Nhóm giải pháp về quy trình nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 89 - 90)

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn quy trình tố chức phát hành TPCP đề hiện đại hóa công tác phát hành, thanh toán theo hướng công khai, minh bạch và hiệu quả; cải tiến quy trình phát hành, thanh toán TPCP, rút ngắn thời gian phát hành, đăng ký, lưu ký và đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường thử cấp để tăng tính thanh khoản cho TPCP; gắn việc phát hành TPCP với tái cơ cấu danh mục nợ Chính phủ theo hướng bền vững, an toàn và giảm thiều rủi ro đảo nợ của NSNN.

- Chủ động điều hành khối lượng TPCP phát hành ra thị trường phù họp với điều kiện thị trường và nhu cầu cân đối ngân sách, đảm bảo mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu của NSNN và tính ồn định, liên tục của thị trường với lãi suất phát hành hợp lý; đồng thời, tranh thủ những thời điểm NQNN dồi dào để điều chỉnh giãn hoặc giảm khối lượng huy động vốn phù hợp, tiết kiệm chi phí vay nợ.

- Duy trì công bố kế hoạch thống nhất, hạn chế điều chỉnh và công bố lịch biểu các đợt phát hành TPCP bao gồm: khối lượng, kỳ hạn ngày phát hành theo định kỳ hàng năm, quý, tháng và tuần làm cơ sở cho các nhà đầu tư xem xét bố trí nguồn vốn phù họp; việc quyết định mức lãi suất đấu thầu cần kết hợp hài hòa giữa định hướng lãi suất của Nhà nước với các mức lãi suất thị trường, tạo lòng tin cho các nhà đầu tư.

- Thực hiện phát hành đầy đủ và đa dạng kỳ hạn TPCP từ 1 năm đến 30 năm để cung cấp đủ các loại hàng hóa chuẩn cho thị trường, tạo đường cong

lãi suất cho các công cụ nợ khác tham chiếu, phát hành tín phiếu với khối

lượng đủ lớn tạo lãi suât tham chiêu tin cậy cho trái phiêu lãi suât thả nôi đảm bảo các chỉ tiêu giới hạn quy định của Quốc hội hiện hành, đảm bảo mục tiêu về cơ cấu nợ công và quản lý rủi ro danh mục nợ nói chung.

- Phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp với các điều kiện về quyền lợi và nghĩa vụ để thực hiện chức năng tạo lập, dẫn dắt và phát triến thị trường trên cả sơ cấp và thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản của thị trường, hấp dẫn các nhà đầu tư tham gia thị trường; Nghiên cứu xây dựng cơ chế cho vay trái phiếu đối với các thành viên để có điều kiện tham gia thị trường tích cực hơn nữa;

- Khuyến khích BHXH đa dạng các kỳ hạn đầu tư; đồng thời, Bộ Tài chính hỗ trợ tối đa việc mở các kỳ hạn TPCP và nâng khối lượng gọi thầu hợp lý để BHXH có thể tham gia mua trái phiếu trong khi vẫn giữ được sự ổn định cho thị trường TPCP. Trong trường hợp thị trường TPCP có dấu hiệu "đóng băng", phối họp với BHXH tổ chức đấu thầu để duy trì thị trường và giữ mức

lãi suất tham chiếu cho thị trường.

- Tiếp tục nghiên cứu cải tiến quy trình nghiệp vụ đảm bảo hoạt động phát hành và giao dịch trái phiếu diễn ra thông suốt; xây dựng, hoàn thiện hệ thống bán lẻ qua hệ thống KBNN và thực hiện phát hành qua hệ thống đại lý trên nền táng điện tử hóa đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm chi phí nhằm phân phối TPCP đến khu vực dân cư; rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết trái phiếu tạo thanh khoản trên thị trường; tạo ra các đầu mối thông tin tập trung giúp tuyên truyền, minh bạch hệ thống thông tin về thị trường trái phiếu, quảng bá thị trường TPCP, góp phần đa dạng hóa nhà đầu tư, tạo

nguồn cầu đối với các loại sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Phát triển một số sản phẩm mới cho thị trường trái phiếu việt nam (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)