Nhóm giải pháp về kiến nghị với cơ quan chức năng:

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 92 - 97)

- Quốc hội cần cho phép Bộ Tài chính chủ động trong việc xác định kỳ hạn trái phiếu phát hành trong năm và đảm bảo các mục tiêu đề ra về kỳ hạn bình quân của toàn bộ trái phiếu phát hành trong năm và kỳ hạn còn lại của danh mục trái phiếu cuối năm, không hạn chế phát hành các kỳ hạn ngắn như tín phiếu. Như vậy, tín phiếu sẽ được tính toán để phát hành thường xuyên, hình thành một công cụ tạo lãi suất tham chiếu cho thị trường, không tính vào số bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển hoặc chỉ tính vào số phát hành, số bội chi khi vẫn còn dư nợ vào thời điểm ngày 31/12 hàng năm để có thể phát hành khối lượng lớn, đảm bảo mức lãi suất tham chiếu minh bạch, tin tưởng để các nhà đầu tư trên thị trường đầu tư vào trái phiếu có lãi suất thả nổi.

- Sửa đổi các Thông tư hướng dẫn phát hành thanh toán trái phiếu trong đó bổ sung các quy định về điều khoản cho phép mua/bán trái phiếu trước hạn (thanh toán gốc trước hạn) và quy định cụ thể nguồn để mua lại loại trái phiếu này như các trái phiếu đang lưu hành hiện nay để thực hiện phát hành trái phiếu có điều khoản mua lại trước hạn.

- Xây dựng văn bản pháp lý làm cơ sở thực hiện việc điều chỉnh tiền gốc trái phiếu trong vòng đời của trái phiếu; Phối hợp với Tổng cục Thống kê và tổ chức hoạt động thống kê của Bộ Tài chính để công bố chỉ số CPI đảm bảo đáng tin cậy, minh bạch và nhanh chóng, làm tham chiếu dễ dàng cho các nhà đầu tư để tin tưởng đầu tư trái phiếu phòng ngừa lạm phát.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan (Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ kế hoạch đầu tư...) để xây dựng các quy định về việc quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu xanh và xây dựng cơ chế báo cáo định kỳ, phân định trách

nhiệm của các cơ quan, đơn vị đảm bảo công khai, minh bạch, tạo lòng tin đôi với các nhà đầu tư vào các dự án xanh, trong đó Chính phủ huy động nguồn vốn đầu tư các dự án thông qua phát hành trái phiếu xanh.

- Xây dựng, hoàn thiện khuôn khồ chính sách đối với thị trường TPCP theo chuẩn quốc tế với đầy đủ các giao dịch được thực hiện trên thị trường, quyền lợi và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức tham gia thị trường hướng đến sự liên thông với thị trường thế giới.

- Khuyến khích các doanh nghiệp bão hiểm và nghiên cứu để đối tượng dân cư có thể tham gia gián tiếp vào thị trường TPCP với nhiều lựa chọn đầu tư, vừa giúp đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và tăng huy động vốn cho NSNN.

+ Đối với nhà đầu tư chính là khối các ngân hàng thương mại có tỷ lệ nắm giữ trái phiếu lớn tiếp tục tích cực tham gia mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp, đồng thời cung cấp thông tin liên quan đến tình hình thị trường và nhu cầu đầu tư cho cơ quan quản lý để hài hòa giữa cung và cầu trái phiếu, nâng cao hiệu quả phát hành TPCP;

+ Đối với đối tượng nhà đầu tư là các công ty bảo hiểm, quỳ đầu tư trong và ngoài nước cần tham gia tích cực hơn vào thị trường trái phiếu, đồng thời đề xuất các cơ chế hỗ trợ với cơ quan quản lý để tham gia thị trường một cách hiệu quả hơn ...;

+ Các nhà đầu tư càn tích cực trao đổi với cơ quan quản lý nhằm đưa ra các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tham gia thị trường và đề xuất các giải pháp phát triền thị trường trái phiếu thông qua các cuộc hội nghị thành viên thị trường trái phiếu, các diễn đàn trao đối kinh tế xã hội định kỳ, thông qua hiệp hội thị trường trái phiếu Chính phủ hoặc có thể liên hệ trực tiếp với các cơ quan quản lý có thẩm quyền. Trên cơ sở khó khăn vướng mắc của thành viên thị trường, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp.

KÉT LUẬN

Nhu câu vôn cho phát triên kinh tê trong giai đoạn 2021-2030 ngày càng tăng cao trong khi nguồn vốn vay hồ trợ nước ngoài ODA có xu hướng giảm, áp lực vay vốn tại thị trường trong nước tăng cao, khi đó phát hành TPCP trở thành kênh huy động vốn chủ lực, quan trọng. Cùng với các giải pháp tổng thể được đưa ra trong lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm 2030, Luận văn đưa ra được những mặt đạt được trong công tác phát triển sản phẩm mới, công tác tổ chức thực hiện việc phát triển sản phẩm mới và công tác kiểm tra, giám sát việc phát triển sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu Việt Nam. Đặc biệt tác giá đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong việc phát triển sản phẩm mới như (i) khung khổ chính sách của thị trường trái phiếu mới chỉ phù hợp với tình hình thị trường trong giai đoạn hiện nay, một số cơ chế chính sách chưa được ban hành theo chuẩn quốc tế; (ii) quy mô của thị trường vẫn còn nhỏ so với các nước khác trong khu vực và còn chịu nhiều tác động bởi tình hình kinh tế trong và ngoài nước; (iii) cơ cấu nhà đầu tư chưa đa dạng, chưa tương xứng với quy mô của thị trường; (iv) Sản phấm thị trường còn khá đơn điệu.

Từ những hạn chế trên, tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát triển sản phấm mới cho thị trường trái phiếu Chính phủ như sau: (i) đề xuất triển khai một số sản phẩm trái phiếu mới cho thị trưòng trái phiếu Việt Nam như trái phiếu có lãi suất thả nồi, trái phiếu phòng trừ lạm phát, trái phiếu có điều khoản mua lại trước hạn và trái phiếu xanh; (ii) đề xuất nhóm giải pháp về quy trình, nghiệp vụ đế triển khai đồng bộ trên thị trường; (iii) đề xuất nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động của thị trường thông qua việc đấy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tổ chức phát hành, quàn lý nhà đầu tư ...; (iv) đề xuất nhóm giải pháp vĩ mô nhằm thúc

đẩy sự phát triển của thị trường trái phiếu gắn liền với sự phát triển của thị trường tiền kệ và sự phát triển của nền kinh tế; (v) đề xuất các kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm nâng cao hiệu quà phát triển thị trường và phát triển các sản phẩm mới cho thị trường.

Thị trường trái phiếu Chính phú Việt Nam đang trên đà phát triển; công tác quản lý nợ nói chung và phát hành TPCP nói riêng vẫn đang được nghiên cứu hoàn thiện để hướng tới mục tiêu xây dựng một thị trường trái phiếu Việt Nam phát triển tương ứng với tiềm năng đất nước và đáp ứng nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội ngày càng gia tăng, trong đó thị trường TPCP đóng vai trò then chốt, định hướng cho các thị trường khác. Với một nội dung phức tạp, đòi hỏi nghiên cứu sâu, rộng nhiều vấn đề, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của hội đồng để tiếp tục hoàn thiện luận văn và nghiên cứu sâu hơn trong tương lai./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính, 2013. Quyêt định sô 261/QĐ-BTC ngày 01 tháng 02 năm 2013

phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam đến năm 2020.

2. Bộ Tài chính, 2015. Quyết định số 2Ỉ83/QĐ-BTC ngày 20 tháng 10 năm

2015 về kế hoạch hành động của ngành tài chỉnh thực hiện chiến lược quốc gia về

tăng trưởng xanh đến năm 2020.

3. Bộ Tài chính, Thông tư sổ 17/2012/TT-BTC ngày 8 tháng 2 năm 2012 hướng dẫn phảt hành trải phiếu Chỉnh phủ tại thị trường trong nước.

4. Bộ Tài chính, 2015. Thông tư sổ 111/2015/TT-BTC ngày 28 tháng 7 năm

2015 hướng dẫn phát hành trái phiếu Chỉnh phủ tại thị trường trong nước.

5. Bộ Tài chính, 2018. Thông tư số 1 ỉ 1/2018/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm

2018 hướng dẫn phát hành thanh toán công cụ nợ của Chính phủ tại thị trường

trong nước.

6. Thủ tướng Chính phủ, 2017. Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14/8/2017

phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn

đến năm 2030 ngày

7. Bộ Tài chính, 2006. Quyết định số 2276/QĐ-BTC ngày 20 tháng 06 năm 2006 về việc tập trung đấu thầu trải phiếu Chính Phù tại Trung tăm giao dịch

chứng khoản Nội.

8. Bộ Tài Chính, 2006. Quyết định số 46/2006/QĐ - BTC ngày 06 tháng 09 năm

2006 về việc ban hành Quy chế về việc phát hành trái phiếu Chính Phủ theo lô lớn.

9. Bộ Tài chính, 2008. Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ngày 01 thảng 07 năm 2008 về việc ban hành Quy chế Quản lỷ giao dịch trái phiếu Chỉnh Phủ tại Trung

tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

10. Bộ Tài Chính, 2008. Quyết định số 86/QĐ-BTC ngày 15 tháng 01 năm 2008

“Phê duyệt ớề án xây dựng thị trường giao dịch Trái phiếu Chỉnh Phủ (TPCP)

chuyên biệt”.

11. Bộ Tài Chính, 2008. Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ngày 01 tháng 07 năm

2008 vê việc ban hành quy chê quản lỷ giao dịch Trải phiêu Chỉnh Phủ tại Trung

tâm giao dịch chứng khoản Hà Nội.

12. Chính phù, 2011. Nghị định số 01/2011/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2011

hướng dẫn phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Chỉnh phủ bảo lãnh và trái

phiếu chính quyền địa phương.

13. Chính phủ, 2018. Nghị định só 95/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018

quy định về phát hành, đăng kỷ, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính

phủ trên thị trường chứng khoán

14. Trần Thị Thu Hương, 2019, Luận án tiến sĩ “Phát triển thị trường trái phiếu Chỉnh phủ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập tài chỉnh.

15. Bùi Kim Yến và tập thể tác giả, 2008, Giáo trình: Thị trường tài chính thị

trường chứng khoán.

16. Lê Thị Ngọc Loan, 2004. Một so giải pháp nhằm thúc đây hoạt động giao

dịch TPCP trên thị trường thứ cấp trong điều kiện hiện nay.

17. Lê Thị Ngọc, 2019. Phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ ở Việt Nam.

Luận án tiến sĩ .

18. Lê Anh Tuấn, 2011. Phát triển thị trường trái phiếu Chinh phủ ở Việt Nam

r

T f rT’ • Ạ . _ _

Luận án Tiên sĩ

19. Thủ tướng Chính Phủ, 2012, Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03

năm 2012 về việc phê duyệt đề án phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai

đoạn 2011-2020.

20. Thủ tướng Chính phủ, 2012, Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25 tháng 09

năm 2012 về chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.

21. Thủ tướng Chính phủ, 2014, Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20 tháng 3 năm 2014 về Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 20ỉ4-2020.ủy ban

Chứng khoán Nhà nước, 2013, Quyết định số 160/QĐ-UBCK ngày 15 tháng 3 năm 2013 về quy định chào mua, chào bản trên thị trường trải phiếu Chính phủ.

22. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, 2016-2020. Báo cáo thường niên về Thị

trường trái phiếu Chỉnh phủ.

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)