trọng ngày càng cao trong GRDP tỉnh.

- Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm: Phát triển dịch vụ tài chính ngân hàng theo hướng tăng tỷ trọng đóng góp của ngành tài chính ngân hàng vào GRDP tỉnh, tích cực hỗ trợ và lôi kéo hoạt động của các ngành khác, đồng thời tạo nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh.

- Bưu chính, viễn thông: Phát triển bưu chính viễn thông trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đi trước một bước làm động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động.

- Khách sạn, nhà hàng: phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2021 - 2030 khoảng 18%/năm.

- Vận tải, kho bãi: Phát triển mạnh các dịch vụ vận tải kho bãi cả về quy mô và chất lượng đáp ứng yêu cầu tăng nhanh các hoạt động xuất nhập khẩu và sản xuất công nghiệp - xây dựng.

- Phát triển dịch vụ xanh, bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hóa, hài hòa lợi ích kinh tế với ổn định chính trị-xã hội và quốc phòng - an ninh.

* Kết cấu hạ tầng

Giao thông vận tải

- Mở rộng và phát triển mạng lưới đường giao thông theo hướng hiện đại và đồng bộ ở tất cả các cấp tạo thành mạng lưới đường giao thông hoàn chỉnh, liên hoàn, thông suốt và hợp lý với quy mô phù hợp với từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh. Phát triển nâng cấp mạng lưới đường giao thông nông thôn theo tiêu chí xây dựng

nông thôn mới.

- Đường bộ: Phấn đấu hoàn thành xây dựng đoạn cao tốc Thái Nguyên - Bắc Kạn; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3; hoàn thiện nâng cấp các Quốc lộ 1B, 37 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV - III đồng bằng; đầu tư xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận Thái Nguyên dài 32 km; nghiên cứu xây dựng tuyến tránh thành phố Thái Nguyên và các tuyến đường vành đai thành phố.

- Đường sắt: Cải tạo, nâng cấp và tiếp tục đưa vào sử dụng tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá. Nghiên cứu mở rộng khổ đường sắt trên các chặng Hà Nội - Quán Triều, Núi Hồng để nâng cao hiệu suất hoạt động và kéo dài sang Tuyên Quang để nối với tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai.

- Đường thủy: Đầu tư mở rộng cụm cảng Đa Phúc theo Quy hoạch được duyệt; duy tu, nạo vét luồng lạch thường xuyên đạt tiêu chuẩn tuyến sông cấp III từ ngã ba sông Cầu, sông Công về đến các cảng trong cụm cảng Đa Phúc.

Cấp điện

- Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt quan tâm mở rộng mạng lưới điện đến các vùng nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

- Xây dựng mở rộng nâng cấp lưới điện 22/0,4 KV theo tuyến cáp ngầm và trạm biến áp trong các khu đô thị mới, khu dịch vụ-du lịch. Hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng công cộng ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, các thị trấn huyện lỵ và mạng chiếu sáng tại các khu đô thị mới, khu du lịch, trên tuyến trục cao tốc và các khu du lịch.

- Xây dựng, cải tạo từng bước hiện đại hóa lưới điện hạ thế 0,4 KV nông thôn, nhất là vùng miền núi, phù hợp với phát triển sản xuất và phân bố các điểm dân cư,

Cấp và thoát nước

- Triển khai các chương trình cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; xây dựng các công trình cung cấp nước sạch có công suất vừa và nhỏ phù hợp với qui mô dân số tại các điểm dân cư.

- Có 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh và 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn quốc gia.

- Đảm bảo các đô thị và khu công nghiệp tập trung có hệ thống thoát nước riêng (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị); nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

Thủy lợi

- Tiếp tục cải tạo và nâng cấp các công trình thủy lợi hiện có nhằm phát huy tối đa công suất xây dựng; tiếp tục hoàn thành chương trình kiên cố hóa kênh mương; hiện đại hóa hệ thống thủy lợi, nâng cao hệ số sử dụng công trình, đáp ứng nguồn nước cho sản xuất.

lực tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tưới tiêu ổn định cho khoảng trên 80% diện tích, trước hết cho lúa, rau đậu các loại. Chú trọng qui hoạch xây dựng thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng rau màu v.v. theo hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp. Xây dựng các công trình thủy lợi mới, các công trình hồ chứa, đập tràn và kiên cố hóa kênh mương gắn với thực hiện các tiêu chí Quy hoạch nông thôn mới.

Bưu chính viễn thông

- Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, dịch vụ viễn thông và truyền thông nhằm tăng cường giao lưu thông tin, nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng xu thế hội nhập kinh tế.

- Hiện đại hóa hệ thống phân phối và truyền dẫn công nghệ cao và cáp quang từ cấp tỉnh đến xã, trong đó ứng dụng công nghệ không dây tốc độ cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch dịch vụ và giao dịch thương mại điện tử, quản lý tài chính - ngân hàng, chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp. Duy trì mật độ điện thoại bình quân/100 dân luôn ở mức trên 100 máy; năm 2020, 95% nhu cầu sử dụng internet của người dân được đáp ứng.

- Xây dựng các siêu thị và trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp tại các đô thị lớn. Hình thành hệ thống kho bãi, mạng lưới logistic theo hướng đồng bộ, hiện đại gắn kết với mạng lưới giao thông đối ngoại. Phát triển mạng lưới chợ theo quy hoạch với đầy đủ các công trình thiết yếu. Hình thành và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới khách sạn phục vụ phát triển du lịch.

* Phát triển các lĩnh vực xã hội

Về giáo dục và đào tạo

- Phát triển nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập; gắn phát triển giáo dục đào tạo với định hướng phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết, nắm bắt khoa học kỹ thuật của dân cư.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển toàn diện sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở tất cả các cấp bậc học, mở rộng cả về quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và phân bố hợp lý mạng lưới trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh.

- Phát triển các cơ sở đào tạo, dạy nghề (đại học, cao đẳng nghề) có chương trình đào tạo tiên tiến, đạt quốc tế. Đa dạng hóa các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng hiện đại.

Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống y tế từ cấp tỉnh đến cấp xã đồng bộ theo hướng hiện đại, phấn đấu trở thành trung tâm y tế của vùng miền núi phía Bắc. Thu hút đầu tư phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, bệnh viện quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ cho tỉnh và cho Vùng.

- Phát triển hoàn chỉnh hệ thống khám chữa bệnh, phục hồi chức năng và mạng lưới y tế dự phòng các cấp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nâng cao chất

lượng công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân. Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế, tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

- Thực hiện tốt các chương trình quốc gia về y tế đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Củng cố mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường cơ sở vật chất các trạm y tế xã, phường.

Về khoa học - công nghệ

- Đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ để thực sự trở thành yếu tố then chốt tạo ra những đột phá về năng suất, chất lượng, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và đảm bảo môi trường bền vững. Phát huy thế mạnh của Thái Nguyên có nhiều trường đại học, cao đẳng, là nơi tập trung các nhà khoa học kết hợp giữa giảng dạy và nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.

- Tập trung nghiên cứu các chương trình đổi mới công nghệ, tiếp nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến vào các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật trọng điểm như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chế tạo, sản xuất vật liệu mới, chế biến thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Về văn hóa, thể dục, thể thao và thông tin, truyền thông

- Phát triển theo hướng hội tụ những bản sắc văn hóa đặc trưng các dân tộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc; từng bước hoàn thiện các công trình văn hóa, nghệ thuật và thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu người dân và du lịch.

- Hoàn thiện mạng lưới thiết chế văn hóa - thông tin cơ sở các cấp; tổ chức và sắp xếp lại các loại hình hoạt động văn hóa - nghệ thuật, rạp chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật; quy hoạch tổ chức các lễ hội truyền thống và văn hóa dân gian.

- Bảo tồn và phát huy di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng và các di sản văn hóa. - Tăng cường hiệu quả truyền thông, định hướng thông tin cho nhân dân trong lĩnh vực thông tin báo chí, in, xuất bản và phát hành. Mở rộng ứng dụng khoa học - công nghệ thông tin trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình; củng cố và phát triển hệ thống truyền thanh xã, phường, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số.

Về quốc phòng - an ninh

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng - an ninh; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng các lực lượng vũ trang của tỉnh trong sạch vững mạnh; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Việc lập quy hoạch, kế hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, bưu chính viễn thông, giáo dục -

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)