7. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Thực trạng về tuyển chọn nguồn nhânlực chất lượng cao
Việc triển khai chính sách thu hút nguồn nhân lực của thành phố Thái Nguyên đã huy động được một số lượng đáng kể những người có chất lượng cao, thể hiện ở [Bảng 2.5]
Bảng 2.5: Thu hút nhân lực cho khu vực công tại thành phố Thái Nguyên trong 05 năm (2015 - 2020) Học vị Năm Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tổng số Người(%) 2016 0 0 2 2(100%) 2017 0 2(40%) 3(60%) 5(100%) 2018 0 1(25%) 3(75%) 4(100%) 2019 1(12.5%) 2(25%) 5(62.5%) 8(100%) 2020 1(9.1%) 3(27.3%) 7(63.6%) 11(100%) 2016-2020 2(6.6%) 8(26.7%) 20(66.7%) 30(100%)
Sau 05 năm thực hiện chính sách thu hút, UBND thành phố đã tiếp nhận và bố trí công tác cho 30 trường hợp tốt nghiệp đại học công lập, chính quy trở lên; trong đó có 02 tiến sĩ (chiếm 6,6%), 08 thạc sĩ (chiếm 26,7%) và 20 tốt nghiệp đại học (chiếm 66,7%). Đây là một kết quả rất khả quan góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của thành phố. Trong số 30 cán bộ, công chức tăng thêm trong đội ngũ nhân lực của thành phố có đến 12 người là đối tượng được tiếp nhận theo chính sách thu hút nguồn nhân lực, chiếm 40%.
Về cơ cấu ngành nghề tiếp nhận, có 02 đối tượng được đào tạo về ngành giáo dục (chiếm 6,7%), 02 người có chuyên ngành về y tế (chiếm 6,7%), 15 người ngành luật - hành chính và quản lý (chiếm 50%). Nhóm ngành công nghệ thông tin và viễn thông có 05 trường hợp (chiếm 16,6%); 03 trường hợp nhóm ngành kế toán và tài chính (chiếm 10%); 02 trường hợp thuộc nhóm ngành khoa học công nghệ và xây dựng (chiếm 6,7%). Nhóm ngành xã hội có 01 người (chiếm 3,3%).
Như vậy, nhóm ngành tiếp nhận theo chính sách thu hút nhiều nhất trong thời gian vừa qua là nhóm ngành luật - hành chính và quản lý. Trong thời gian tới thành phố đẩy mạnh việc thu hút đối với các ngành nghề về giáo dục và y tế, vừa qua UBND thành phố thực hiện chính sách thu hút đã tạo ra thành quả rất đáng ghi nhận trong việc thực hiện chính sách, góp phần quan trọng vào việc phát triển của thành phố.