7. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những hạn chế, yếu kém
Bên cạnh các thành công trong việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trong thời gian qua thì vẫn còn một số hạn chế như sau:
công việc và còn một số hạn chế về kỹ năng nhưng chưa có sự đánh giá sàng lọc để thực hiện phương châm “có vào, có ra”.
- Chưa thu hút được các chuyên gia đầu ngành, lĩnh vực. Việc thu hút còn phân tán, chưa tạo được mối liên hệ hoạt động giữa các nhóm có cùng chuyên ngành hoặc hỗ trợ trong thực hiện các đề tài, đề án...
- Việc phối hợp quản lý và thực hiện chính sách, chế độ đối với các đối tượng được thu hút chưa thực sự đồng bộ, chặt chẽ như: Việc sử dụng, bố trí công việc một số trường hợp chưa thật sự phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo; phần lớn các đối tượng thu hút có nhu cầu thực tế về nhà ở nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết với nhiều lý do; việc đánh giá và quản lý còn lúng túng, chế độ báo cáo của phòng ban, cơ quan sử dụng đôi lúc không kịp thời nên ảnh hưởng ít nhiều đến công tác quản lý số lượng đối tượng thu hút.
- Chính sách dành cho đối tượng thu hút nếu so sánh với những đối tượng khác trong phòng ban, cơ quan đã có những vượt trội. Tuy nhiên, với mức lương và phụ cấp như hiện nay thì vẫn còn thấp chưa đảm bảo cho đối tượng thu hút sống bằng lương, nhất là các trường hợp ngoại tỉnh. Vì vậy, để tạo điều kiện để đối tượng thu hút ổn định và yên tâm công tác, cần có chính sách hỗ trợ bảo đảm cuộc sống.
- Vấn đề phát huy năng lực của đối tượng thu hút thời gian qua cũng còn một số hạn chế, môi trường làm việc chưa có tính đồng bộ, sản phẩm các đối tượng thu hút mang lại chưa có tính chất nổi trội, thuyết phục, vẫn còn một số đối tượng bố trí công tác không đúng với chuyên ngành đào tạo và đối với cá nhân đối tượng thu hút chưa thấy được khả năng phát triển trong tương lai.
- Mức đãi ngộ đối với các đối tượng thu hút, tiếp nhận so với biến động giá cả thị trường hiện nay so với mức đãi ngộ của các tỉnh, thành phố khác là thấp, trong khi các tỉnh, thành phố khác đã có chế độ đãi ngộ cao hoặc đã điều chỉnh rất nhanh chóng, kịp thời, điều này tỉnh Thái Nguyên không tạo được thế cân bằng trong thu hút cạnh tranh, không tạo được sự hấp dẫn đối với các đối tượng thu hút. Một số dẫn chứng, so sánh cụ thể với các tỉnh có các điều kiện KT-XH, đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng để có thể thấy rõ tính cạnh tranh.
Đặc biệt, văn bản chính sách chậm thay đổi, cho đến nay vẫn áp dụng Nghị quyết số: 04/2012/NQ-HĐND và Quyết định số: 03/2014/QĐ-UBND mà chưa thay bằng văn bản chính sách khác hay văn bản sửa đổi chính sách, nên có nhiều điểm quy định trong văn bản không còn phù hợp như: