Mục tiêu, định hướng phát triển sản phẩm mới

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 84)

Với mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển giàu mạnh văn minh, khối lượng vốn cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu và đầu tư cho kinh tế xã hội, nguồn vốn huy động thông qua phát hành TPCP ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tổng thể nguồn vay của NSNN. Tuy nhiên, trong bối cảnh diễn biến phức tạp, khó dự báo của đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu có khả năng rơi vào suy thoái và khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm tới, nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ thị trường quốc tế. Tăng trưởng kinh tế chậm, khả năng phục hồi khó khăn dẫn đến kỳ vọng tăng lãi suất, nhu càu đầu tư TPCP dài hạn của các nhà đầu tư giảm, tác động trực tiếp, gây khó khăn cho công tác phát hành TPCP trong giai đoạn tới.

Bên cạnh các giải pháp đã được triển khai trong thời gian qua như tiếp tục tập trung phát hành trái phiếu theo phương thức đấu thầu để tăng cường tính minh bạch, tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho thị trường, cải tiến quy trình cung cấp thông tin trái phiếu nhằm hướng tới thông lệ chuẩn quốc tế, mở rộng cơ sở nhà đầu tư tới các đối tượng nhà đầu tư trong và ngoài nước, hướng tới các công ty bảo hiểm, quỳ đầu tư...thi việc nghiên cứu, phát triền các sản phẩm trái phiếu mới cũng là một giải pháp quan trọng nhằm thu hút các nhà đầu tư mua TPCP, tăng cường khả năng huy động vốn cho NSNN và phát triển thị trường trái phiếu.

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã xây dựng các đề án nghiên cứu và triển khai thí điểm một số sản phẩm trái phiếu mới như trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ (zero coupon), trái phiếu có kỳ trả lãi dài/ ngắn hơn kỳ trả lãi

chuân (long/short coupon). Các sản phâm mới đã nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư, giúp các nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn. Khi quy mô thị trường trái phiếu hiện nay chiếm 31% GDP; nhà đầu tư chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia rất ít, sự tham gia của khối quỳ đầu tư, bảo hiểm, vốn là khách hàng tiềm năng của thị trường trái phiếu còn thấp, một trong những nguyên nhân là do sản phẩm chưa đa dạng, chủ yếu trái phiếu thông thường được trả lãi cố định. Ngoài ra, việc triến khai các sản phấm trái phiếu mới cũng sẽ giúp cho cơ quan phát hành chủ động hơn trong việc quản lý và điều hành NSNN, tận dụng được tốt hơn nhu cầu thị trường và thu hút sự tham gia của các loại hình nhà đầu tư, từ đó hướng đến mục tiêu đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, phát triển thị trường bền vững, là kênh huy động vốn hiệu quả cho NSNN.

4.3 Đề xuất một sổ sản phẩm mới

Tỷ lệ tiết kiệm trên thu nhập của người Việt Nam mức cao hiện lên đến trên 40% GDP trong khi Chính phủ hiện tạm dừng việc phát hành TPCP trực tiếp cho đối tượng là dân cư, chưa có nhiều hình thức để đối tượng này tiếp cận trực tiếp với TPCP.

Qua đánh giá, việc phát hành các sản phẩm trái phiếu mới sẽ có tác động tốt đến thị trường, giúp đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, thu hút sự quan tâm của các loại hình nhà đầu tư - đặc biệt là nhóm nhà đầu tư cá nhân và các loại hình quỹ, vừa tận dụng triệt đế nguồn lực tiết kiệm của khu vực dân cư, vừa giúp tuyên truyền mang tính chất chính trị về hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP.

Tác giả đề xuất việc triển khai một số sản phẩm trái phiếu mới phù hợp với tình hình thị trường trái phiếu Việt Nam, bao gồm:

4.3.1 Trái phiếu có lãi suất thả nổi (Floating rate bond)

Hiện nay, một số chỉ số Việt Nam có thể sử dụng để xác định thành tố tham chiếu của trái phiếu, bao gồm:

- Chỉ sô tăng trưởng GDP

Lợi ích của việc sử dụng chỉ số này là khi GDP tăng thể hiện nền kinh tế đi lên, NSNN cỏ nguồn thu dồi dào hem - khả năng chi trả tốt hom, đáp ứng trả được số tiền lãi lớn hơn và ngược lại. Tuy nhiên, đa số thành viên thị trường không ủng hộ việc sử dụng chỉ số này do chỉ số tăng trưởng GDP có độ trễ khá lâu, thường hơn 1 năm và có mức độ liên quan đến lãi suất thị trường thấp nên không phản ánh được sự biến thiên lãi suất thị trường.

- Chỉ số lạm phát CPI:

Giống như chỉ số tăng trưởng GDP, đa số thành viên thị trường không ủng hộ việc sử dụng chỉ số này do chỉ số tăng trưởng GDP có độ trễ khá lâu, thường hơn 1 năm.

- Lãi suất tín phiếu Kho bạc:

Qua khảo sát thị trường, đa số thành viên lựa chọn chỉ số này làm chỉ số tham chiếu cho trái phiếu lãi suất thả nổi vì lãi suất tín phiếu Kho bạc có tính tham chiếu, minh bạch và thanh khoản cao nhất trên thị trường. Từ năm 2015 và 2016, KBNN không phát hành tín phiếu thường xuyên do vướng Nghị quyết số 78/2014/QH13 và Nghị quyết số 99/2015/QH14 của Quốc hội về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015, 2016. Việc phát hành tín phiếu chỉ được thực hiện với khối lượng nhỏ, không thường xuyên để bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN. Tuy nhiên, từ năm 2017, KBNN được phép phát hành đa dạng tất cả các kỳ hạn, trong đó có tín phiếu do Nghị quyết số 27/2016/QH14 về Dự toán ngân sách Nhà nước năm 2017 không hạn chế kỳ hạn trái phiếu, do đó có thể lựa chọn lãi suất tín phiếu Kho bạc làm chỉ số tham chiếu nếu phát hành trái phiếu lãi suất thả nổi.

Tuy nhiên, để chỉ số tham chiếu đảm bảo minh bạch, đủ tin cậy với các nhà đầu tư, việc phát hành tín phiếu cần được thực hiện thường xuyên với khối lượng phát hành đủ lớn để tránh bị thao túng hay làm giá thì việc chọn

lãi suât này làm chỉ sô tham chiêu cho trái phiêu lãi suât thả nôi sẽ phản ánh đúng thực tế thị trường, hấp dần các nhà đầu tư.

- Lãi suất liên ngân hàng (VNIBOR): Tại Việt Nam hiện nay, chỉ số này chưa được chính thức xây dựng và công bố thường xuyên. Hơn nữa, lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn 3 tháng trở lên không có tính liên tục và chưa đáng tin cậy vì hầu như không có hoặc có rất ít giao dịch giữa các ngân hàng thương mại đối với các kỳ hạn này nên không có lãi suất tham chiếu tin cậy thường xuyên.

- Lãi suất tín phiếu NHNN: Tín phiếu được NHNN phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Do vậy, kỳ hạn, tần suất và khối lượng phát hành phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu điều hành của NHNN, không mang tính ốn định và biên độ dao động lớn, không phù hợp làm chỉ số tham chiếu của trái phiếu có lãi suất thả nổi.

Căn cứ điều kiện trên, KBNN có thể phát hành loại trái phiếu có lãi suất thả nổi gắn với lãi suất tín phiếu Kho bạc.

4.3.2. Trái phiếu phòng trừ lạm phát (treasury inflation protected bond)

Từ năm 2015, Tổng cục Thống kê đã bắt đầu công bố định kỳ hàng tháng chỉ số lạm phát cơ bàn phản ánh sự thay đổi mức giá chung mang tính chất dài hạn và ồn định hơn so với chỉ số giá tiêu dùng CPI. Thời gian gần đây (từ năm 2015 trờ lại), các chính sách điều hành kinh tế phát huy hiệu quả, tình hình kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, chỉ số lạm phát biến động trong phạm vi không lớn và có thể dự báo được. Nếu chi số này được sử dụng thì trái phiếu có xu hướng phù họp với các nhà đầu tư cá nhân muốn đề phòng sự mất giá của đồng tiền hon vì không có mối liên hệ chặt chẽ với lãi suất thị trường.

Trong thời gian tới, khi Bộ Tài chính tổ chức đánh giá kết quả triển khai Nghị định số 95/2018/NĐ-CP quy định về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán,

tác giả luận văn đê xuât bô sung quy định vê điêu chỉnh tiên gôc trái phiêu đê có căn cứ triển khai phát hành và xin đề xuất sử dụng chỉ số CPI làm chỉ sổ tham chiếu cho trái phiếu. Đồng thời, xin khuyến nghị xây dựng hệ thống bán lẻ trái phiếu và có thể thực hiện theo mô hình điện tử hóa như tại Mỹ để thu hút và đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư cá nhân.

4.3.3 Trái phiếu có điều khoản mua lại trước hạn

Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn, do đó NSNN thường xuyên căng thẳng, việc bố trí nguồn mua lại một lượng lớn trái phiếu là khó khăn. Trong khi đó, đối với trái phiếu có điều khoản cho phép Chính phủ được mua lại trước hạn, Chính phủ càn phải đảm bão đù nguồn để có thể mua lại trước hạn trái phiếu theo điều kiện, điều

khoản đã công bố cùa trái phiếu.

Hiện nay, việc mua lại TPCP đã được quy định tại Thông tư số 107/2020/TT-BTC ngày 21/12/2020, tuy nhiên, việc quy định kỳ hạn còn lại của trái phiếu để giao dịch khiến lượng sản phẩm trên thị trường khá khan hiếm, các thành viên thị trường không có nhu cầu giao dịch các loại trái phiếu có kỳ hạn còn lại ngắn, các loại trái phiếu này thường được giữ lại để làm tài sản đảm bão. Do đó, tôi đề xuất Bộ Tài chính xem xét bở quy định về kỳ hạn còn lại của trái phiếu để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trên thị trường.

4.3.4 Trái phiếu xanh

Trái phiếu xanh là trái phiếu đầu tư cho các dự án có mục tiêu hướng đến cải thiện, bảo vệ môi trường, có thể thấy tương tự như trái phiếu phát hành để đầu tư các công trình giao thông thủy lợi hoặc đầu tư cho giáo dục K.BNN đã phát hành thành công giai đoạn trước đây.

Tuy nhiên, với các điều khoản sử dụng nguồn vốn trái phiếu chặt chẽ hơn, tôi đề xuất các cơ quan quản lý cần xây dựng một hệ thống các quy định về giải ngân, quản lý sử dụng vốn, báo cáo,... đảm bảo minh bạch, hiệu quả

để duy trì niềm tin của nhà đầu tư, đảm bảo việc sứ dụng tiền thu được từ việc phát hành trái phiếu xanh chỉ được sử dụng cho các dự án xanh như cam kết.

4.4 Các giải pháp để phát triển các sản phẩm mới trên thị trường trái phiếu Việt Nam

4.4.1 Nhóm giải pháp về quy trình nghiệp vụ

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn quy trình tố chức phát hành TPCP đề hiện đại hóa công tác phát hành, thanh toán theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả; cải tiến quy trình phát hành, thanh toán TPCP, rút ngắn thời gian phát hành, đăng ký, lưu ký và đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường thử cấp để tăng tính thanh khoản cho TPCP; gắn việc phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững, an toàn và giảm thiều rủi ro đảo nợ của NSNN.

- Chủ động điều hành khối lượng TPCP phát hành ra thị trường phù họp với điều kiện thị trường và nhu cầu cân đối ngân sách, đảm bảo mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu của NSNN và tính ồn định, liên tục của thị trường với lãi suất phát hành hợp lý; đồng thời, tranh thủ những thời điểm NQNN dồi dào để điều chỉnh giãn hoặc giảm khối lượng huy động vốn phù hợp, tiết kiệm chi phí vay nợ.

- Duy trì công bố kế hoạch thống nhất, hạn chế điều chỉnh và công bố lịch biểu các đợt phát hành TPCP bao gồm: khối lượng, kỳ hạn ngày phát hành theo định kỳ hàng năm, quý, tháng và tuần làm cơ sở cho các nhà đầu tư xem xét bố trí nguồn vốn phù họp; việc quyết định mức lãi suất đấu thầu cần kết hợp hài hòa giữa định hướng lãi suất của Nhà nước với các mức lãi suất thị trường, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.

- Thực hiện phát hành đầy đủ và đa dạng kỳ hạn TPCP từ 1 năm đến 30 năm để cung cấp đủ các loại hàng hóa chuẩn cho thị trường, tạo đường cong

lãi suất cho các công cụ nợ khác tham chiếu, phát hành tín phiếu với khối

lượng đủ lớn tạo lãi suât tham chiêu tin cậy cho trái phiêu lãi suât thả nôi đảm bảo các chỉ tiêu giới hạn quy định của Quốc hội hiện hành, đảm bảo mục tiêu về cơ cấu nợ công và quản lý rủi ro danh mục nợ nói chung.

- Phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp với các điều kiện về quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập, dẫn dắt và phát triến thị trường trên cả sơ cấp và thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia thị trường; Nghiên cứu xây dựng cơ chế cho vay trái phiếu đối với các thành viên để có điều kiện tham gia thị trường tích cực hơn nữa;

- Khuyến khích BHXH đa dạng các kỳ hạn đầu tư; đồng thời, Bộ Tài chính hỗ trợ tối đa việc mở các kỳ hạn TPCP và nâng khối lượng gọi thầu hợp lý để BHXH có thể tham gia mua trái phiếu trong khi vẫn giữ được sự ổn định cho thị trường TPCP. Trong trường hợp thị trường TPCP có dấu hiệu "đóng băng", phối họp với BHXH tổ chức đấu thầu để duy trì thị trường và giữ mức

lãi suất tham chiếu cho thị trường.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt; xây dựng, hoàn thiện hệ thống bán lẻ qua hệ thống KBNN và thực hiện phát hành qua hệ thống đại lý trên nền táng điện tử hóa đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhằm phân phối TPCP đến khu vực dân cư; rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu tạo thanh khoản trên thị trường; tạo ra các đầu mối thông tin tập trung giúp tuyên truyền, minh bạch hệ thống thông tin về thị trường trái phiếu, quảng bá thị trường TPCP, góp phần đa dạng hóa nhà đầu tư, tạo

nguồn cầu đối với các loại sản phẩm mới.

4.4.2 Nhóm giải pháp về công nghệ thông tin

- Sớ GDCK Hà Nội và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đảm bảo đăng ký, lưu ký, niêm yết trái

phiêu lãi suât thả nôi và trái phiêu điêu chỉnh theo lạm phát. Đôi với Trái phiếu xanh và trái phiếu có điều khoản mua lại trước hạn, cơ bản hạ tầng hiện tại đã đáp ứng được do các trái phiếu này có lãi suất cố định, tương tự cách thức thực hiện đối với các trái phiếu thông thường đang lưu hành hiện nay.

- Nâng cấp, xây dựng các ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý phát hành, thanh toán TPCP, tái cơ cấu; hiện đại hóa kết nối giữa các đơn vị tác nghiệp liên quan đến hoạt động phát hành, thanh toán TPCP đề tăng hiệu quả, giảm sai sót trong quá trình thực hiện. Kết nối với cơ sở dữ liệu quản lý nợ chung của Bộ Tài chính hình thành cơ sở dừ liệu nợ tổng hợp, tăng cường hiệu quà quản lý nợ chung.

4.4.3 Nhóm các giải pháp vĩ mô

- Ôn định môi trường kinh tế vĩ mô là điều kiện cần thiết khách quan để đảm bảo sự phát triển ốn định của thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng, là cơ sở đề tăng cường công tác phát hành TPCP tới các nhóm đối tượng nhà đầu tư khác nhau. Môi trường kinh tế ổn định bao gồm

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)