Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 62 - 64)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.4. Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển

- Ngoài các chương trình bắt buộc theo Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức cần nghiên cứu xây dựng chương trình và phương pháp bồi dưỡng đối với những người được xác định là có trình độ cao trong hoạt động công vụ. Bồi dưỡng phải có trọng tâm nhằm hướng tới việc phát triển tài năng, giúp công chức có cơ hội thăng tiến. Đặc biệt, chú trọng nâng cao năng lực sáng tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm cho những người có trình độ cao trong các cơ quan nhà nước.

Vì vậy, chương trình bồi dưỡng cần được xây dựng phù hợp với từng nhóm đối tượng: lãnh đạo, quản lý; tham mưu xây dựng chiến lược và hoạch định chính sách; thực thi thừa hành với các nội dung như: trang bị phương pháp luận, tầm nhìn và kỹ năng nghề nghiệp, quản lý; nâng cao năng lực giải quyết vấn đề, tình huống; tăng cường khảo sát thực tế trong nước và nước ngoài để trau dồi thêm kinh nghiệm; tăng cường đạo đức công vụ; bồi dưỡng các kỹ năng hành chính như thảo luận, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng viết, kỹ năng giao tiếp… Đồng thời, phải lựa chọn các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có uy tín trong nước và nước ngoài phù hợp để cử những người có trình độ cao tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

- Ngoài ra, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo hướng phát triển tài năng cần được thực hiện bằng hình thức luân chuyển, điều động, biệt phái theo kế hoạch tạo điều kiện cho người có trình độ cao thử thách và cọ xát thực tiễn. Hoạt động thực thi công vụ luôn đòi hỏi cán bộ, công chức phải sử dụng thành thạo các kỹ năng như: kỹ năng tư duy phân tích - tổng hợp, tư duy hệ thống, kỹ năng giao tiếp, khả năng bố trí, sắp xếp và tổ chức công việc, khả năng dự báo chính xác… Để đáp ứng được điều đó, ngoài những tố chất bẩm sinh tạo tiền đề tốt, NNLCLC trong hoạt động công vụ nhất thiết phải có những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn triển khai thực hiện các chính sách tại các ngành, lĩnh vực liên quan.

- Cơ hội được thăng tiến của công chức cũng là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút NNLCLC trong các CQNN. Việc đề bạt, bổ nhiệm công chức vào các vị

trí tương xứng trình độ chính là chìa khóa của thành công. Cần sử dụng kết hợp tiêu chí thâm niên công tác và công lao thành tích, kết quả cuối cùng để đề bạt, khắc phục tư tưởng cục bộ, bản vị, ích kỉ, kì thị; tư tưởng ban ơn trong xem xét, đánh giá và đề bạt công chức có tài năng vào những vị trí chủ chốt.

3.3.5. Nhóm giải pháp về xây dựng môi trường và điều kiện làm việc

Để thu hút được NNLCLC vào làm việc trong các CQNN, phải tạo được môi trường công tác và điều kiện làm việc tốt như: không khí làm việc dân chủ, công khai, minh bạch; phương tiện làm việc, điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ; đảm bảo cho NNLCLC có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong lĩnh vực hoạt động của mình cũng như có một số “quyền” nhất định trong tự do tư tưởng, điều kiện làm việc, cơ hội cống hiến.

Người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức, pháp lý và các điều kiện vật chất, tinh thần để người có trình độ cao có thể bộc lộ và phát huy cao nhất tài năng của mình.

Các cơ quan, đơn vị cần tạo môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức như: không gian làm việc, các thiết bị công nghệ thông tin, các loại vật tư, văn phòng phẩm khác tùy theo yêu cầu nhiệm vụ. Xây dựng văn hóa cơ quan đoàn kết, gắn bó, khắc phục những hạn chế cố hữu của môi trường công tác trong các CQNN ảnh hưởng tới sự phát triển của NNLCLC như tâm lý cào bằng, bình quân chủ nghĩa…

Có cơ chế đánh giá, công nhận thành tích thiết thực, đánh giá trên hiệu quả công việc, vị trí việc làm; đồng thời thay đổi, giảm biên chế những người làm việc không hiệu quả; tạo điều kiện tốt nhất cho công chức, viên chức và người có trình độ cao làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với cơ quan, đơn vị. Để khuyến khích người có trình độ cao phát huy được hết năng lực, sở trường của mình, cần xây dựng được môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, có sự tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Một môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo, không đố kị, tạo điều kiện cho người có trình độ cao thăng tiến nghề nghiệp và công hiến, đây chính là yếu tố có tính quyết định để giữ chân và phát huy tài năng. Một môi trường làm việc dân chủ, thân thiện nhưng vẫn phải tạo ra bầu không khí cạnh tranh lành mạnh giữa NNLCLC với các công chức bình thường khác. Cạnh tranh lành mạnh sẽ chống lại khuynh hướng bình quân chủ nghĩa, có tác dụng khích lệ tinh thần tiến thủ, kích thích sự sáng tạo. Bên cạnh đó, NNLCLC được tiếp cận, khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn và nghiên cứu khoa học.

Được cung cấp trang thiết bị, phương tiện làm việc thuận lợi để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trường hợp cần thiết sẽ được đầu tư các trang thiết bị đặc biệt để triển khai các chương trình, đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học đã được cấp thẩm quyền đánh giá là khả thi; đối với các ngành, lĩnh vực đặc thù như: nghệ thuật, thể dục, thể thao, y tế và quốc phòng, an ninh được đầu tư theo yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao tại UBND thành phố thái nguyên (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)