6. Bố cục của luận văn
1.2. Văn học Ấn tƣợng – từ ảnh hƣởng của nghệ thuật thị giác đến quan
“Tiểu thuyết theo định nghĩa rộng nhất là ấn tƣợng cá nhân, trực tiếp về cuộc sống”
Henry James2 không chỉ đƣợc biết đến với tƣ cách là một tiểu thuyết gia mà còn đƣợc biết đến với công việc phê bình văn học. Trong bài tiểu luận nổi tiếng
“Nghệ thuật hư cấu” (The art of Fiction) (1884), ông đã phản hồi về một cuốn sách nhỏ mà tác giả ngƣời Anh - Walter Besant đã xuất bản với cùng tựa đề vào đầu năm đó. James đã tận dụng cơ hội để trình bày ý tƣởng của mình về tiểu thuyết hƣ cấu: ―Tiểu thuyết theo định nghĩa rộng nhất là ấn tƣợng cá nhân, trực tiếp về cuộc sống‖
2
Henry James (1843-1916) là tiểu thuyết gia và là một nhà phê bình ngƣời Mỹ, nhập tịch Anh từ năm 1915. Có thể nói, ông là một nhân vật vĩ đại trong nền văn hoá xuyên Đại Tây Dƣơng. Ông là một nhà văn với nhiều sáng tác tiểu thuyết, truyện ngắn có phong cách mới lạ. Tác phẩm của ông từng đƣợc giải Pulitzer. Với cƣơng vị là một nhà phê bình, ông rất nổi tiếng với bài viết Nghệ thuật hư cấu đƣợc xuất bản lần đầu trên tạp chí Longman vào tháng 9 năm 1884. Ở bài nghiên cứu này, James tập trung vào việc đƣa ra những lập luận để chứng minh với sự đồng tình cũng nhƣ bất đồng quan điểm so với Besant ở bài viết cùng tên. Đáng chú ý là luận điểm của James: ―Tiểu thuyết theo định nghĩa rộng nhất là ấn tƣợng cá nhân, trực tiếp về cuộc sống‖ [22; tr.4]. Với ý kiến này, James cố phân tích để cho thấy quan niệm hoàn toàn khác biệt của mình so với Besant. Vì Besant cho rằng, tiểu thuyết phải luôn dựa trên kinh nghiệm cá nhân và quan sát sâu rộng, có sự chắt lọc từ hiện thực. Còn James, lại tập trung muốn khẳng định tiểu thuyết phải là những khoảnh khắc nhận thức, những trải nghiệm của tác giả trƣớc những sự ấn tƣợng đƣợc chớp lấy bởi thị giác; những điều lẻ tẻ nhƣng đặc biệt nhƣ vậy mới là điều mà tiểu thuyết nên nắm bắt để thể hiện, chứ không phải là một hiện thực đƣợc tạo dựng với sự tính toán kĩ càng. Tƣ tƣởng này của James có phần khớp với nghệ thuật Ấn tƣợng - điều mà đề tài nghiên cứu đang muốn hƣớng đến để chứng minh trong tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối của Joseph Conrad.
(31) [20; tr.4]. Điều quan trọng đối với ông là nhấn mạnh rằng cuộc sống là ấn tƣợng của cá nhân trƣớc mọi sự việc - và do đó, nó cần đƣợc tiếp nhận một cách chủ quan bởi một tác giả, ngƣời thay vì cố gắng thể hiện cuộc sống với sự tạo dựng kĩ càng trong tác phẩm của mình. James đƣa ra trong bài luận của mình những khía cạnh mới khác nhau mà một tiểu thuyết gia nên biết và tận dụng nếu muốn viết một cuốn tiểu thuyết chân thực đúng nghĩa và có giá trị. Trong bài nghiên cứu Nghệ thuật hư cấu, Jameshầu nhƣ không bao giờ tấn công hoặc phản đối Besant trực tiếp mà chủ yếu đồng ý với ông lúc đầu, sau đó sẽ nêu quan điểm hơi khác với Besant và cuối cùng bày tỏ quan điểm của riêng mình. Bên cạnh đó, James không thảo luận về một chủ đề chỉ một lần mà khéo léo bằng cách quay lại để bàn về tính đúng sai của nó sau khi nói về một thứ hoàn toàn khác. Ông trình bày các khía cạnh khác nhau của nghệ thuật tiểu thuyết và trong mỗi khía cạnh đó, ý tƣởng của ông đóng một vai trò quan trọng. Và tóm lại, với bài nghiên cứu này, giá trị lớn nhất của tiểu thuyết mà James muốn hƣớng đến chính là: ―Tiểu thuyết theo định nghĩa rộng nhất là một ấn tƣợng cá nhân, trực tiếp về cuộc sống‖ (The novel is in its broadest definition a personal, a direct impression of life) [20; tr.4]. Lời nhận định này cũng tƣơng tự nhƣ lời của Nicole Blair trong bài nghiên cứu Virginia Woolf and Literary Impressionism: ―Một đặc điểm cơ bản khác của trƣờng phái Ấn tƣợng văn học là sự nhấn mạnh của nó vào thời gian, cả thời gian trôi qua và thời gian tồn tại của các khoảnh khắc trong thời gian‖ (32) [8; tr. 8]. Rõ ràng theo quan điểm nhƣ trên, văn học, đặc biệt là tiểu thuyết, phải là những ấn tƣợng của cá nhân về cuộc sống, về các khoảnh khắc, về những điều mà thị giác có thể nhìn thấy.
Theo Henry James, nghĩa vụ tối cao của một cuốn tiểu thuyết là phải khắc hoạ đƣợc không khí của hiện thực. Kỳ vọng cao này đối với một hình ảnh đại diện chân thực và hiện thực cho thấy thái độ của James đối với các phong trào nhƣ bi quan, lạc quan hoặc chủ nghĩa Tự nhiên. Ông muốn thể hiện cuộc sống nhƣ thực tế và bác bỏ bất kỳ chủ nghĩa nào làm thay đổi hoặc làm sai lệch hình ảnh thực sự mà nó đang biểu hiện trên bề mặt. Ông cho rằng những trải nghiệm ngắn ngủi, những sự cố ngắn, có thể cung cấp đủ chất liệu cho toàn bộ câu chuyện. Chỉ từ những khoảnh
khắc ngắn nhƣ vậy, khó nắm bắt nhƣ vậy, nhƣng ngƣời nghệ sĩ vẫn có thể tái hiện lại trong tác phẩm của mình, đấy mới là sứ mệnh thực sự của văn chƣơng. Hiện thực ở đây cần đƣợc hiểu hoàn toàn không phải là toàn bộ hiện thực, mà chính xác hơn chỉ là một trong những điểm đƣợc thu nhận bằng thị giác, và nó có khả năng trở thành điều đặc biệt. Nhƣ Nisevych trong bài The Features of Impressionist in the novel “The white peacock” by D.H. Lawrence đã nhận định nhƣ sau về đặc tính của văn học Ấn tƣợng: ―Mục tiêu chính của những ngƣời theo trƣờng phái Ấn tƣợng ―không phải là mô tả một thực tế bằng ảnh mà là để nắm bắt bản chất của một khoảnh khắc thoáng qua‖. Họ từ chối các kỹ thuật truyền thống của chủ nghĩa Hiện thực và khám phá ra bản chất của màu sắc và cách mắt ta có thể cảm nhận nó. Những họa sĩ này thƣờng làm việc khá nhanh chóng, thử nghiệm với màu sắc, ánh sáng và bóng tối ―để cung cấp các gợi ý thay vì mô tả các đối tƣợng một cách đầy đủ hơn‖‖ (33) [28]. Tƣơng tự nhƣ cách những hoạ sĩ Ấn tƣợng vẽ những bức tranh của mình, một nhà văn Ấn tƣợng cũng phải có khả năng tự tìm ra bản chất đặc biệt của vấn đề mình thấy, để từ đó tái hiện vào trong tác phẩm của mình, khiến nó không giống nhƣ một sự toàn mĩ đã có tính toán từ trƣớc. Một nhà văn chỉ có thể kích thích đƣợc độc giả bằng ngôn từ của mình khi và chỉ khi hiểu đƣợc một nguyên lý trong sáng tác Ấn tƣợng nhƣ sau: ―Bầu trời, trái đất, cây cối không còn tồn tại trong chính chúng nữa; chúng chỉ là sự phản ánh của những gì chúng đƣợc coi là truyền thống‖ (34) [24; tr.37], đây là điều mà Maria Kronegger đã khẳng định trong nghiên cứu Literary Impressionism của mình. Một nhà văn Ấn tƣợng nhìn những sự vật quanh họ không đơn thuần cây chỉ là cây, bầu trời chỉ là bầu trời, con ngƣời chỉ là con ngƣời; mà quan trọng hơn cả, chỉ cần một phút giây nào đó thị giác họ đƣợc thu nhận một hình ảnh nhƣ vậy, ngay lập tức, họ đã nhận ra bản chất bên trong nó. Rằng cây không hề là cây nhƣ mình đã từng biết, rằng vùng đất nào đó không hề là nơi nhƣ mình đã từng nghe, rằng con ngƣời đó thậm chí cũng không phải là con ngƣời mà mình đã từng có những suy nghĩ khác về con ngƣời thật của họ. Nhìn, nắm bắt, và nhận ra bản chất, sau đó góp nhặt những hình ảnh ấy lại, rồi từ sự diễn đạt của ngôn từ, biến tác phẩm của mình trở nên đặc biệt, đó là điều mà
tất cả nhà văn theo trƣờng phái Ấn tƣợng hoặc có lối sáng tác mang đậm thủ pháp Ấn tƣợng luôn thể hiện đƣợc. Hiểu đƣợc điều này, Maria Kronegger đã tóm gọn lại nhƣ sau: ―Trong văn học trƣờng phái Ấn tƣợng, có một phƣơng thức mới để cảm nhận và tham gia vào cuộc sống của sự vật, vì sự tồn tại là một cuộc đi ra ngoài hƣớng tới kinh nghiệm nguyên thủy, đƣợc phân mảnh thành những trƣờng hợp giật gân của nó, và sự quay trở lại bên trong bản thân ‖ (35) [24; tr. 58].
Từ đó, chúng ta thấy rằng, Henry James là một ngƣời ủng hộ chủ nghĩa Hiện thực, nhƣng không phải là một trong những ngƣời theo chủ nghĩa Hiện thực, tin vào việc đƣa vào sách của họ một đống chi tiết nhặt đƣợc từ cuộc sống. Đôi khi ông không tin vào những cuốn tiểu thuyết không liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Nhƣng ông cũng không muốn sao chép cuộc sống theo kiểu các nhà báo đang làm. Với James, tiểu thuyết gia phải là một nhà thông dịch cuộc sống với khả năng quan sát và nắm bắt những khoảnh khắc vàng. Tất nhiên, các chủ đề trong tiểu thuyết của James đều bắt nguồn từ cuộc sống. Ông là một ngƣời quan sát chặt chẽ địa tầng xã hội nơi ông đƣợc chứng nghiệm và những cuốn sổ ghi chép của ông chứa đầy những tƣ liệu đƣợc lấy từ cuộc sống thực tế đang chờ sự xử lý chuyên môn của nhà văn, đây là bƣớc ông sẽ xử lý sau khi có đƣợc những thu nhận từ thị giác, mọi chất liệu sáng tác của James đều đƣợc hình thành từ bƣớc này. Điều này có nghĩa là, sau khi rút ra ý tƣởng của mình từ cuộc sống thực, những nhà văn Ấn tƣợng cần phải đƣa đƣợc bản chất thật sự của sự ấn tƣợng đó mà mình thấy lên những trang văn. Rõ ràng, văn học Ấn tƣợng không đơn thuần nhƣ tính chất nguyên bản của lĩnh vực hội hoạ trƣớc đó, tức chỉ vẽ những điều mà mắt mình thấy ấn tƣợng; mà quan trọng hơn cả, nhà văn cần biết chắt lọc bản chất của sự ấn tƣợng đó, rồi mới thể hiện qua sự diễn ngôn của mình, hòng đạt đƣợc một giá trị cao cả cho tác phẩm. Hiểu đƣợc điều này, Julia van Gunsteren trong nghiên cứu Katherine Mansfield and Literary Impressionism đã cho rằng: ――Thay đổi‖ là ―một trong những mô-típ cơ bản của những ngƣời theo trƣờng phái Ấn tƣợng Văn học‖‖ (36) [17]. Phát triển thịnh vƣợng và nổi tiếng nhất nhờ lĩnh vực hội hoạ, tuy nhiên khi đƣợc tiếp biến qua những lĩnh vực khác, nhƣ văn học, tính chất của nó cần phải đƣợc thay đổi cho phù
hợp. Văn chƣơng hoàn toàn không phải đơn thuần nhƣ vẽ một bức tranh. Rõ ràng, thứ ta nhìn thấy qua những bức tranh là những hình ảnh, và dù là theo trƣờng phái Cổ điển, trƣờng phái Ấn tƣợng, hay trƣờng phái Dã thú… thì thứ trƣớc hết ngƣời hoạ sĩ muốn ngƣời thƣởng thức thấy đƣợc là hình ảnh. Và sau đó, tuỳ vào tính chất riêng của mỗi trƣờng phái mỹ thuật, ngƣời đánh giá sẽ thấy đƣợc cái hay từ những điều trừu tƣợng mà mình thu nhận đƣợc qua bức tranh. Tuy nhiên, văn chƣơng lại cần có một cái gì hơn cả thế. Nếu văn chƣơng chỉ đơn thuần là sự tái hiện những khoảnh khắc ngay tức thời mà không đƣợc gửi gắm một dụng ý nghệ thuật nào của ngƣời nghệ sĩ nhƣ trong hội hoạ Ấn tƣợng đã quan niệm, khi ấy ngôn từ không khác gì những đoạn văn miêu tả sự hiện diện bằng trực quan, không có giá trị gì cả. Văn chƣơng khi tiếp nhận tính chất từ trƣờng phái Ấn tƣợng của hội hoạ, đã phá vỡ những hình thức khuôn mẫu đã nhàm chán. Và đơn giản, văn chƣơng chỉ là mƣợn đặc tính, tức thu nhận những ấn tƣợng từ thị giác, rồi sau đó tiếp tục ―xào nấu‖, rồi mới tiến hành khắc tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh; điều này khác hẳn với quan niệm trƣớc đây của chủ nghĩa Hiện thực trong văn học, tức hiện thực phải là một bức tranh thực tế hoàn chỉnh, có sự xây dựng, chọn lọc và tính toán kĩ càng những chi tiết, hình ảnh, sự vật… Một bên nắm trọn hiện thực của thời đại, sau đó đi tìm những chi tiết vàng để làm chất liệu cho sáng tác; một bên lại chọn nắm bắt hiện thực từ những khoảnh khắc bất ngờ, hiểu đƣợc bản chất của những chi tiết mà mắt mình thu nhận đƣợc, và biến nó trở thành những chất liệu đắt giá trong tác phẩm của mình. Cũng chính vì vậy mà Max Saunders trong nghiên cứu Modernism, Impressionism, and Ford Madox Ford‟s The Good Soldier đã chỉ thẳng ra rằng: ―Sau đó, nó đã đƣợc chọn bởi các nhà phê bình văn học, những ngƣời không đồng ý về ý nghĩa và giới hạn thời gian của nó. Ví dụ, đối với Ford Madox, ―chủ nghĩa Ấn tƣợng Văn học trùng lặp với chủ nghĩa Hiện thực ở một đầu, và với chủ nghĩa Hiện đại ở đầu kia‖‖ (37) [33]. Nhƣ vậy, những điểm ấn tƣợng đƣợc xây dựng trong tác phẩm văn học có thể có ba chức năng nhƣ sau: Thứ nhất, chúng có thể là động lực và nguồn cảm hứng cho một cuốn tiểu thuyết. Thứ hai, chúng có thể giúp tác giả làm cho cuốn tiểu thuyết của mình trông hiện thực hơn vì chúng đƣợc đƣa vào câu
chuyện nhƣ những khoảnh khắc nhỏ nhoi, là một phần của cuộc sống nhƣng không cần phải đóng góp vào cốt truyện (ví dụ nhƣ một yếu tố đặc trƣng). Nhƣ một chức năng thứ ba, tác giả có thể cố gắng cho ngƣời đọc thấy những điều mà họ thƣờng không nhận ra hoặc coi đó là một thứ đáng để xem xét kỹ hơn. Do vậy, cần có sự phân biệt rõ ràng tính chất giữa chủ nghĩa Hiện thực và chủ nghĩa Ấn tƣợng trong văn học. Đều có chung mục tiêu là tái hiện hiện thực, nhƣng cách chọn hiện thực và thể hiện hiện thực ấy là không hoàn toàn giống nhau.
Nhìn chung, với quan niệm của Henry James về chủ nghĩa Ấn tƣợng trong văn học, ta vừa thấy đƣợc tính kế thừa từ hội hoạ Ấn tƣợng - là ―ấn tƣợng cá nhân, trực tiếp về cuộc sống‖ (31) [20; tr. 4] và cả sự sáng tạo về bản chất của những sự vật, hiện tƣợng ấy của ngƣời cầm bút trong lĩnh vực văn chƣơng. Ngƣời cầm bút theo trƣờng phái Ấn tƣợng thƣờng bắt đƣợc những khoảnh khắc sáng, những điều tƣởng chừng nhƣ không ai chú ý để biến nó thành thứ đặc biệt trong tác phẩm của mình. Nhƣng văn chƣơng không chỉ dừng lại ở việc viết để tái hiện những khoảnh khắc ấy mà không đƣợc thêm ý kiến chủ quan của mình vào nhƣ hội hoạ; mà đặc biệt là cần phải biết nhìn ra bản chất của những điều kì diệu ấy dƣới con mắt tinh tƣờng và tâm hồn nhạy cảm của ngƣời sáng tạo văn học. Đôi mắt bị thu hút bởi những khoảnh khắc, rồi từ đó nhìn nhận ra bản chất của nó để thể hiện một cách vừa chân thực vừa sáng tạo bằng sự linh hoạt của ngôn từ. Phải kết hợp đƣợc cả hai yếu tố trên, thủ pháp Ấn tƣợng mới có thể trở thành một phƣơng pháp sáng tác văn chƣơng có giá trị. Tuy nhiên, điều cần thiết là, chúng ta cần phân biệt rõ tính chất khác biệt giữa chủ nghĩa Ấn tƣợng với Hiện thực. Bị ấn tƣợng bởi một khoảnh khắc hiện thực và dùng nó làm chất liệu trong sáng tạo văn học, khác hẳn với việc đi xây dựng một khoảnh khắc Ấn tƣợng để làm điểm sáng cho sự tái hiện về hiện thực trong những trang văn. Mỗi trƣờng phái văn học đều có những nét riêng để khẳng định giá trị của mình qua từng thời đoạn phát triển của lịch sử văn học nghệ thuật. Với nghiên cứu của James, chúng ta có thể có một tiền đề lý thuyết để đi sâu vào phân tích những đặc điểm của Joseph Conrad trong việc thực hiện thủ pháp Ấn tƣợng ở những trang văn của mình, đặc biệt là tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối.