6. Bố cục của luận văn
3.1. Nhan đề ấn tƣợng
Ngày từ tựa đề, Joseph Conrad đã đặt một bài toán khó cho ngƣời đọc, tức muốn bƣớc chân vào để ―cảm‖ đƣợc hết vẻ đẹp của cuốn tiểu thuyết, hãy tìm ra lời giải từ sự Ấn tƣợng mạnh đƣợc đặt ra từ nhan đề, đấy chính là một sự thách thức. Nhan đề đƣợc dịch sang tiếng Việt là Giữa lòng tăm tối, nhƣng nguyên bản là Heart of Darkness. ―Darkness‖ là vùng tối tăm, là nơi không có sự hiện diện của sinh thể. Tuy nhiên điều không ngờ rằng là tại đấy là một một thứ chứa đầy sinh thể, tƣợng trƣng cho nhịp đập của sự sống - ―Heart‖. Vì vậy, ngay từ cách đặt tên truyện đã thể hiện tính đặc sắc của biểu tƣợng - bao hàm nhiều ý nghĩa sâu xa. Tuỳ vào năng lực tri nhận của mỗi ngƣời, nhan đề trên sẽ cho ra những cách hiểu khác nhau. Đó có thể trái tim chứa đầy sự tăm tối hay là tại nơi tối tăm nhất vẫn có một trái tim?!
Nhan đề đa nghĩa, cốt truyện nhƣ dẫn lối vào một mê lộ, tất cả đã thể hiện đƣợc giá trị thật sự mà Joseph Conrad muốn gửi đến bạn đọc - lòng tăm tối ở muôn nơi.
Nếu hiểu theo nghĩa ―trái tim‖ ấy chứa đầy một vùng tăm tối, ta có thể liên tƣởng ―trái tim‖ là một địa chốn nhƣ lục địa Đen, vùng ngƣợc dòng sông (nơi thuộc về sở hữu của Bỉ), cả đế quốc Anh, và tại đó, chứa đầy những bí mật tăm tối. Trƣớc hết là về thuộc địa của Bỉ, một lăng tẩm bên ngoài trông tráng lệ nhƣng trong đó đầy rẫy sự chết chóc, tội ác tàn bạo. Trong khi các nƣớc châu Âu chạy theo miếng mồi béo bở là châu Á thì vua Leopold lại một mình tìm đến với nguồn khai thác đầy lợi nhuận - châu Phi. Bên ngoài, vua Leopold vờ vịt với cả châu Âu cùng quốc tế bằng cách dựng lên Hiệp hội châu Phi quốc tế với mục đích nhân đạo, mà nhƣ bao ngƣời vẫn gọi là ―cải hoá hàng triệu kẻ man di khỏi kiếp đời mọi rợ‖ [40; tr.29]. Nhƣng thực chất, hắn ta bắt đầu cho khai thác sạch sẽ hết ngà voi ở vùng đất này và thực hiện chế độ đàn áp dã man lên những ngƣời nô lệ châu Phi. Đẹp đẽ thật, cao cả thật, nhƣng chẳng khác gì một ―lăng tẩm tô vôi‖ [40; tr.22] đầy kinh tởm. Tất cả những tội ác ấy trong lòng lục địa và cả ngƣợc lòng dòng sông Congo ấy cứ xảy ra nhƣ một việc hiển nhiên, và đƣợc bao bọc bởi một lớp nguỵ trang đầy hoàn hảo về lòng nhân đạo, về sự cứu rỗi, đê tiện thay. Hơn cả thế, ―trái tim‖ chứa đầy sự tối tăm ấy còn là đế quốc Anh - nơi mặt trời không bao giờ lặn. Thế nhƣng, một nơi chứa đầy nguồn sáng ấy, trong con mắt của kẻ đã trải đời nhƣ Marlow lại chỉ là chốn u ám muôn đời. Và đã có đến năm lần tác giả dùng từ ―u ám‖ (brooding) để miêu tả về điều này: ―Bầu trời trên Gravesend tăm tối, còn phía xa dƣờng nhƣ vẫn ngƣng tụ thành một quầng u ám thảm sầu, âm trầm bất động trùm lên đô thành lớn nhất và vĩ đại nhất trên trái đất‖ [40; tr.6]; ―giữa vùng âm trầm u ám nọ‖ [40; tr.6]; ―chỉ riêng vùng ảm đạo phía tây, vần vũ trên thƣợng lƣu, là mỗi lúc một thêm u ám, nhƣ thể phẫn nộ trƣớc sự lấn tới của mặt trời‖ [40; tr.7-8]; ―quầng u ám đang vần vũ trên một vùng ngƣời‖ [40; tr.8]; ―một vầng âm trầm u ám trong ánh tịch dƣơng‖ [40; tr.10]. Hàng loạt năm từ ―u ám‖ xuất hiện, và luôn đƣợc đính kèm theo từ chỉ về sự rạng rỡ bên ngoài của nƣớc Anh nhƣ một dụng ý: đô thành lớn và vĩ đại nhất trên trái đất, sự lấn tới của mặt trời, ánh tịch dƣơng. Tất cả nhƣ khắc hoạ rõ nét về
một sự đối lập đến đau lòng về hiện thực đang diễn ra tại đế quốc Anh này. Dù thuộc địa có trải khắp năm châu, để mặt trời luôn có thể chiếu sáng đến nơi thuộc về chủ quyền của mình; nhƣng thực chất hành động đàn áp dân thuộc địa, sự giả tạo bao bọc bởi lòng thƣơng ngƣời vĩ đại, đã tạo nên một bóng tối vô hình đầy ngột ngạt trên đất nƣớc Anh. Nƣớc Anh dù có cố bành trƣớng thế lực, mở rộng thuộc địa đến đâu; thì hành động tàn bạo, nhẫn tâm dƣới bàn tay chế độ đang hiện ra, chính là một vùng tăm tối khôn cùng. Nhƣ vậy, với cách hiểu đầu tiên về nhan đề mang đậm tính Ấn tƣợng này, ―trái tim‖ chứa đầy bóng tối, ta phần nào đã bóc trần đƣợc sự thật bẽ bàng, đáng xấu hổ đang lồ lộ bên trong lòng thuộc địa của Bỉ, Anh, và đâu đó là các nƣớc châu Âu.
Bên cạnh đó, nhan đề ấy còn gợi một cách hiểu khác, phải chăng đấy còn là một vùng tăm tối chứa đựng một trái tim?! Cách hiểu này có thể đƣợc thể hiện qua sự nhận thức của hai nhân vật nhƣ Kurtz, Marlow. Cả Kurtz lẫn Marlow đều đƣợc ―thả‖ vào một vùng tăm tối vô định, và giữa họ, may thay, đều có một trái tim, để tri nhận. Kurtz, một đại diện tài ba, một ngƣời săn ngà voi số một, còn là một diễn thuyết gia xuất chúng - đầy độc ác. Anh chính là hiện thân rõ ràng của cái ác lồ lộ trong lòng thuộc địa của bọn đế quốc. Là kẻ thực thi mọi sự bóc lột tàn nhẫn lên ngƣời da đen. Kurtz tự thả mình vào một ―lăng tẩm tô vôi‖ [40; tr.22], tự mình là chúa tể của ―bầy da đen‖, tự mình thắng thế đƣợc cái ác đang ngự trị. Sống giữa một vùng tăm tối, tội ác do bản thân gây ra thật ghê tởm, nhƣng đâu đó, trái tim của Kurtz chƣa hoàn toàn tối tăm. Đúng, nó bị bủa vây bởi những thể lực hắc ám để khiến Kurtz hành xử là một kẻ trị đầy máu lạnh. Nhƣng, kẻ tàn bạo ấy lại biết rằng mình là ngƣời xấu, và đâu đó đã đau khổ vì ―nỗi kinh hoàng‖ [40; tr.167] mà mình đã trải qua và tạo nên, vậy trái tim của anh có thực sự chỉ toàn màu đen?! Nhận thức đƣợc sự xấu xa mà mình đã tạo nên, nhƣng anh không hề che đậy, mà thẳng thắn nhìn nhận về con quỷ dữ trong mình. Cuộc sống đối với Kurtz cũng chẳng dễ dàng gì, anh chạy theo tiếng gọi của quyền lực, của sự tham lam, của lý tƣởng cá nhân cực độ. Nhƣng bù lại, sự kinh hoàng luôn gieo rắc trong tâm khảm của anh, giày vò anh, ám ảnh anh. Trái tim của một ngƣời đang đau khổ biết mấy kia vì tội lỗi, vì sự
bức bối của lòng tham, và cả vì khát vọng chết cho lý tƣởng - đấy là một trái tim có sự sống. Còn Marlow, một ngƣời lần đầu đƣợc thả vào vùng kinh khiếp nhƣ lục địa Đen, đối mặt với sự thật trần trụi không nhƣ mình đã mơ, vẫn giữ đƣợc cho mình một trái tim nồng cháy. Đứng trƣớc thực tại tàn sát của bọn thực dân, đối diện với cuộc sống đang lụi tàn dần của những ngƣời châu Phi, Marlow biết tức giận, biết kinh tởm, và cả biết thƣơng cảm. Trƣớc đây chỉ sống với khát vọng phiêu lƣu, nay đƣợc thoả ƣớc nguyện rồi, lại nhận ra rằng cuộc đời vốn không nhƣ mình nghĩ. Đi đến những vùng đất mới không đơn thuần chỉ là dạo chơi với những nền văn hoá lạ, những con ngƣời khác, mà đó là sự trƣởng thành khi phải đối diện với cuộc đời trần trụi màu đen bên trong vẻ ngoài trắng tinh sạch sẽ. Hiểu rằng tất cả thật đáng kinh hoàng, đau lòng đấy, nhƣng ít nhất, Marlow dám nhìn vào sự thật ấy bằng con mắt của một nhà nhân đạo, chứ không hề thả lơi bản thân mình trôi theo dòng xoáy của dục vọng nhƣ những tên da trắng tầm thƣờng, đấy chính là trái tim không đen của Marlow giữa một vùng u ám. Hiểu theo cách thứ hai này, ta thấy đƣợc một ý nghĩa trừu tƣợng khác của nhan đề mà Joseph Conrad đã tạo nên, khi trái tim không hề tối tăm, dù đƣợc đặt ở vùng không nguồn sáng.
Bản thân nhan đề Giữa lòng tăm tối chính là một biểu tƣợng có sức gợi vô cùng đặc biệt. Tên tiểu thuyết khi đƣợc dịch ra trong bản sách bằng tiếng Việt lại thay từ ―trái tim‖ (Heart) bằng ―lòng‖, từ ―của‖ (of) bằng từ ―giữa‖, từ danh từ ―bóng tối‖ (Darkness) đến tính từ ―tăm tối‖. Về từ ―lòng‖, dƣờng nhƣ ta thấy đƣợc có sự tƣơng đồng về nghĩa với từ ―trái tim‖, đều nhằm để chỉ một khái niệm có khả năng chứa đựng và bộc lộ cảm xúc của con ngƣời. Còn với sự chuyển đổi chức năng từ danh từ ―bóng tối‖ sang tính từ ―tăm tối‖ đều đƣợc sử dụng nhƣ một biện pháp ẩn dụ để ngầm chỉ cho những tội ác man rợ đang diễn ra bên trong lòng lục địa vốn tráng lệ kia. Tuy nhiên, có sự khác nhau lớn ở từ ―giữa‖ và từ ―của‖. Nếu nhƣ bản tiếng Anh, chúng ta phải nhìn nhận mối liên kết giữa ―trái tim‖ và ―bóng tối‖ chính là mối quan hệ sở hữu, dù hiểu theo cách một hay cách hai nhƣ đã phân tích ở trên. Còn với bản tiếng Việt, từ ―giữa‖ lại nghiêng về chức năng định vị cho hai hình ảnh là ―trái tim‖ và ―bóng tối‖. Nên với nhan đề đƣợc dịch ra bằng tiếng Việt
nhƣ vậy, chúng ta vẫn có thể hình dung tƣơng đồng nhƣ bản tiếng Anh nhƣ sau: Giữa một vùng nào đó, thấy đƣợc sự tăm tối đƣợc hiện diện nếu đi sâu vào trong khám phá; hoặc có thể hiểu là trong sự tăm tối ấy, nó còn một thứ gì đó nằm ở ―giữa‖ - có thể là một điểm sáng hy vọng nào đó?! Vì vậy, với cả tên nhan đề bằng tiếng Anh là Heart of Darkness hoặc Giữa lòng tăm tối nhƣ bản dịch tiếng Việt thì đều có khả năng gợi sự hình dung gần nhƣ nhau, về những điều u tối mà Marlow đã, đang, và sắp đƣợc trải nghiệm. Nó gợi ra nhiều nét nghĩa khác nhau tuỳ theo khả năng tƣ duy của mỗi ngƣời. Và với mỗi tầng ý nghĩa đó, đã tạo nên giá trị thực sự của cuốn tiểu thuyết này. Là trái tim chứa đầy tăm tối cũng đƣợc, hay là một vùng tăm tối có một trái tim cũng chẳng sao. Nhan đề của tiểu thuyết thật sự là nét vẽ đậm chất Ấn tƣợng đầu tiên đối với ngƣời đọc, khiến ta cũng nhƣ Marlow, không thể nào không tự mình dấn thân vào một chuyến viễn du đến vùng đất quá đỗi bí hiểm ấy, để xem thử nó có thật sự mang một màu tối nhƣ đã khái quát ở tiêu đề hay không. Với nhan đề với sức gợi không bó buộc, không áp đặt, mà đa nghĩa đa sắc, chỉ đơn giản là dùng nghệ thuật Ấn tƣợng thị giác để lựa chọn nên một cái tên xứng tầm với nội dung, đó mới là điều thành công mà Joseph Conrad đã làm đƣợc trong tác phẩm kinh điển này của mình.