Tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối (Heart of Darkness) của Joseph Conra d-

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 42 - 49)

6. Bố cục của luận văn

1.3. Tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối (Heart of Darkness) của Joseph Conra d-

bức hoạ mang đậm màu sắc Ấn tƣợng

―Joseph Conrad, với tƣ cách là một nhà Ấn tƣợng văn học, thể hiện sự mù mờ của các tình huống và nhân vật để tuyên bố rằng công lý là điều không cần thiết. Conrad tạo ra sự mơ hồ giống nhƣ cách các họa sĩ trƣờng phái Ấn tƣợng minh họa ảo ảnh trong bức tranh của họ: bằng cách minh họa những gì ngƣời quan sát nhận thấy‖ (38) [2]. Đây là điều mà Daehuyn Daniel Ahn đã khẳng định trong nghiên cứu Right and Wrong Not Defined: Impressionism in Heart of Darkness to illustrate Ambiguity of Justice. Từ nhan đề, cách xây dựng cốt truyện cho tới điểm nhìn trần thuật… tất cả những đặc điểm này trong văn chƣơng của Conrad đã thể hiện đƣợc tính chất đặc trƣng của một nghệ sĩ Ấn tƣợng. Hầu hết những tác phẩm của Joseph Conrad đều xoay quanh câu chuyện về những chuyến phiêu lƣu, các nhân vật đều đƣợc đƣa vào những vùng đất tăm tối để đi đến những nhận thức mới, về những điều mà mình đã lầm tƣởng bản chất của nó trong quá khứ. Qua đó, Conrad khẳng định đƣợc lòng dũng cảm của tính kiên định về những cái truyền thống nhƣng cũng không ngại phơi bày những lỗ khuyết về vấn đề nhận thức luận. Trong Giữa lòng tăm tối, Lord Jim và cả rất nhiều những tác phẩm khác, tác giả đều xây dựng hình tƣợng chàng thuỷ thủ Marlow, tồn tại nhƣ một chứng nhân quan trọng trong những câu chuyện mà ông sắp lồng khung trong đó. Marlow qua những thử thách ấy đã cho thấy sự lạc lõng của bản thân trong cõi mê cung suy ngẫm và ngỡ ngàng về những sự thật không tƣởng. Chính lối dẫn dắt chung này đã đƣa đến những hiện thực Ấn tƣợng mà Conrad dụng công xây dựng trong tác phẩm của mình. Ngƣời đọc nhƣ hoà cùng nhân vật trần thuật, để dấn thân vào những chuyến phiêu du, để đƣợc thƣởng ngoạn những vùng đất mới và đƣợc suy nghĩ nhiều hơn về những điều kì diệu ấy. Tính chất này là điều nhà văn không thể chối cãi về thủ pháp Ấn tƣợng đậm nét trong những sáng tác của mình.

Trong Giữa lòng tăm tối, tất cả những đặc điểm xoay quanh tác phẩm, nhƣ cốt truyện, những tình tiết bất ngờ thú vị cho đến những nhận thức của nhân vật, đã thể

hiện đƣợc lối sáng tác Ấn tƣợng đặc trƣng của nhà văn này. Nhƣ Daniel Albright trong bài Joseph Conrad as Impressionist đã từng nói: ―Giữa lòng tăm tối là một cuốn tiểu thuyết của ngƣời mù, một cuốn tiểu thuyết về những mảng màu dần dần có tên tuổi‖ (39) [3; tr.4]. Để rõ hơn, nhà nghiên cứu còn chỉ ra nhƣng đặc điểm để dẫn đến kết luận này, rằng Joseph Conrad thật sự đã khắc hoạ một bức tranh đậm chất Ấn tƣợng trong tiểu thuyết này: ―Giữa lòng tăm tối, một cuốn sách phá bỏ nhiều cấu trúc quen thuộc của thực tại: khi vũ trụ trở nên hoàn toàn mờ nhạt, bạn sẽ nhìn xuyên thấu đƣợc phía xa của nó, một loại bóng tối bao trùm. Tất nhiên, không dễ để một tiểu thuyết gia chia nhỏ các đối tƣợng thành rung động thuần túy, dữ liệu cảm giác cơ bản, theo cách mà Monet đã làm - các vệt và đốm, một kiểu tạo ra các thanh và hình nón của võng mạc. Nhƣng có thể, trong văn xuôi, có thể ghi lại những ấn tƣợng thô sơ về hình dạng, màu sắc, ánh sáng lấp lánh và những tia sáng lấp lánh, những tiếng reo hò và những tiếng rì rầm xa xôi của âm thanh‖ (40) [3; tr.3]. Tính chất sáng tác Ấn tƣợng này của Conrad trƣớc hết thể hiện ở chỗ ông thƣờng bắt trọn đƣợc những hiện tƣợng đƣợc thu bởi tầm nhìn của thị giác để thể hiện trong những trang văn của mình, mà không bị cản trở bởi những tính đặc thù điển hình giống nhƣ những trƣờng phái văn học khác. Hiệu ứng này có thể đƣợc nhìn thấy ngay trên trang đầu tiên của cuốn tiểu thuyết: ―Biển sông Thames trải dài trƣớc mắt chúng tôi giống nhƣ sự khởi đầu của một con đƣờng thủy vô tận. Ngoài biển khơi và bầu trời đƣợc hàn với nhau không có mối nối, và trong không gian rực rỡ, những cánh buồm rám nắng của sà lan đang trôi theo thủy triều dƣờng nhƣ đứng yên trong những cụm vải màu đỏ có đỉnh cao, với những tia sáng lấp lánh của những linh hồn đƣợc đánh vecni. Một đám mây mù đọng lại trên những bờ biển thấp chạy ra biển trong sự phẳng lặng biến mất. Không khí u ám xung quanh Gravesend, và xa hơn về phía sau dƣờng nhƣ vẫn ngƣng tụ thành một bóng tối thê lƣơng, nghiền ngẫm bất động về thị trấn lớn nhất và vĩ đại nhất trên trái đất‖ [40; tr.4]. Rõ ràng, đắm chìm vào những vùng đất u tối mà Conrad đã đặt ra trong tiểu thuyết, chúng ta không thể nào ngay lập tức có đƣợc suy nghĩ thấu đáo về mọi vật, tất cả chỉ là sự bất ngờ, khó hiểu. Hết nơi này đến nơi khác cứ lần lƣợt hiện lên, những ấn tƣợng nhƣ vậy ban

đầu sẽ khiến chúng ta hoài nghi về những điều mình đã từng biết, về những việc mình đã từng nghe… tất cả đều chỉ là sự xa lạ không thể gọi tên: ―Châu Phi của

Giữa lòng tăm tối cực kỳ thiếu các vật thể có thể nhận biết đƣợc, nhƣng lại cực kỳ đầy đủ các dữ liệu giác quan, các nhận thức có thể gây nổ hoặc trêu chọc ngƣời xem. Phƣơng pháp Ấn tƣợng cho thấy Conrad thu hút độc giả của mình với tính nhạy cảm tuyệt vời ngay lập tức, nhƣng khiến ngƣời đọc không chắc chắn về cách kết hợp tất cả những dữ liệu này thành một thế giới xác định‖ (41) [3; tr. 3]. Từng cảnh vật, từng lí thuyết về vùng đất mà Marlow đã tìm hiểu và cả những lối sống của con ngƣời nơi đây mà chàng từng cho rằng hạnh phúc, qua hàng loạt những sự kiện, đã đảo lộn nhận thức của chàng. Đứng trƣớc những điều kì lạ ấy, trƣớc hết Marlow bị hấp dẫn - đúng nhƣ lí do ban đầu thôi thúc anh muốn thực hiện những chuyến phiêu lƣu của mình. Nhƣng rồi thứ anh có đƣợc sau những trải nghiệm ấy đó là những cảnh tƣợng, những sự vật không thể tin đƣợc. Và rồi với sự phản ứng tự nhiên, cả Marlow cũng nhƣ độc giả chỉ có thể bị sốc; sau giai đoạn này, Joseph Conrad mới giúp ta nhận ra bản chất thật sự của những vấn đề ấy, tức sự thực của vùng đất này suy cho cùng chỉ có một màu đen bí hiểm vô ngàn; và đây cũng chính là điều quan trọng nhất mà Conrad muốn ngƣời đọc hiểu đƣợc khi chấp nhận dấn thân vào cõi u minh mà mình đã giăng bẫy.

Vì vậy, trong Giữa lòng tăm tối, Joseph Conrad không chỉ nhấn mạnh vào trải nghiệm chủ quan đƣợc tìm thấy trong những khó khăn mà Marlow gặp phải trong việc thể hiện nhận thức của mình trƣớc những khung cảnh Ấn tƣợng; mà còn có khả năng tạo nên những nhận thức về vấn đề con ngƣời, thời đại. Cả Marlow lẫn ngƣời đọc qua giai đoạn tiếp nhận, ngỡ ngàng cũng có lúc phải suy tƣ, tự chất vấn về những điều mà hiện thực đang ẩn giấu. Nhƣ Ian Watt trong bài nghiên cứu

Impressionism and Symbolism in Heart of Darkness in Robert Kimbrough, ed. Heart of Darkness: A Norton Critical Edition, 3rd ed đã từng có ý kiến về điều này nhƣ sau: ―Giữa lòng tăm tối thể hiện rõ ràng hơn bất kỳ tiểu thuyết nào trƣớc đây về thái độ của sự không chắc chắn và nghi ngờ‖ (42) [37; tr.316]. Sau khi thƣởng thức từng chi tiết của bức tranh mà Joseph Conrad đã vẽ nên, ngƣời đọc chắc hẳn phải đi

đến giai đoạn - nghi ngờ và mong muốn tìm hiểu về sự thật. Tất cả những gì mà ông phô bày ra trong tác phẩm của mình, từ cảnh vật cho đến con ngƣời, mọi thứ điều khác lạ và quá đỗi kì dị so với suy nghĩ về bản chất vốn có của nó. Nếu nhƣ lúc trƣớc, chàng thuỷ thủ háo hức vì mong muốn đƣợc khám phá về nơi bí ẩn nhất lòng mình - bên trong lòng sâu của con sông Congo, những cảnh vật đẹp đẽ, hùng vĩ. Thì ngay khi đi dần vào chuyến phiêu du này, Marlow nhƣ bị cô lập trong tƣ tƣởng, bởi thế giới mà chàng tƣởng tƣợng sao quá đỗi khác xa với sự thật đang tồn tại trong lòng của nó. Cho nên, trƣớc những cảnh vật mà Conrad thể hiện trên bức tranh tăm tối này của mình, chúng ta không còn điều gì khác ngoài việc nắm bắt và cố hình thành nhận thức của riêng mình. Ông luôn từ chối đặt tên cho mọi khoảnh khắc mình tạo ra, cũng từ chối nêu thẳng ra bản chất của nó, ông để phần đó dành riêng cho Marlow và cả chúng ta, bởi hiện thực chỉ có thể đƣợc nhìn nhận đúng bằng sự trải nghiệm từ những thứ bất ngờ: ―Thủ pháp gây ấn tƣợng mạnh nhất của Conrad là thói quen đặc biệt của ông trong việc từ chối đặt tên cho một thứ gì đó cho đến khi ông mô tả nó - đó là cách ông bắt chƣớc các quá trình nhận thức, nơi đầu tiên bạn có dữ liệu cảm giác thô, sau đó bạn nắm đƣợc một số ý tƣởng rằng điều chỉnh và phân loại dữ liệu cảm giác một đối tƣợng hữu hạn‖ (43) [3; tr.4]. Bên cạnh việc trải dài những cảnh vật không thể tƣởng tƣợng nổi, Conrad còn thành công trong việc tái hiện rõ cuộc sống của những ngƣời da đen bên trong lòng thuộc địa ấy. Ví dụ điển hình nhƣ Kurtz, ban đầu đƣợc tất thảy mọi ngƣời ca ngợi nhƣ một ngƣời tài giỏi bậc nhất, một ngƣời vĩ đại biến những điều không thể trở thành khả thi, điều này phần nào đã đánh lừa tƣ duy và kích thích sự tò mò của Marlow. Nhƣng sự thật mà chàng thuỷ thủ thu nhận đƣợc từ đôi mắt của mình khi trực tiếp đối diện với Kurtz lại khác xa những gì trƣớc đó. Chàng vẫn ấn tƣợng với Kurtz, nhƣng đó không còn là cảm giác ngƣỡng phục, sự tôn thờ tuyệt đối nhƣ trong tƣởng tƣợng; mà thay vào đó, tất cả chỉ là sự ngỡ ngàng về bộ mặt thật, về cuộc sống và sự tự cầm tù tinh thần của Kurtz. Chính những nhân vật Ấn tƣợng mà Marlow đƣợc gặp, đƣợc tiếp xúc trong chuyến đi này, nhƣ Kurtz, đã thật sự khiến anh phải trầm tƣ về bản chất thật của vùng đất mà anh từng tôn thờ, coi nó là đích đến vĩ đại cho khát

vọng đƣợc phiêu lƣu của mình. Việc Conrad đƣa chúng ta từ nhân vật này đến nhân vật khác, từ sự bí hiểm này đến sự bí hiểm khác, đã hoàn thiện đƣợc bức tranh Ấn tƣợng tuyệt vời của ông. Điều này đã đƣợc Daehuyn Daniel Ahn nêu rõ: ―Trong

Giữa lòng tăm tối, bằng cách gợi ý những quan điểm trái ngƣợc về một nhân vật đƣợc tạo ra bởi những ngƣời quan sát khác nhau vào những thời điểm khác nhau, Conrad đã cố tình khiến khán giả của mình nhầm lẫn về ―Mr. Kurtz ban đầu‖ là ai. Do đó, tính dễ bị thay đổi của nhân vật bao quanh nhân vật với môi trƣờng xung quanh. Không có đặc điểm xác định nào về một nhân vật cụ thể, và thực sự, nhiều đặc điểm có thể có của một nhân vật dẫn đến việc tạo ra càng nhiều cách giải thích về những gì mà nhân vật cụ thể đó tin tƣởng, sự che khuất‖ (44) [2]. Rõ ràng, Joseph Conrad không hề tố cáo một hiện thực nào, việc ông làm đơn thuần chỉ là dựng lên một bức tranh với từng chi tiết hoàn hảo nhƣng gây khó hiểu vô cùng, chúng ta cũng nhƣ Marlow, một khi đã bƣớc vào chỉ có thể chọn cách trải nghiệm bằng chính đôi mắt, và hành động xử lí, chất vấn và hoài nghi về bản chất của hiện thực ấy là việc của tƣ duy và trái tim. Dùng ấn tƣợng về vật chất để miêu tả hiện thực về bản chất, đây chính là tài năng đặc sắc mà Conrad đã thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết lừng danh này: ―Giữa lòng tăm tối của Conrad là một tác phẩm văn học theo trƣờng phái Ấn tƣợng vì nó sử dụng các điểm ấn tƣợng để mô tả các tình huống và chụp nhanh một cảnh bất kể bản chất tạm thời của thế giới vật chất. Tất cả các phong cách của trƣờng phái Ấn tƣợng này đều góp phần tạo ra sự mơ hồ vì những che khuất bẩm sinh trong cảm nhận của con ngƣời không thể phát hiện ra thực tế mà chỉ là ấn tƣợng và tính dễ bị tổn thƣơng của nó đối với thời gian. Thông qua miêu tả về sự mơ hồ, Conrad nhận xét về sự mơ hồ của công lý, rằng nó không thể đƣợc định nghĩa nhƣng đƣợc những ngƣời nhận thức giải thích cho phù hợp với lợi ích cá nhân của họ‖ (45) [2]. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, ngoài việc dùng nhuần nhuyễn phƣơng thức sáng tác đặc trƣng của hội hoạ Ấn tƣợng - tái hiện những điều đƣợc tiếp nhận và gây bất ngờ qua thị giác; Giữa lòng tăm tối còn làm đƣợc một điều cao hơn cả thế - kích thích nhận thức để hoài nghi, để tìm hiểu về bản chất của hiện thực, của những vấn đề xã hội cần đƣợc phơi bày bên trong nó.

Có thể nói, Joseph Conrad chƣa từng khẳng định rằng mình là ngƣời nghệ sĩ toàn tâm với trƣờng phái Ấn tƣợng, tuy nhiên những thủ pháp Ấn tƣợng đƣợc sử dụng trong các tác phẩm phần nào là điều không thể chối cãi đƣợc. Chính vì vậy, ngay lời tựa của cuốn sách The Nigger of the Narcissus, Conrad đã có lời tuyên ngôn về giá trị của việc tạo nên những Ấn tƣợng nghệ thuật: ―Một lời kêu gọi hiệu quả phải là một ấn tƣợng đƣợc truyền tải qua các giác quan; và trên thực tế, không thể có một cách nào khác, bởi tính cách, dù là cá nhân hay tập thể, là điều không giống nhau. Do đó, tất cả nghệ thuật đều hấp dẫn chủ yếu bởi các giác quan, và mục đích nghệ thuật khi thể hiện bản thân bằng chữ viết cũng là tạo ra sức hấp dẫn của nó thông qua các giác quan, nếu mong muốn cao nhất là đạt đến sự thăng hoa của những cảm xúc thầm kín‖ (46) [10]. Qua sự nhìn nhận của mình, Joseph Conrad đã sáng tác, dùng nhuần nhuyễn thủ pháp Ấn tƣợng trong tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối. Từ những ấn tƣợng về thị giác mà ông đã tạo nên, ta nhƣ bị kích thích cảm xúc, để có ý thức tìm hiểu về bản chất của sự thật, để phơi bày những điều dối trá đáng ghê tởm. Điều này thật sự đã tạo nên giá trị của những ngƣời cầm bút theo trƣờng phái văn học Ấn tƣợng, ngƣời nghệ sĩ không chỉ diễn tả những cái tức thời thoáng qua bằng ngòi bút tài ba của mình, mà còn phải gửi vào đó một vài tầng ý nghĩa sâu xa, và việc tiếp nhận nhƣ thế nào vẫn là của ngƣời đọc. Từ tiền đề đó, Conrad khẳng định lại: ―Nhiệm vụ mà tôi luôn cố gắng để làm đƣợc là, bằng sức mạnh của chữ viết khiến bạn nghe, khiến bạn cảm thấy - trƣớc hết, phải là để làm cho bạn cảm thấy!‖ (47) [10]. Giá trị lớn nhất mà thủ pháp Ấn tƣợng mang lại trong Giữa lòng tăm tối chính là sự cảm thấu, chỉ khi bạn bất ngờ, bạn trải nghiệm, bạn vỡ lẽ, bạn mới có thể tự mình hiểu đƣợc những điều mà bản thân từng nghĩ là bất khả. Văn chƣơng nhờ sự tái hiện những điều Ấn tƣợng đặc sắc ấy, đã giúp ngƣời thƣởng thức nghệ thuật đƣợc thăng hoa cảm xúc, một cách hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc, không hàn lâm.

Tiểu kết:

Nhƣ vậy, trong chƣơng Một, bài viết đã khái quát đƣợc những vấn đề lý thuyết cơ bản về chủ nghĩa Ấn tƣợng cũng nhƣ thủ pháp Ấn tƣợng trong tiểu thuyết Giữa

lòng tăm tối của Joseph Conrad. Về nguồn gốc, dù đƣợc khởi xƣớng từ lĩnh vực hội hoạ, nhƣng trong văn học, thủ pháp Ấn tƣợng đã đƣợc chứng minh rất rõ nét qua những tác phẩm nổi tiếng, đặc biệt là ở Giữa lòng tăm tối. Trong văn học, và càng rõ nét hơn là trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng này của Conrad, những nét Ấn tƣợng

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)