6. Bố cục của luận văn
2.1. Lối khắc hoạ mờ nhoè hiện thực
Kỹ thuật kể chuyện bằng lối khắc hoạ mờ nhoè hiện thực là một trong những thủ pháp Ấn tƣợng vô cùng độc đáo mà Joseph Conrad đã sử dụng để tạo ra Giữa lòng tăm tối. Trên cuộc hành trình ―vật lý‖ của Marlow đến Congo, những hành động tàn bạo mà anh chứng kiến ở đó và sự hiểu biết sâu sắc mà anh có đƣợc - tất cả đều đƣợc ghép lại và đƣa ra dƣới dạng biểu tƣợng gây ấn tƣợng mạnh trên bức tranh toàn thể mang tên ―lòng tăm tối‖. Do đó, chiều sâu của cuốn tiểu thuyết này
không chỉ giới hạn ở những mặt nghĩa đen hiển hiện mà Marlow thu nhận đƣợc từ những hình ảnh mang đậm chất Ấn tƣợng của cảnh quan châu Phi - nơi anh luôn xem nhƣ một đích đến của những chuyến phiêu du mạo hiểm của mình; mà nó đƣợc khắc hoạ dựa trên lối khắc hoạ mờ nhoà hiện thực qua tƣ duy của chàng thuỷ thủ khi đứng trƣớc sự thật đƣợc phô bày ra bởi thiên nhiên, con ngƣời bằng thị giác. Tức nghĩa, với kỹ thuật kể chuyện này, Conrad cho độc giả thấy đƣợc những nét nghĩa bóng đằng sau những điều ấn tƣợng, nhƣng đấy cũng không phải là lớp nghĩa thực sự mà ông muốn truyền đạt, mọi thứ trong bức tranh Ấn tƣợng này của ông đều trở nên mơ hồ, nhạt nét, khó định hình cụ thể một loại ý nghĩa rõ ràng nào. Thứ cuối cùng mang lại vừa là hiện thực cũng vừa không phải là hiện thực thật sự, đây là điều khiến Giữa lòng tăm tối trở thành một bức tranh Ấn tƣợng đặc sắc, chứ không phải chỉ là bức tranh phản ánh hiện thực về vùng tăm tối lục địa nhƣ lối đi của những tác phẩm chủ nghĩa Hiện thực theo đuổi. Tất cả chúng ta, cũng nhƣ Marlow, dù có cố khám phá đến bao nhiêu lần về sự đen tối của vùng sâu lục địa, vẫn không thể tìm thấy đƣợc một sự thật, cho đúng là sự thật rõ ràng, bởi kỹ thuật viết này của Joseph Conrad.
Thủ pháp khắc hoạ mờ nhoà hiện thực này trƣớc hết đƣợc Joseph Conrad thể hiện rất rõ qua việc ông tạo ra bức tranh thiên nhiên cảnh vật về vùng lục địa Đen kì bí thông qua đôi mắt của nhân vật chính Marlow. Đôi mắt của anh sẽ dẫn đƣờng cho chúng ta vào thế giới hiện thực của câu chuyện. Nhƣng chính vì thế, Conrad đã biến cuốn tiểu thuyết của mình thành một bức tranh Ấn tƣợng đƣợc truyền tải qua các giác quan. Đôi mắt của Marlow cùng với cảm xúc và nhận thức của anh ta đã cho chúng ta thấy một hiện thực ―không đầy đủ nguyên vẹn‖, không rõ ràng chi tiết nhƣ lối viết của chủ nghĩa Hiện thực. Một thế giới u ám, khốn cùng và man rợ hiện lên qua những câu văn dài, thơ mộng, giàu tính miêu tả, nhiều tính từ biểu đạt cảm xúc… để rồi tất cả hình ảnh biến thành các ẩn dụ, trƣợt sang một nghĩa khác, thậm chí là không thể thấu hiểu.
Điển hình, trong hiện thực đƣợc miêu tả và cả trong trí tƣởng tƣợng của Marlow, sông Congo luôn là sự hấp dẫn khó diễn tả. Nó kì vĩ, nó thu hút, nó là thứ
chứng minh cho khát vọng muốn đƣợc chinh phục của anh. Tất cả vẻ đẹp ấy của sông Congo đƣợc miêu tả để dễ gây nhầm lẫn cho cả Marlow lẫn ngƣời đọc trƣớc khi đƣợc tận mắt chứng kiến vẻ đẹp bằng mắt của mình: ―một con sông hùng vĩ‖ [40; tr.18], ―một con mãng xà đang vƣơn mình, đầu quay ra biển, thân nghỉ ngơi, uốn lƣợn trải dọc một đất nƣớc rộng lớn, còn đuôi thất tung trong nội địa thẳm sâu‖ [40; tr.18],… Tuy nhiên, đến khi chạm đƣợc đôi chân của mình lên mảnh đất này, hàng loạt những sự kì lạ, nguy hiểm của nó mới dần hiện ra để khẳng định cho sự mờ nhoà về hiện thực giả định mà mọi ngƣời vẫn thƣờng hay hô hào về nó. Sông Congo ở trong lòng sâu thuộc địa đặt ra một thách thức lớn cho những kẻ muốn đƣợc chạm chân vào vùng lãnh thổ của riêng nó: ―Bức tƣờng thảo mộc khổng lồ, một khối xum xuê xoắn xuýt những thân, những cành, những nhánh, những lá, những hoa, bất động dƣới trăng nhƣ cuộc loạn xâm của sự sống vô thanh, một cơn sóng cây cuồn cuộn, trùng điệp, chất ngất, chực ụp xuống dòng suối, quét sạch sinh mệnh bé nhỏ của tất cả những con ngƣời nhỏ bé chúng tôi‖ [40; tr.71]. Lấy tất cả can đảm để khám phá cho bằng đƣợc, để thoả mãn tất thảy những điều còn nghi hoặc của mình về con sông này, Marlow đã hoàn toàn bị mờ nhoè hết tất cả những kiến thức trƣớc đó mình từng nghe, bị làm cho u mờ tất cả những tƣ duy mình có thể vận động đƣợc - ngay khi đƣợc chiêm ngƣỡng mọi cảnh vật của con sông này. Để rồi một hiện thực khác dần loé ra, chàng thuỷ thủ nhận ra rằng, con sông này hoá ra không phải là chốn thiêng liêng tuyệt diệu nhƣ nó vốn có, mà chỉ là ―một trong những chốn tối tăm trên trái đất‖ [40; tr.11]. Conrad đã sử dụng thủ pháp mờ nhoè hiện thực hiệu quả thông qua việc khắc hoạ những hiểu biết mang tính cách mạng - sự tuân thủ độc đáo của Marlow trong việc nhìn vào những thứ hữu hình và vật chất xung quanh anh ấy. Một hiện thực hiển nhiên mà mọi ngƣời vẫn nghĩ - là thứ Conrad bày ra trƣớc; sau đó, thông qua cuộc hành trình và sự trải nghiệm của Marlow, ông nhƣ làm mờ dần hiện thực ban đầu đi, để cố tình cho lộ rõ hơn một sự thật chính nguyên, đúng nhƣ nó phải có; rồi kết thúc, thứ ông khiến cho ta phải chấp nhận là sự thật tối tăm vẫn tiếp tục mù mờ nhƣ vẻ vốn có của nó, và không ai trong chúng ta có thể định nghĩa chính xác về ―lòng tăm tối‖ này. Sự phân đôi này và nối
tiếp liền kề này đƣợc vẽ qua những hình ảnh Ấn tƣợng thực tế, đã có khả năng bao hàm bản chất của cuốn tiểu thuyết - một hiện thực mờ nhoà. Rõ ràng, chúng ta tƣởng chừng nhƣ mình đã đƣợc khám phá tất cả những sự u tối của vùng đất kỳ lạ này, và chính Marlow cũng đã tƣởng nhƣ vậy; nhƣng cái kết cuối cùng, vẫn không thể định nghĩa một cách rõ ràng về vùng tăm tối. Điều duy nhất Conrad cho chúng ta đƣợc thấy chỉ có những nét ấn tƣợng về cảnh quan, về con ngƣời, về những sự thật. Hiện thực đã hiện ra, đã tố cáo đƣợc những bí mật khủng khiếp, nhƣng rồi chính Marlow cũng nhƣ bản thân độc giả, cũng đang lạc lối giữa vùng tăm tối vô phƣơng thấu hiểu. Bằng kỹ thuật mờ nhoà hiện thực, nhà văn khiến cho ta phải luẩn quẩn trong một vùng tăm tối, tƣởng nhƣ mình đã hiểu đƣợc ―trái tim‖ sâu thẳm của nó, nhƣng cuối cùng lại nhƣ không chạm vào đƣợc bất cứ món vật chất, cũng nhƣ sự thấu hiểu nào về tinh thần bên trong nó.
Ngay từ đầu cuộc hành trình của mình, Marlow đã định sẵn những lý tƣởng, những hiện thực đƣợc vẽ lên sẵn trên sách vở về những gì anh ta sẽ tìm thấy sau khi đến đích. Những ấn tƣợng mà chúng ta đƣợc trải nghiệm cùng chàng thuỷ thủ này - với tƣ cách là nhân vật chính của câu chuyện - dấn thân và tìm hiểu sự thật liên quan đến các tình huống khác nhau mà anh ấy gặp phải, những sự tri nhận anh chỉ có thể nhận ra khi đƣợc đặt chân đến với Congo, chính là điều mà Conrad muốn hƣớng đến trong tác phẩm này. Một hiện thực giả đƣợc vẽ lên sẵn, để rồi dần bị làm mờ đi bởi một hiện thực nguyên bản khác đằng sau đó, và kết thúc vẫn là một sự mơ hồ, khó hiểu về những điều tƣởng chừng nhƣ đã hiểu. Đây là một hành động mà Conrad đã cố tình sắp đặt, ông sử dụng phong cách khắc hoạ mờ nhoà sự thật này để bôi đen toàn bộ cuốn tiểu thuyết trên một ánh hào quang của sự thanh tao không thể lẫn vào đâu đƣợc, một hiện thực đáng sợ. Và điều này đƣợc thể hiện rất rõ không chỉ qua bức tranh của tự nhiên đã phô bày ra mà còn là ở chính các nhân vật xuất hiện đầy bất ngờ nhƣng cũng rất có chủ đích để nhằm vạch trần bức phông giả tạo đã đƣợc tạo dựng trƣớc đó. Theo ý tƣởng này, những quan sát của Marlow về ngƣời Châu Âu và ngƣời bản địa đã thể hiện rõ bản chất của chúng sau khi những hình ảnh về ngƣời da trắng đầy đức hi sinh, cao cả nhƣ hiện thực trƣớc đó đƣợc
định sẵn trong đầu Marlow khi đang trên sông Congo để gặp Kurtz. Trƣớc đó, hiện thực rõ ràng là, những ngƣời da trắng theo lệnh của Nhà nƣớc, phải dấn thân vào vùng đất hoang sơ hiểm trở này, với mục đích là khai hoá một nền văn minh mới và cứu rỗi tâm hồn cho những ngƣời da đen nghèo khổ bên trong vùng lục địa này. Vậy mà, chỉ ngay khi Marlow đặt chân vào sâu bên trong lòng lục địa, những bộ mặt giả dối ấy phơi bày không chút e ngại làm anh phải chán ghét, khiếp hoảng. Ngay lúc này đây, Marlow chỉ thấy hình ảnh những ngƣời đàn ông da trắng lao ra với những tiếng la hét vui sƣớng về ngà voi đƣợc đƣa vào sau một trận càng quét bằng sức lao động của những ngƣời mà họ cất công sang để ―bảo vệ‖. Điều này khiến nền văn minh đƣợc hô hào mà Marlow đã từng đƣợc nghe trong phút chốc nhƣ mờ nhoà hẳn đi, chỉ còn chỗ cho sự tham lam, tàn ác và đê tiện của một vùng đất bị thúc ép quay ngƣợc thời gian trở về lạc hậu nhƣ thời tiền sử. Do đó, sự phân đôi Trắng và Đen này là công cụ để làm nổi bật khía cạnh siêu hình của cuốn tiểu thuyết - cách mà ngƣời này nuôi dƣỡng để đẩy lùi ngƣời kia, nhƣng niềm đam mê với những điều đáng ghê tởm của họ lại mang đến một mối quan hệ họ hàng xa xôi giữa họ - đây lại là sự thật không tƣởng mà chàng thuỷ thủ không thể nào ngờ đến. Tuy nhiên, lối sống trần trụi, khác hẳn với vẻ lịch sự thƣờng ngày của tầng thƣợng lƣu mang tên da trắng đƣợc lồ lộ ra, không chỉ tố cáo tội ác thật sự của chúng trong lòng thuộc địa, mà còn có khả năng gợi liên tƣởng đến một mối quan hệ bất ngờ khác. Nơi tƣởng chừng nhƣ là vùng đất u ám thể hiện rõ nhất sự phân chia chủng tộc, nay lại có khả năng trở thành nơi mở ra một mối liên kết bền chặt khó đặt tên của những ngƣời đi trị và kẻ bị trị. Hoá ra, nó chính là sự giải thoát khỏi những ràng buộc văn minh đang trói buộc ngƣời ta - về bản chất; nó có thể đƣợc coi là một nơi tự do. Sự kết hợp của những nghịch lý và việc không thể hiểu đƣợc những câu hỏi hóc búa phi tự nhiên này là nguyên nhân khiến ngƣời châu Âu buộc tội Marlow và Kurtz là điên, bởi vì họ là hai ngƣời duy nhất hiểu đƣợc sự thật đằng sau Congo và những gì đang diễn ra của nó.
Tƣơng tự, cách nhìn nhận của Marlow về Kurtz cũng chính là một minh chứng cho thủ pháp khắc hoạ mờ nhoè hiện thực này. Với kỹ thuật viết này của mình,
Joseph Conrad khiến ta có những cái nhìn đầy ấn tƣợng về Kurtz, rồi cho ta lầm tƣởng rằng mình đã hiểu đƣợc bản chất con ngƣời Kurtz; nhƣng cũng giống nhƣ Marlow, thứ chúng ta có đƣợc lại là chỉ là một con ngƣời bí hiểm và không bao giờ có thể nắm bắt đƣợc bản chất của anh ta. Ngay từ trƣớc khi tiến vào vùng sâu để đƣợc một lần gặp mặt Kurtz, Marlow đã đƣợc nghe rất nhiều lời ca tụng về ngƣời đàn ông hoàn mỹ này. Rõ ràng, trong lời giới thiệu của mọi ngƣời, Kurtz hiện lên là một ―Sứ giả của lòng từ bi, khoa học, tiến bộ‖ [40; tr.60]. Ấy vậy mà, đƣợc tiếp xúc trực tiếp với Kurtz, tất cả những gì có thể hiện lên trƣớc mắt Marlow chỉ còn là hình ảnh của một ―bóng ma của tiền tài và danh vọng‖ [40; tr.164]. Ở đây, Conrad đã sử dụng phép đùa giỡn với hiện thực bằng con chữ để thu hẹp khoảng cách rộng lớn giữa kỳ vọng và thực tế - giữa ảo ảnh và sự thật. Có những hình mẫu nó đáng ra phải nhƣ vậy, và nó đã luôn nhƣ vậy một ở thế giới khác, thì nay, nó lại trở nên xa lạ hoàn toàn so với tầm hiểu biết và tƣ duy tƣởng tƣợng của Marlow, cũng nhƣ của độc giả. Chính vì vậy, Sophia Arslan trong bài nghiên cứu Metaphysical dimension in Joseph Conrad's Heart of Darkness đã từng khẳng định rằng: ―Do đó, cuốn tiểu thuyết hoạt động ở hai cấp độ: Cấp độ thứ nhất đƣợc phác họa bằng cách chuyển tiếp kết cấu câu chuyện của Marlow - khung cảnh vật chất trong cuộc hành trình của Marlow đƣợc làm dịu đi bởi sự mơ hồ, nhầm lẫn và những hệ tƣ tƣởng chồng chéo mà anh ta gặp phải trong hành trình khám phá sự thật đằng sau những ―các khoảng trắng, trống [Thiên nhiên] trên bản đồ‖. Tuy nhiên, cấp độ thứ hai cho chúng ta thấy bản đồ đến chiều không gian siêu hình đƣợc bao phủ - vƣợt quá trí tƣởng tƣợng của chúng ta và ý thức xã hội tập thể - trong đó câu chuyện vƣợt ra ngoài nghĩa đen của nó và vẽ rõ ràng ―Sự thật về con ngƣời‖ bằng sự chân thực không che giấu và tàn bạo‖ (48) [5]. Luôn có một sự thật đƣợc che giấu bên trong một sự thật, muốn khám phá ra nó, ta không còn cách nào khác ngoài việc dùng những trải nghiệm thực tế - nhƣ Marlow đã làm, để làm mờ nhoè đi những điều giả dối, để đi sâu vào những điều dối trá đang đƣợc bảo bọc kĩ; và hãy nhớ rằng, suy cho cùng, thứ ta đúc kết lại đƣợc cũng chỉ là một sự mơ hồ, khó nắm bắt về hiện thực. Marlow tìm đến vùng sâu nguyên thuỷ của lục địa, để hòng khám phá đƣợc một vĩ nhân của toàn thể mọi
ngƣời là Kurtz. Nhƣng ngay giờ phút anh lột đƣợc bộ mặt của Kurtz xuống, để thoả mãn đƣợc sự thấu hiểu sự thật về Kurtz, lại cũng nhƣ là lúc Marlow nhận ra mình mãi chẳng thể có một sự thật rõ ràng nào về con ngƣời này. Joseph Conrad khiến cho tất cả mọi ngƣời đi từ sự thật này đến sự thật khác, rồi đóng lại mọi sự tìm hiểu đó, chỉ còn lại khoảng không của những điều khó hiểu.
Với kỹ thuật viết đặc biệt này của mình, đã giúp Conrad thể hiện đƣợc tính Ấn tƣợng không thể chối cãi trong tiểu thuyết này của mình. Nếu nhìn nhận Giữa lòng tăm tối của Joseph Conrad đơn thuần chỉ là một lời tố cáo về hiện thực châu Phi khủng khiếp bên trong lòng lục địa, thì cuốn tiểu thuyết này chẳng khác nào một tác phẩm văn học Hiện thực đúng nghĩa. Nhƣng không, bằng việc tái hiện những nét Ấn tƣợng đặc trƣng, Conrad khiến ta tìm về với sự thật, và sự thật cuối cùng lại chẳng phải là một sự thật nào cả. Điều này khiến chúng ta bị cô lập trong hàng loạt những sự kiện bất ngờ, khiến ta nghĩ rằng mình đã hiểu rõ về những bộ mặt giả tạo của ngƣời da trắng và cuộc sống tội nghiệp của ngƣời da đen; để rồi đến cuối truyện, thứ Conrad khiến chúng ta nhận ra là, mình không thể chạm đến bất kỳ một sự thật nào bên trong lòng thuộc địa cả. Điển hình, Marlow nghe về Kurtz, ảo tƣởng rằng Kurtz là một nhân vật vĩ đại đáng để tìm hiểu nhất trong cuộc đời, rồi đến khi thấy đƣợc bộ mặt giả tạo và tàn ác của Kurtz, đó vẫn chƣa phải là những gì Conrad muốn cho Marlow thấy. Vùng vẫy để đấu tranh tìm về bản chất thực sự của Kurtz chính là điều mà cả đời Marlow không thể tự thoả mãn đƣợc. Vì Kurtz vừa là kẻ gây ra cuộc sống khốn khổ cho những ngƣời da đen, nhƣng chính hắn, cũng là một