Các sản phẩm trái phiếu Chính phủ trên thị trường

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 40)

3.1.2.1 Theo đồng tiền phát hành: TPCP gồm 02 loại:

- Trái phiếu bằng đồng Việt Nam: Hiện nay, trên thị trường TPCP Việt

Nam chú yêu là sản phâm trái phiêu băng đông Việt Nam với kỳ hạn đa dạng, từ trên 02 năm cho tói 30 năm, chiếm trên 95% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.

- Trái phiếu bằng đồng ngoại tệ: là trái phiếu phát hành bằng đồng đô la Mỹ. Trong năm 2009 trái phiếu ngoại tệ được phát hành theo phương thức bán lẽ cho công chúng để huy động vốn đầu tư cho các công trình giao thông, thủy lợi của đất nước. Hiện nay, trái phiếu ngoại tệ được phát hành theo phương thức bán lẻ trực tiếp tại KBNN trung ương cho các tổ chức theo Đồ án phát hành trái phiếu ngoại tệ tại thị trường trong nước được Thù tướng Chính phủ phê duyệt từng năm để huy động vốn đáp ứng nhu cầu chi của ngân sách nhà nước.

3.1.2.2 Theo kỳ hạn phát hành và hình thức trả gốc, lãi trái phiếu:

- Tín phiếu Kho bạc: Có kỳ hạn chuẩn là 13, 26 hoặc 52 tuần, các kỳ hạn khác của tín phiếu do Bộ Tài chính quyết định tùy theo nhu càu sử dụng vốn và tình hình thị trường nhưng không vượt quá 52 tuần. Tín phiếu Kho bạc được bán chiết khấu dưới mệnh giá và được hoàn trả mệnh giá vào ngày đáo hạn. Trước năm 2014, tín phiếu Kho bạc được phát hành thường xuyên đề huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển, tuy nhiên từ năm 2015 trở đi, theo quy định tại Nghị quyết số 78, Nghị quyết số 99 và các nghị quyết hàng năm của Quốc Hội về dự toán ngân sách nhà nước chỉ được phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài nhằm kéo dãn thời hạn trả nợ TPCP, trong những thời điểm NSNN khó khăn, huy động vốn thông qua phát hành TPCP trên thị trường không đáp ứng được đủ yêu cầu, tin phiếu Kho bạc được phát hành để bù đắp thiếu hụt tạm thời cho NSNN do thanh khoản cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường (tín phiếu được phát hành và thanh toán ngay trong năm ngân sách, không làm tăng dư nợ của TPCP sang năm tiếp theo, vừa đảm bảo đủng tinh thần các Nghị quyết của Quốc hội, vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho NSNN trong ngan hạn).

- Trái phiêu không thanh toán lãi định kỳ (zero coupon): Trái phiêu này được phát hành thấp hon mệnh giá (chiết khấu) và thanh toán bằng mệnh giá vào thời điểm trái phiếu đáo hạn. KBNN đã thí điểm phát hành 01 đợt trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ trong năm 2015 với kỳ hạn 05 năm theo phương thức đấu thầu qua Sở GDCK Hà Nội với tổng khối lượng 3.000 tỷ đồng.

- Trái phiếu có lãi suất cố định, thanh toán lãi định kỳ: Trái phiếu có kỳ hạn chuẩn là 2, 3, 5, 7, 10, 15, 20 và 30 năm (các kỳ hạn khác của trái phiếu do Bộ Tài chính quyết định trong trường hợp cần thiết), có lãi suất cố định, thanh toán lãi 01 lần/năm và được hoàn trả gốc khi đáo hạn. Đây là loại trái phiếu phổ biến nhất trên thị trường TPCP thời điểm hiện tại, được phát hành hàng tuần với kỳ hạn đan xen để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà đầu tư.

100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2015 2016 2017 2018 2019 2020

■ 1year «2 year ■ 3 year ■ 5 year ■ 7 year «10 year ■ 15 year ■ 20 year «30 year

Biêu đô 3.2: Co câu phát hành TPCP theo kỳ hạn

(Nguồn KBNN)

- Trái phiếu có kỳ trả lãi dài hoặc ngắn hơn kỳ trả lãi chuẩn: Nhằm mục đích làm hài hòa kế hoạch trả nợ của ngân sách, giúp ngân sách giảm sự căng thẳng vào một số thời điểm trả gốc và lãi trong khi vần đáp ứng nhu cầu vay vốn vào thời điểm phát hành, từ năm 2015, K.BNN thực hiện phát hành trái

phiêu có kỳ trả lãi đâu tiên ngăn hoặc dài hơn kỳ trà lãi chuân (long/short coupon) thường xuyên. Đây vẫn là trái phiếu có lãi suất cố định và được thanh toán lãi định kỳ hàng năm, tuy nhiên kỳ trả lãi đầu tiên của trái phiếu sẽ dài hơn hoặc ngắn hơn 01 năm, các kỳ trả lãi tiếp theo được tính đúng 01 năm kề từ ngày trả lãi đầu tiên. Việc phát hành trái phiếu long/short coupon giúp chủ động trong việc quản lý dòng tiền trả nợ gốc, lãi trong tương lai, tránh dồn khối lượng thanh toán lớn vào một thời điểm hoặc thời điểm ngân sách căng thẳng khi nguồn thu chưa tập trung được.

3.1.3 về chất lượng của trái phiếu Chỉnh phủ

Bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô, thị trường trái phiếu cũng đã có sự cải thiện chất lượng TPCP ở các phương diện sau:

3.1.3.1 Cơ cẩu kỳ hạn TPCP phát hành được cái thiện

Giai đoạn trước năm 2015, mặc dù Bộ Tài chính đã chủ động phát hành đa dạng hóa kỳ hạn TPCP từ 1 năm đến 30 năm, tuy nhiên nhu cầu chủ yếu tập trung ở các kỳ hạn ngắn, đặc biệt là trái phiếu có kỳ hạn 2 năm và 3 năm, thời gian đến hạn thanh toán ngắn trong khi khối lượng phát hành qua các năm tăng trướng mạnh đã gây sức ép trả nợ cho ngân sách nhà nước trong ngắn hạn. Từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính đã tập trung phát hành trái phiếu kỳ hạn từ 5 năm trở lên để tái cơ cấu danh mục nợ và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn TPCP. Tính chung cả giai đoạn, TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên chiếm trên 90% tống khối lượng phát hành (gấp 2,5

lần so với giai đoạn 2011-2015); riêng kỳ hạn từ 10 năm đến 30 năm chiếm khoảng 70% tổng khối lượng phát hành .

350.000

■ 1 year ■ 2 year ■ 3 year ■ 5 year ■ 7 year ■ 10 year ■ 15 year ■ 20 year ■ 30 year

Biểu đồ 3.3: Khối lượng phát hành TPCP theo kỳ hạn

(Nguồn KBNN)

Việc tập trung phát hành trái phiếu dài hạn giúp kỳ hạn bình quân trái phiếu ngày càng được kéo dài, trong đó năm 2020 tăng lên mức 13,94 năm (giai đoạn 2011-2015 đạt từ 4,2 năm-6,98 năm). Nhờ đó, kỳ hạn còn lại của danh mục TPCP bình quân cuối năm được kéo dài lên mức 8,42 năm năm 2020, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước (năm 2011 là 1,84 năm và 2015 là 4,44 năm) cao hơn mục tiêu 4-6 năm trong giai đoạn 2011 - 2015 của Quyết đính số 261/QĐ-TTg ngày 01/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường TPCP đến năm 2020, qua đó tăng kỳ hạn còn lại bình quân của cả danh mục TPCP, giúp giảm áp lực trả nợ của NSNN trong ngắn hạn, góp phần cơ cấu danh mục nợ và tăng cường hiệu quả công tác quản lý nợ trong nước tốt hơn.

3. ỉ.3.2. Quy mô mã TPCP

Quy mô mã trái phiếu được cải thiện, với việc tập trung phát hành TPCP theo phương thức đấu thầu, phát hành TPCP theo các lô lớn giúp cơ cấu lại danh mục TPCP theo hướng giảm số lượng các mã trái phiếu, tăng quy mô bình quân mỗi mã trái phiếu (từ 2.000 tỷ đồng năm 2011 lên khoảng

6.000 - 8.000 tỷ đông năm 2015 và đạt khoảng 15.000 tỷ đông năm 2020); trên thị trường thứ cấp, khối lượng giao dịch trái phiếu bình quân phiên cũng được cải thiện đáng kể, hiện đạt khoảng 0,7% dư nợ trái phiếu niêm yết, cao hơn mục tiêu đề ra tại Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu (0,3 - 0,4% dư nợ trái phiếu niêm yết vào năm 2020), qua đó cải thiện tính thanh khoản của TPCP trên thị trường.

3. ỉ.4 Cơ sở nhà đầu tư

Giai đoạn 2011-2015, thị trường TPCP vần phụ thuộc phần lớn vào hệ thống các NHTM. Nếu không tính khoản TPCP phát hành cho BHXH dưới hình thức riêng lẻ thì các ngân hàng thương mại (NHTM) nắm giữ trên 80% khối lượng TPCP trên thị trường, các nhà đầu tư khác (công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỳ đầu tư, nhà đầu tư cá nhân,...) nắm giữ khối lượng TPCP rất nhở.

Những năm gần đây, Bộ Tài chính đã thực hiện nhiều giải pháp để phát triển hệ thống nhà đầu tư, tăng cường tỷ lệ sở hữu TPCP dài hạn đối với các nhà đầu tư trên thị trường; xây dựng các cơ chế khuyến khích và tạo điều kiện cho các công ty bảo hiểm thành lập, hoạt động tại Việt Nam và tham gia thị trường TPCP, tạo cầu bền vững cho thị trường, tiến tới giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng thương mại và xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường TPCP,... Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã khiến tỷ trọng nắm giữ trái phiếu cùa các nhà đầu tư dài hạn như BHXH, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, các công ty bảo hiểm và quỳ đầu tư tài chính tăng mạnh, trong khi tỷ lệ nắm giữ TPCP của khối các NHTM giảm từ mức trên 80% giai đoạn 2011- 2015 xuống còn 45,2% năm 2020, tỷ lệ nắm giữ trái phiếu của nhà đầu tư dài hạn như BHXH, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, các công ty bảo hiểm và quỳ đầu tư đạt khoảng 54,8% tổng dư nợ TPCP trên thị trường tính đến cuối năm 2020. Thị trường TPCP nhờ đó ổn định hơn, giảm sự phụ thuộc vào các NHTM, theo đó giảm thiểu tác động từ các biến động ngắn hạn trên thị trường tiền tệ.

Biêu đô 3.4: Cơ câu nhà đâu tư TPCP (năm 2020)

(Nguồn KBNN)

3.1.5 Các phương diện khác

- Thiếu công cụ phòng ngừa rủi ro cho các nhà đầu tư: Thị trường phái sinh TPCP với các sản phẩm ban đầu cơ băn như giao dịch tương lai, giao dịch quyền chọn với tài sản cơ sở là TPCP là công cụ cần thiết giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro trên thị trường trái phiếu, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, giúp nhà đầu tư có nhiều sự lựa chọn hơn và thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia mua TPCP. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa có và đang trong quá trình xây dựng thị trường này.

- về việc chuyển dịch cơ cấu nhà đầu tư: Hiện KBNN đang tiếp tục tập trung phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài để đáp ứng đa dạng nhu cầu các nhà đầu tư, đặc biệt là là công ty bảo hiềm với tính chất nguồn vốn đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, thị trường vẫn cần bố sung thêm các cơ chế, chính sách khuyến khích các công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính tham gia mua TPCP như tìm hiểu, thúc đẩy nhu cầu đầu tư (bao gồm nhu cầu hiện hữu và nhu cầu tiềm ẩn),...

- Chưa có hệ thống nhà tạo lập thị trường: Thị trường TPCP hiện đang

tồn tại hệ thống thành viên đấu thầu TPCP với quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản như khối lượng mua TPCP tối thiểu, cam kết yết giá chào mua chào bán,... - là bước khởi đầu để xây dựng hệ thống nhà tạo lập thị trường. Hệ thống thành viên được xây dựng từ năm 2009 và được rà soát, đánh giá xếp hạng hàng năm. Trước năm 2012 trên thị trường tồn tại 3 danh sách thành viên gồm: (1) NHNN công bố danh sách thành viên đấu thầu tín phiếu, (2) Sở GDCK Hà Nội công bố danh sách thành viên đấu thầu trái phiếu và (3) Bộ Tài chính công bố danh sách thành viên bào lãnh phát hành TPCP. Từ năm 2012 trở lại đây thống nhất một hệ thống thành viên thị trường đấu thầu TPCP do Bộ Tài chính công bố cuối mỗi năm áp dụng cho năm sau. Đến năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành danh sách nhà tạo lập thị trường với số lượng nhà tạo lập thị trường là 12 thành viên, gồm với 9 ngân hàng thương mại và 3 Công ty chứng khoán với nền tảng là các thành viên đấu thầu TPCP hiện nay với các nghĩa vụ và quyền lợi hướng đến tương tự như các nước trên thế giới.

- về mặt công khai minh bạch thông tin thị trường: Hiện KBNN đã công bố công khai lịch biểu, kế hoạch phát hành, kết quả phát hành chi tiết theo từng phiên cùng các văn bản pháp lý hướng dẫn cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của thị trường trái phiếu... Tuy nhiên một số thông tin vẫn chưa cụ thể, chi tiết và còn điều chỉnh nhiều lần trong quá trình thực hiện,.... Bên cạnh đó, thị trường chưa có một trang thông tin chuyên biệt tổng hợp thông tin cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, có thể bổ sung cả vấn đề hiệu quả sử dụng nguồn vốn TPCP, một mặt đề các nhà đầu tư có cái nhìn tồng quát, toàn diện về thị trường trái phiếu, qua đó xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp với khả năng tài chính của mình; mặt khác giúp thông tin, tuyên truyền về hiệu quả và sự phát triển của thị trường TPCP với người dân.

3.2. Phân tích thực trạng phát triên săn phâm mói trên thị trường trái phiếu Việt Nam

3.2.1. Lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu ViệtNam Nam

- Hàng năm, vào thời điểm cuối các năm, KBNN phối hợp với các đon vị liên quan thuộc Bộ Tài chính lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho năm tiếp theo trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới căn cứ vào dự kiến mức độ phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển, nhu cầu tham gia của nhà đầu tư trên thị trường.

- Sản phẩm được lựa chọn để phát triển là các sản phẩm trái phiếu được giao dịch thường xuyên trên thị trường trái phiếu Quốc tế và có thông lệ quốc tế phù hợp với các quy định về pháp lý của Việt Nam.

- Trên cơ sở các sản phẩm đã được sàng lọc, K.BNN thực hiện rà soát tổng thể các chế độ, chính sách (nhất là các chính sách hồ trợ thị trường, hỗ trợ nhà đầu tư) để bãi bỏ, hoặc lồng ghép theo thẩm quyền, hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ, lồng ghép các chính sách chồng chéo, trùng lắp, kém hiệu quả; không đề xuất các chính sách hạn chế sự phát triển của thị trường, hạn chế khả năng tham gia thị trường của nhà đầu tư; chủ động dự báo biến động của nền kinh tế, nhu cầu của nhà đầu tư đe phát triển sản phẩm cho phù họp.

- Khảo sát nhu cầu đầu tư đối với sản phẩm trái phiếu mới đối với các thành viên trên thị trường.

- Triển khai thí điểm sản phẩm trái phiếu mới với nhóm nhà đầu tư có nhu cầu và đã đăng ký tham gia triển khai thí điểm sản phẩm mới với KBNN.

- Đánh giá kết quả sơ bộ việc triển khai thí điểm sản phẩm trái phiếu mới, qua đó báo cáo Bộ Tài chính quyết định cho phép triển khai mở rộng đối với sản phấm trái phiếu mới.

3.2.2. Ban hành các vãn bản định hướng phát trìên sản phâm mới cho thị trường trái phiếu Việt Nam

Để phát triển sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu Việt Nam, Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế chính sách liên quan đến phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, bao gồm cả thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, trong đó

đưa ra nhiều định hướng về việc phát triển sản phẩm mới, cụ thể như sau:

3.2.2.1. về cơ chế, chính sách về phát triển thị trường sơ cấp trái phiếu chính phủ

Nhìn chung, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường trái phiếu nói chung, trái phiếu chính phủ nói riêng, được ban hành ngày càng đầy đủ, đồng bộ từ cấp Luật, Nghị định đến Thông tư hướng dẫn.

- Giai đoạn 2011-2015, thị trường TPCP chuyên biệt mới hình thành, Hệ thống nhà đầu tư trái phiếu phần lớn là các ngân hàng thương mại (NHTM) với đặc tính nguồn vốn chủ yếu là ngắn hạn, nắm giữ hơn trên 80%

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)