Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm mới cho thị trường trá

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 25)

trải phiếu

Thứ nhất, quy mô của nền kinh tế: Đây có thể nói là căn cứ quan trọng

hưởng tới việc phát triên thị trường trái phiêu chính phủ nói chung, bao gôm các định hướng phát triển sản phấm mới cho thị trường trái phiếu. Kinh tế, xã hội phát triển sẽ làm tăng quy mô nền kinh tế, cùng với đó là quy mô thị trường trái phiếu cũng được mở rộng, đối tượng nhà đầu tư đa dạng và nhu cầu đối với các sản phẩm trái phiếu cũng sẽ tăng lên. Là điều kiện để xác định nhu cầu đối với từng loại sản phẩm trái phiếu mới.

Thứ hai, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, chiến lược phát triển thị trường là nền tảng cho hoạt động của thị trường trái phiếu, là căn cứ để phát triển thị trường trái phiếu Một hệ thống pháp luật khuyến khích thị trường trái phiếu tuân theo quy luật thị trường, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho thị trường phát triển. Khuôn khổ pháp lý cần có những quy tắc rõ ràng cho phát hành TPCP và trả nợ, các quy tắc liên quan đến người tham gia thị trường, nguyên tắc công khai minh bạch thông tin, quy tắc giao dịch và lưu ký thanh toán bù trừ TPCP.

Thứ ba, mức độ tín nhiệm của quốc gia: Đây là thước đo để thu hút nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu, vấn đề quản lý nợ công tác động trực tiếp đến sự phát triến cùa thị trường TPCP. Quản lý nợ không hiệu quả, không có chiến lược dài hạn và tuân theo quy luật thị trường, các công cụ và quy trình hoạt động không phù hợp sẽ cản trở sự phát triển của thị trường, đe doạ sự phát triển của thị trường trái phiếu, kìm hãm sự phát triển các công cụ sản phẩm mới cho thị trường.

Thứ tư, cơ sở nhà đầu tư trên thị trường: Cơ cấu nhà đầu tư trên thị trường còn chưa đa dạng, mặc dù tỷ trọng nắm giữ trái phiếu của các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán đã có sự tăng trưởng những năm qua, tuy nhiên vẫn chưa đa dạng so với các nước khác trong khu vực. Tại các nước

khác có thị trường phát triên bên vừng, có thê thây tô chức tiêt kiệm (Công ty bảo hiếm, quỹ hưu trí,...) và nhà đàu tư khác đóng vai trò nắm giữ cân bằng/vượt trội hơn so với khối NHTM, nhà đầu tư nước ngoài chưa được tham gia mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp, tỷ lệ tham gia giao dịch trên thị trường thứ cấp vẫn còn hạn chế.

1.2.5. Tiêu chi đánh giá công tác phát triển sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu

Thứ nhất, đối với công tác lập kế hoạch

Kế hoạch phát triển sán phẩm mới hàng năm được xây dựng theo chính sách, chế độ hiện hành, có tính đến khả năng điều chỉnh chính sách của năm kế hoạch, trên cơ sở đánh giá sát khả năng thực hiện phát triển sản phẩm của năm trước;

Việc lập kế hoạch phát triển sản phẩm mới phải đáp ứng mục tiêu của lộ trình phát triển thị trường trái phiếu, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, hướng tới các thông lệ tốt trên thế giới.

Thứ hai, đối với tổ chức thực hiện việc phát triển sản phẩm mới

Việc tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm mới cần bám sát kế hoạch phát triển sản phấm mới đã được phê duyệt, đủng quy định, đúng đối tượng, đảm bảo mục tiêu phát triển sản phẩm, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho ngân sách nhà nước, hạn chế rủi ro....

Thứ ba, đối với hoạt động kiếm tra, giám sát

Để việc tổ chức triển khai sản phẩm mới có hiệu quả cần đánh giá: Cách thức tố chức nghiên cứu, lựa chọn sản phẩm trái phiếu mới; việc sàng lọc sản phẩm để đưa vào triển khai thí điểm; hiệu quả của việc triển khai thí điểm sản phẩm, trong đó đánh giá số lượng nhà đầu tư tham gia, các mức lãi

suất tham dự, tỷ trọng tham dự trên tổng khối lượng phát hành, ...

1.3 Kinh nghiệm quôc tê vê việc phát triên các săn phâm trên thị trường trái phiếu Chính phủ và bài học rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về việc phát triển các sản phẩm trên thị trườngtrái phiếu Chinh phủ trái phiếu Chinh phủ

1.3.1.1. Sản phâm trên thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ

Tại Mỳ có 6 loại sản phẩm cơ bản do Kho bạc phát hành: tín phiếu Kho bạc - T- Bills (kỳ hạn dưới 1 năm), trái phiếu Kho bạc - T- Bonds (Kỳ hạn 30 năm), hối phiếu Kho bạc - T- Notes (kỳ hạn từ 2 đến 10 năm) và trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát (TIPS), trái phiếu có lãi suất thả nổi - FRN; Trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ được tách từ gốc và lãi của trái phiếu thông thường- STRIPS, cụ thể:

- Tín phiếu Kho bạc (T-bills) tại Mỳ có kỳ hạn dưới 1 năm, tương tự như trái phiếu ko thanh toán lãi định kỳ, loại sản phẩm này được bán với giá chiết khấu (thấp hơn mệnh giá) và chủ thể phát hành sẽ trả cho nhà đầu tư số tiền bằng mệnh giá khi tín phiếu đáo hạn. Tín phiếu tại Mỹ được phát hành hàng tuần với các kỳ hạn chuẩn là 4 tuần, 13 tuần, 26 tuần và 52 tuần.

Trong giai đoạn dòng tiền căng thẳng, Chính phủ Mỹ có thể phát hành tín phiếu “quản lý tiền mặt” - cash management Bills. Các loại tín phiếu này cũng được phát hành thông qua đấu thầu hàng tuần tương tự tín phiếu Kho bạc, tuy nhiên sự khác biệt là về kỳ hạn, khối lượng và ngày phát hành và đáo hạn của tín phiếu: thường chỉ có kỳ hạn ngắn hơn 21 ngày.

- Hối phiếu kho bạc (T-notes) là loại TPCP có kỳ hạn từ 2 đến 10 năm và được trả lãi cố định, định kỳ 6 tháng 1 làn (lãi coupon) và được thanh toán gốc vào ngày đáo hạn, gồm các kỳ hạn 2 năm 3 năm, 5 năm, 7 năm và 10 năm.

- Trái phiếu kho bạc (T- Bond) là loại trái phiếu trả lãi suất cố định, có kỳ hạn dài, từ 20-30 năm, được trả lãi định kỳ 6 tháng 1 lần và được thanh toán gốc vào ngày đáo hạn; hiện nay chỉ có duy nhất loại 30 năm đang lưu hành.

Chính phủ Mỹ đã tạm dừng việc phát hành trái phiêu kỳ hạn 30 năm từ năm 2002 đến tháng 2 năm 2006 do giai đoạn này thặng dư ngân sách; Nhưng từ cuối năm 2006, do nhu càu đa dạng hóa các khoản nợ Chính phủ, nhu cầu đầu tư của các quỳ hưu trí và các nhà đầu tư tổ chức, Chính phủ lại phát hành lại loại chứng khoán này và tiếp tục phát hành thường xuyên cho đến nay, theo tần suất hàng quý.

- Trái phiếu có lãi suất thả nổi (FRN): vào tháng 7/2013 Chính phủ Mỹ đã phát hành loại trái phiếu có lãi suất thả nổi, loại này có tác dụng bồ sung cho các loại chứng khoán Kho bạc khác đang lưu hành trên thị trường như các loại kể trên, với lãi suất có thể thay đổi theo thời gian và tình hình thị trường, được gắn với tín phiếu kho bạc kỳ hạn 13 tuần, gốc hoàn trả khi đáo hạn. Hiện tại chỉ có FRN kỳ hạn 2 năm được phát hành thường xuyên.

- Trái phiếu gắn với chì số lạm phát (TIPS): Kho bạc Mỹ phát hành loại chứng khoán này từ năm 1997 với lãi suất cố định và có hoàn trả gốc, tuy nhiên tiền gốc sẽ được điều chỉnh định kỳ theo chỉ số lạm phát (CPI) được công bố. TIPS có các kỳ hạn 5 năm, 10 năm và 30 năm đang lưu hành.

Bảng 1.1: Lịch biểu phát hành TPCP Mỹ

Loại trái phiếu Ngày thông báo Ngày đấu thầu Ngày thanh toán

Tín phiếu 13 tuần Thứ 5, 27/10/2016 Thứ 2, 31/10/2016 Thứ 5, 3/11/2016

Tín phiếu 26 tuần Thứ 5, 27/10/2016 Thứ 2, 31/10/2016 Thứ 5, 3/11/2016

Tín phiếu 4 tuần Thứ 2, 31/10/2016 Thứ 3, 1/11/2016 Thứ 5, 3/11/2016

Trái phiếu 3 năm Thứ 3, 2/11/2016 Thứ 3, 8/11/2016 Thứ 3, 15/11/2016

Trái phiếu 10 năm Thứ 3, 2/11/2016 Thứ 4,9/11/2016 Thứ 3, 15/11/2016

Trái phiếu 30 năm Thử 3, 2/11/2016 Thứ 5, 10/11/2016 Thứ 3, 15/11/2016

Tín phiếu 13 tuần Thứ 5, 3/11/2016 Thứ 2, 7/11/2016 Thứ 5, 10/11/2016 Tín phiếu 26 tuần Thứ 5, 3/11/2016 Thử 2, 7/11/2016 Thứ 5, 10/11/2016 Tín phiếu 52 tuần Thứ 5, 3/11/2016 Thứ 3, 8/11/2016 Thứ 5, 10/11/2016 Tín phiếu 4 tuần Thứ 2, 7/11/2016 Thứ 3, 8/11/2016 Thứ 5, 10/11/2016 Tín phiếu 13 tuần Thứ 5, 10/11/2016 Thứ 2, 14/11/2016 Thứ 5, 17/11/2016 Tín phiếu 26 tuần Thứ 5, 10/11/2016 Thứ 2, 14/11/2016 Thứ 5, 17/11/2016 TP gắn lạm phát 10 năm Thứ 5, 10/11/2016 Thứ 5, 17/11/2016 Thứ 4, 30/11/2016 Tín phiếu 4 tuần Thứ 2, 14/11/2016 Thứ 3, 15/11/2016 Thứ 5, 17/11/2016 Tín phiếu 13 tuần Thứ 5, 17/11/2016 Thứ 2, 21/11/2016 Thứ 6, 25/11/2016 Tín phiếu 26 tuần Thứ 5, 17/11/2016 Thứ 2, 21/11/2016 Thứ 6, 25/11/2016 21

- Trái phiêu không thanh toán lãi định kỳ được tách từ gôc và lãi của trái phiếu thông thường - STRIPS: Loại trái phiếu này cho phép nhà đầu tư nắm giữ các trái phiếu được tách gốc và lãi của một trái phiếu thông thường thành những loại chứng khoán độc lập. STRIPS quen thuộc với các nhà đầu tư có nhu cầu nhận được một khoản cố định trong khoảng thời gian cụ thể trong tương lai và còn được gọi là trái phiếu không trả lãi - nhà đầu tư chỉ nhận được thanh toán khi trái phiếu đáo hạn. STRIPS không được Chính phủ phát hành hoặc bán trực tiếp tới các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp, tuy nhiên Chính phủ Mỹ thực hiện hỗ trợ đăng ký STRIPS trên hệ thống của họ. Các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới thực hiện mua trái phiếu thông thường trên thị trường và thực hiện nghiệp vụ tách trái phiếu, sau đó bán lại các trái phiếu STRIPS này cho các nhà đầu tư. Khi một trái phiếu được “STRIPS”, khoản lãi và khoản gốc sẽ trở thành các chứng khoán không trả lãi (zero coupon) riêng rẽ, mồi phần có một giá trị riêng và được giao dịch riêng

4. 1 /K

rẽ, độc lập.

FRN

2%

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu các loại kỳ hạn TPCP Mỹ

1.3.1.2. Các sản phãm trên thị trường trái phiêu Chinh phủ Nhật Bản

- Lịch biểu phát hành TCCP Nhật bản theo từng loại trái phiếu

Bảng 1.2: Lịch biểu phát hành TPCP Nhật Bản

Trái phiếu theo kỳ han• Khối lương phát hành từng lần Tổng khối lưọtig 40 năm 05 X 6 lần 3.0 30-Năm 0.7 X 12 lần 8.4 20-Năm 0.9 X 12 lần 10.8 10-Năm 2.1 X 12 lần 25.2 5-Năm 1.9 X 12 lần 22.8 2-Năm 2.0 X 12 lần 24.0 Tín phiếu (1-Năm) 1.8 X 12 lần 21.6 TP gắn với chỉ số lạm phát 10 năm 0.4 X 4 lần 1.6

Đấu thầu tăng thanh

khoản 11.4

Total 128.8

T

Nguôn: mof.go.jp

- Chi tiết các loại TPCP đang lưu hành

- Tín phiếu có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 1 năm, được bán chiết khấu dưới mệnh giá.

- Trái phiếu có lãi suất (coupon) trả cố định, kỳ trả lãi 6 tháng một lần, tuông tự các sản phẩm của Kho bạc Mỹ, có kỳ hạn 2 năm, 5 năm, 10 năm, 20 năm 30 năm và 40 năm, thường được Kho bạc phát hành qua đấu thầu trên thị trường chứng khoán.

- Trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát của Nhật thường được phát hành với kỳ hạn 10 năm: lãi suất của trái phiếu gắn với chỉ số lạm phát được công bố hàng năm; và được trả lãi hàng năm.

- Trái phiếu có lãi suất thả nổi - gắn với biến động lãi suất tín phiếu kỳ hạn 3 tháng - thường phát hành với kỳ hạn 15 năm, được trả lãi mỗi 6 tháng.

- Trái phiếu bán cho các nhà đầu tư lẻ có kỳ hạn 3 năm, 5 năm và 10 năm, thường là trái phiếu có lãi suất cố định trả lãi 6 tháng/lần.

- Trái phiếu STRIPS

1.3.1.3 Các sán phâm trên thị trường thị trường trái phiêu Chính phú Anh

Thị trường tài chính Anh là một trong số thị trường phát triển nhất trên thế giới, với lịch sử phát triển cùa thị trường TPCP là 317 năm hình thành và phát triển. TPCP là kênh huy động vốn chính cho Chính phủ đề bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển. Có 2 sản phẩm chính trên thị trường, gồm:

- TPCP thông thường lãi suất cố định và được hoàn trả gốc (conventional gilts) được chia ra kỳ hạn ngắn (kỳ hạn từ dưới 1 năm tới 7 năm), trung hạn (kỳ hạn từ 7 năm tới 15 năm) và dài hạn (kỳ hạn 15 năm, 30,

50 và 55 năm).

Trái phiếu thông thường chiếm khoảng 75% tổng khối lượng TPCP Anh phát hành, là nghĩa vụ nợ Chính phủ cam kết trả cho nhà đầu tư trái phiếu với lãi suất cố định mỗi sáu tháng cho đến khi trái phiếu đáo hạn. Mệnh giá của trái phiếu này là 100 bảng Anh danh nghĩa. Lãi suất coupon của trái phiếu phản ánh giá thị trường của trái phiếu tại thời điểm trái phiếu được phát hành.

- TPCP gắn với các chỉ số (index linked gilts) chiếm khoảng 25% tổng khối lượng trái phiếu phát hành. Anh là quốc gia phát hành loại trái phiếu này cho các nhà đầu tư tồ chức gần như sớm nhất trên thị trường TPCP của các nước có nền kinh tế phát triển, phát hành vào khoảng năm 1981. Vì lãi suất coupon của trái phiếu gắn với chì số phản ánh tỉ lệ lãi vay thực hơn là tỷ lệ lãi vay danh nghĩa nên có ít biến động so với lãi suất thực tế theo thời gian.

Tại Anh, trái phiếu được gắn với chỉ số giá bán lẻ của Anh (Retail Prices Index - RPI), tiền gốc được điều chỉnh theo chỉ số này và được thanh toán tiền lãi coupon định kỳ 6 tháng/lần. Đối với trái phiếu gắn với chỉ số được phát hành lần đàu vào trước tháng 7/2002, Ngân hàng trung ương Anh (Bank of England) sẽ chịu trách nhiệm tính toán trả lãi và gốc cho các trái phiếu này theo chỉ số RPI được thông báo tương ứng, trong khi các trái phiếu

phát hành từ 7/2002 trở lại đây thì cơ quan quản lý nợ Anh (Debt Management Office) sẽ thực hiện nhiệm vụ này.

1.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam về phát triển các sản phẩm trên thịtrường trái phiếu trường trái phiếu

Như vậy, trên các thị trường trái phiếu, sản phẩm TPCP rất đa dạng nhưng chủ đạo vẫn là TPCP có lãi suất cố định, tỷ trọng các loại trái phiếu khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, việc thị trường có đa dạng các loại sản phẩm sẽ hấp dần đối với các nhà đầu tư và tăng khả năng và nhu cầu đầu tư TPCP. Mỗi nhà đầu tư có đặc điểm nguồn vốn riêng và có nhu cầu đầu tư các loại trái phiếu phù hợp, đặc biệt là nhu cầu phòng vệ rủi ro trong đầu tư.

Thị trường TPCP Việt Nam là một trong số các thị trường có tốc độ tăng trưởng khá tốt trong khu vực Đông Nam Á tính về khối lượng trái phiếu phát hành hàng năm nhưng tính theo loại hình sản phẩm thì khá đơn điệu. Việc nghiên cứu các sản phẩm trên thị trường nước ngoài và mức độ phù hợp đe áp dụng đối với trường hợp của Việt Nam là cần thiết.

Trong số các sản phẩm trái phiếu đang lưu hành của một số nước trên thế giới, bên cạnh sản phẩm truyền thống là trái phiếu có lãi suất cố định trả lãi định kỳ, 4 sản phẩm là trái phiếu có lãi suất thả nổi, trái phiếu gắn với chỉ

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)