6. Bố cục của luận văn
2.2. Sự tập trung “khung cảnh xảm xúc” (emotional landscape) đề cao trực
và khoảnh khắc
Trong mạch kể xuyên suốt của Giữa lòng tăm tối, bằng cách chuyển trọng tâm từ câu chuyện tuyến tính của Marlow sang những đoạn kể bị gián đoạn trong câu chuyện của anh ấy, điều này phần nào đã thể hiện đƣợc thủ pháp tập trung ―khung cảnh cảm xúc‖ (emotional landscape) đƣợc khắc hoạ rất rõ nét. Cụ thể hơn, những khoảnh khắc của cảm xúc đƣợc thể hiện qua trực giác trƣớc sự ấn tƣợng bằng tƣ duy, biểu hiện rõ nét nhất thông qua cách thức hoạt động của ba khoảng trống tƣờng thuật chính trong câu chuyện của Marlow. Theo đúng mạch truyện tuyến tính, Marlow sẽ kể lại câu chuyện về chuyến phiêu lƣu của mình, thấy những hình ảnh khó tin và sau đó là bộc lộ cảm xúc. Tuy nhiên, có đến ba lần Marlow không trực
tiếp kể tiếp câu chuyện mà lại ngừng lại trƣớc mạch truyện và thu hút độc giả bằng cách sử dụng vũ khí tối thƣợng đối lập hoàn toàn với sức mạnh của ngôn ngữ - sự im lặng. Cũng chính lúc đó, Conrad đã khắc hoạ đƣợc nguyên lý mà ông luôn muốn chú tâm đến để làm nổi bật thủ pháp Ấn tƣợng - khoảnh khắc và trực giác, đây cũng là một trong những lối viết vô cùng độc đáo của ông khi tạo dựng nên toàn thể bức tranh đậm màu sắc Ấn tƣợng này.
Lần đầu tiên Marlow dừng ngang mạch tƣờng thuật của mình lại chỉ để thả vào khoảng không gian ấy - một sự im lặng - không hơn không kém; chính là lúc đối diện với câu chuyện của tên thợ gạch ở Trạm Trung tâm. Trƣớc đó, lối tƣờng thuật về lời ca thán nhân vật vĩ đại Kurtz của tên thợ này đủ khiến chúng ta phải tò mò: ―Sứ giả của lòng từ bi, khoa học, tiến bộ và gì nữa có quỷ mới biết‖ [40; tr.60]; chƣa hết, sự tài năng của Kurtz cứ đƣợc vang vọng mãi trong không gian: ―Để dẫn dắt sự nghiệp đƣợc châu Âu giao phó, một trí tuệ siêu việt, tình thƣơng bao la, và toàn tâm toàn ý vì lý tƣởng‖ [40; tr.60]. Thế nhƣng, tên thợ gạch này thật biết cách gợi lên trong lòng Marlow những trực giác kì lạ, về một con ngƣời đầy bí hiểm nhƣ Kurtz, hắn ta sau một hồi khen ngợi hết lời, đã chuyển sang nói những lời không ai hiểu đƣợc và rất gây khó chịu: ―Đáng đời lắm. Phạm lỗi - trừng phạt - xong! Tàn nhẫn. Tàn nhẫn. Chỉ có cách ấy. Có thế mới chặn đƣợc mọi nguy cơ hoả hoạn trong tƣơng lai‖ [40; tr.61]. Đứng trƣớc tình cảnh đó, Marlow đã cảm giác đƣợc sự ngột ngạt của không gian nơi Trạm Trung tâm này: ―Sự im lặng của xứ sở này xuyên thấu tận tâm can mỗi ngƣời - cái bí hiểm, cái vĩ đại, hiện thực choáng ngợp của sự sống ẩn trong lòng nó‖ [40; tr.62]. Cảm giác thất vọng này càng gia tăng do Marlow không thể nhìn thấy hình ảnh cụ thể của Kurtz. Anh ấy đã nghe rất nhiều về Kurtz từ ngƣời thợ gạch, nhƣng rồi tất cả thứ Marlow nhận lại chỉ là một bóng hình vô định từ ngƣời mà mình trong ngóng nhất, đến nỗi anh phải tự nghĩ rằng, Kurtz chẳng là ai cả, mà mình tƣởng tƣợng nhƣ thế nào thì có thể ngay lập tức biến thành nhƣ thế ấy: ―Vẫn chƣa có hình ảnh nào về nó cả - nếu có ai đó bảo tôi trong đó có thiên thần hay ác quỷ thì cũng thế‖ [40; tr.63]. Để cụ thể hóa sự tồn tại gần nhƣ ảo tƣởng của Kurtz, Marlow lúc này chỉ có thể mong muốn đƣợc nhìn thấy một Kurtz
ở dạng hữu hình đƣợc thể hiện một cách sinh động qua một vật gây tính Ấn tƣợng rất cao - ngà voi. Nếu đã không thể ngay lập tức đƣợc gặp Kurtz, vậy chi bằng Marlow dùng trực giác của mình qua những lời ca tụng để biến Kurtz thành một hình ảnh theo sự cảm nhận của mình: ―Tôi thấy một ít ngà voi rỉ ra từ đó, và thấy bảo ông Kurtz đang ở đó‖ [40; tr.63]; Kurtz là chủ nhân của chiến lợi phẩm mang tên ngà voi, mà thứ vật ấy cũng có tính biểu trƣng trực tiếp cho con ngƣời của Kurtz ở nơi Trạm Trung tâm này - nơi không thể nào tìm thấy con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt của Kurtz, vì giờ đây ông đang ở nơi lãnh địa của riêng mình. Dùng trực giác để làm an yên cảm xúc đang dao động tột cùng nhƣ vậy của mình, chính là cách Marlow khiến bản thân đƣợc bình tĩnh hơn khi ở nơi này, qua những lời kể vô định hình này. Trong trải nghiệm ban đầu của Marlow, anh ấy rất chán nản khi không thể gặp Kurtz. Sự lo lắng của ngƣời kể chuyện ảnh hƣởng đến cách anh ta thiết lập cấu trúc hành động tƣờng thuật của mình. Thay vì tiếp tục câu chuyện của mình, Marlow đột nhiên lạc đề khi hỏi khán giả: ―Tôi chẳng hiểu gì về y từ cái tên hơn các cậu. Các cậu có hiểu y không? Có hiểu chuyện này không?‖ [40; tr.64]. Sự chuyển hƣớng gay gắt này giúp cho khán giả nhìn ra trạng thái tinh thần khó chịu và tuyệt vọng bên trong của Marlow khi anh đối mặt với một Kurtz quá đỗi trừu tƣợng nhƣ thế này. Tuy nhiên, ngay lúc này thì Marlow vẫn còn có đủ sức để nêu ra nỗi chán ghét của mình về sự giả dối này. Kurtz đâu rồi?! Tất cả mãi chẳng bao giờ có thật, chỉ là qua lời kể và phông dựng lên của những kẻ - có lẽ cũng chƣa từng đƣợc gặp Kurtz, Marlow giờ đây chẳng thể dự đoán hay nghĩ ra điều gì ngoài sự khinh ghét bộc lộ ra thẳng: ―Tôi khinh ghét, ghê tởm, và không chịu đựng nổi nói dối, chẳng phải vì tôi ngay thẳng hơn ai, mà chỉ bởi nó làm tôi sợ. Từ nói dối toát ra một hơi hƣớm chết chóc, một mùi vị tử vong - đó chính là thứ tôi khinh ghét và ghê tởm trên thế giới này - thứ tôi muốn quên đi‖ [40; tr.64]. Kurtz toàn năng, Kurtz mang trong mình sứ mệnh cao cả của cả châu Âu, dù chƣa đƣợc đích thân chứng thực, nhƣng vì cứ trƣợt dài trong sự chờ đợi có vẻ vô vọng, Marlow chỉ thấy đây là sự nói dối ƣớm mùi chết chóc, kinh tởm và đáng xa tránh. Mà càng nhƣ vậy, lòng khát khao đƣợc gặp Kurtz lại càng lớn hơn, thôi thúc anh hơn, nhƣng đã đến lúc - vô
ngôn là tuyệt đỉnh của âm thanh. Câu chuyện của Marlow, vào thời điểm quan trọng này, cho thấy tiềm năng của hai con đƣờng khác nhau. Marlow có thể tiếp tục dòng tƣờng thuật với cái giá phải trả là kìm nén sự lo lắng đang dần xuất hiện mạnh mẽ bên trong. Một cách thay thế khác là loại bỏ ảnh hƣởng mới xuất hiện, nhƣng làm gián đoạn tiến trình tuyến tính câu chuyện của Marlow. Conrad đã làm theo tùy chọn thứ hai, để cho ngƣời tƣờng thuật khung chính nói với chúng ta bằng một thái độ nhƣ đang miêu tả một kẻ xa lạ chứ không phải bản thân mình: ―Gã im lặng mất một lúc‖ [40; tr.65]. Với sự im lặng kể lại này, Marlow khẳng định rằng, không thể truyền tải trải nghiệm cảm xúc bằng ngôn ngữ. Với cách Conrad vận dụng cấu trúc văn bản một cách tinh vi bằng việc coi trọng hình thức tƣờng thuật, chúng tôi có lý khi khẳng định rằng sự im lặng trong câu chuyện của Marlow ở đây có vai trò nhất định. Điều này giống nhƣ sự khẳng định của Xiaoling Yao trong bài nghiên cứu
Affect and narrative rhythm in Heart of Darkness: ―Nếu ngôn ngữ không thể truyền đạt cảm xúc, thì ở một mức độ nhất định, quá trình tƣờng thuật của Marlow có thể đƣợc coi là một loại sự im lặng, ngăn cản việc thể hiện trải nghiệm tình cảm. Marlow càng kể nhiều, anh ta càng ít truyền đạt đƣợc những trải nghiệm tình cảm của mình. Theo nghĩa này, sự im lặng đột ngột của Marlow đóng vai trò nhƣ một ngôn ngữ nói, tiết lộ cho khán giả mức độ ảnh hƣởng không thể dịch đƣợc của anh ấy và cách nó tìm cách thể hiện bản thân trong sự im lặng kể chuyện. Do đó, ảnh hƣởng không thể truyền nhiễm đƣợc truyền đạt đến độc giả thông qua các phản ứng cơ thể của Marlow, mà không cần chuyển những trải nghiệm tình cảm của ông thành những từ dễ nhận biết‖ (49) [38]. Trong văn bản, sự im lặng của Marlow tạo ra một hiệu ứng nhất định: kích thích sự chú ý của ngƣời kể chuyện trong khung chính tập trung vào những gì Marlow sẽ nói trong nỗ lực tìm ra manh mối về sự thật con ngƣời của Kurtz. Điều này cho thấy rằng câu chuyện của Marlow bắt đầu xáo trộn và có khả năng thấm sâu vào tâm trí của khán giả. Theo nghĩa này, ảnh hƣởng vốn dĩ là một quá trình liên khách quan, xuất hiện từ sự tƣơng tác tự nhiên giữa thế giới tăm tối này của ngƣời châu Phi và Marlow - chủ thể trải nghiệm; cũng nhƣ giữa ngƣời kể chuyện - Marlow và khán giả của anh. Marlow chuyển sang im lặng nhƣ
một hình thức để bày tỏ trải nghiệm tình cảm của mình. Từ sự lo lắng không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ của Marlow, Marlow đang dần truyền sự trực quan trƣớc những hiện tƣợng Ấn tƣợng ấy và khiến chúng ta dần mang trong mình những cảm xúc khó hiểu nhƣ chàng. Marlow đang nhƣờng lại cảm giác khó chịu, bức bối của mình cùng sự tò mò về hình bóng vô ảnh của Kurtz cho chính những độc giả - chỉ bằng sự im lặng.
Cảm giác lo lắng này càng gia tăng khi Marlow tiếp tục thuật lại chuyến đi của mình từ Ga Trung tâm đến Ga bên trong, dẫn đến sự gián đoạn tƣờng thuật thứ hai - lần này là từ khán giả. Nếu sự lạc đề đầu tiên của Marlow bắt nguồn từ sự bất lực của anh ta trong việc truyền đạt cảm giác về một lời nói dối nhƣ chết, cũng nhƣ sự căng thẳng giữa những gì anh đã nghe và đã thấy, thì sự gián đoạn câu chuyện thứ hai của anh ta là kết quả của sự phản ánh phê phán chủ nghĩa Thực dân phƣơng Tây, một sự phản ánh gợi cảm giác vô cùng rùng rợn. Sau khi Marlow lấy lại bình tĩnh và thu thập suy nghĩ của mình, anh tiếp tục tƣờng thuật của mình và chuyển hƣớng khán giả đến một trật tự sắp xếp của những gì đã xảy ra trong quá khứ. Anh kể lại cách anh rời Ga Trung tâm để đến nơi ở của Kurtz, cách đi ngƣợc dòng sông Congo: ―Đi ngƣợc con sông ấy giống nhƣ ngƣợc về thuở hồng hoang của thế giới‖ [40; tr.80]. Đứng trƣớc cảnh tƣợng ấn tƣợng chƣa từng thấy trong đời mình nhƣ vậy, Marlow chỉ biết vùi mình trong hàng loạt sự xa lạ, e dè: ―Một dòng chảy trống rỗng, một sự im lặng vĩ đại, và một cánh rừng không thể xuyên qua. Không khí ấm, đặc, nặng nề, trì trệ. Mặt trời rực rỡ chẳng đem lại chút hân hoan nào‖ [40; tr.80]. Khi con thuyền hơi nƣớc xâm nhập vào ―những vùng xa xôi âm ám‖ [40; tr.80], Marlow miêu tả cảm giác nhƣ bị cô lập và đơn độc, gợi tới cảm nghĩ nhƣ mình đang bị lạc trên một sa mạc khô cằn, không lối thoát: ―Ta cũng bị lạc đƣờng nhƣ ngoài sa mạc, và suốt ngày va phải những cồn cát ngầm, khi cố tìm lại luồng nƣớc, cho đến khi nghĩ mình bị ma ám và vĩnh viễn đoạn tuyệt với mọi thứ ta từng quen thuộc… ở đâu đó… rất xa xăm… có lẽ từ kiếp khác‖ [40; tr.80]. Trong một thế giới hoàn toàn xa lạ, nơi mà những kiến thức và kinh nghiệm trƣớc đây không thể liên kết thành một hệ quy chiếu ổn định, Marlow cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi quá khứ và văn hóa
của mình. Cảm giác bị cô lập, mất phƣơng hƣớng và cô đơn không thể chịu đựng đƣợc này quấy rầy Marlow, khiến anh dần nghi ngờ liệu mình có đang sống trong một sự tồn tại khác hay không?! Đối với Marlow, thiên nhiên không đƣợc con ngƣời xác định, sử dụng, khai thác và bỏ hoang nữa. Nó có một ý định không rõ ràng buộc chúng ta phải ra khỏi nhận thức thông thƣờng của mình, thúc giục ta phản ứng với tính bất khả thi của nó và từ đó tái hiện quá trình giao tiếp giữa con ngƣời và tự nhiên. Cảnh quan của châu Phi và ngƣời hành hƣơng trên tàu hơi nƣớc do đó đƣợc kết nối với nhau, không phải theo cách thân thiện, mà ít nhiều, theo kiểu nguy hiểm.
Để phản ứng lại mối đe dọa từ thiên nhiên, Marlow, trong vai một kẻ lang thang mong muốn khám phá bí ẩn của ―một trái đất tiền sử, một trái đất mang diện mạo một tinh cầu xa lạ‖ [40; tr.84]. Marlow vẫn cảm thấy rằng mình đang bị theo dõi bởi một ―sự tĩnh lặng của một sức mạnh bất khả trấn an đang nuôi dƣỡng một ý đồ vô phƣơng đoán định‖ [40; tr.81], cái nhìn chằm chằm của tự nhiên là một lực lƣợng đáng lo ngại đang lên tiếng phản đối Marlow, khiến anh ta trở thành một ngƣời thụ động. Vào thời điểm này, lời tƣờng thuật của Marlow đột nhiên đi chệch khỏi các sự kiện đƣợc sắp xếp theo trình tự thời gian để thảo luận về ―những trò ranh vặt‖ [40; tr.81] của anh. Bằng trực quan của mình, có lẽ Marlow còn muốn diễn tả một nghĩa rộng hơn, rằng, ―những trò ranh vặt‖ của anh không chỉ là hành động để giữ cho nổi chiếc thuyền hơi nƣớc mà còn có ý nghĩa muốn cảnh báo độc giả về các cuộc điều động của đế quốc phƣơng Tây. Marlow, trái ngƣợc với quan sát của ngƣời kể chuyện trong khung hình chính, đã làm sáng tỏ công cuộc chinh phục các nền văn hóa khác của Châu Âu ngay từ đầu câu chuyện. Việc Marlow chuyển góc nhìn của câu chuyện để thảo luận một cách nghiêm khắc về chủ nghĩa Thực dân đã khiến khán giả của anh ấy bị khuấy động. Mục đích của việc này chính là Marlow muốn phản ánh và lên án một cách nghiêm khắc thứ gắn kết các chủ thể thuộc địa lại với nhau. Đằng sau đó chỉ toàn là sự hám lợi và ích kỷ của họ. Đây thực sự là nỗi kinh hoàng bao trùm khắp nƣớc Anh, và nói chung là đế chế thuộc địa. Mọi ngƣời đều biết rằng nó ở đó, nhƣng không ai dám vén bức màn để vạch
trần bộ mặt của nó. Do đó, việc giữ cho con thuyền của chủ nghĩa Đế quốc nổi sẽ buộc các đối tƣợng thuộc địa lại với nhau, bất kể họ phải trả bao nhiêu cho trò ranh vặt ấy. Tuy nhiên, điều đó thực sự quan trọng và đáng để chúng ta nhìn lại những gì chúng ta mất đi trong quá trình chinh phục thuộc địa - chính là những gì nhƣ Kurtz đang mất. Tại thời điểm này, lời tƣờng thuật của Marlow bị chặn lại bởi một thành viên trong khán giả của anh, mà anh vô cùng chắc chắn: ――Lịch sự tí đê, Marlow‖, ai đó gầm gừ, và tôi biết ngoài tôi có ít nhất một thính giả còn đang thức‖ [40; tr.81]. Do đó, hiệu ứng lan truyền trong cách kể chuyện của Marlow đã chấm dứt do sự gián đoạn của khán giả. Nếu ngƣời ta xem xét phản ứng bản năng của Marlow đối với sự lo lắng và sợ hãi, không khó hiểu tại sao khán giả của anh ấy ngay lập tức làm gián đoạn lời kể của anh khi cảm nhận đƣợc cảm giác kinh hoàng từ câu chuyện tình cảm của Marlow. Ở đây, Conrad để sự im lặng đƣợc tạo nên bởi chính những khán giả, chứ không phải từ nhân vật tƣờng thuật chính - là Marlow - nhƣ ở lần thứ nhất. Trực quan và cảm xúc của Marlow đã đƣợc truyền sang cho những ngƣời đang cùng anh tham gia vào chuyến phiêu lƣu khó hiểu, vô định hình này. Sự gián đoạn của khán giả đối với hành động tƣờng thuật của Marlow, bộc lộ lỗ hổng của đế chế thuộc địa; về cơ bản, đã phản ánh đƣợc sự quan trọng của Marlow về chủ nghĩa Thực dân trong câu chuyện tuyến tính trƣớc khi bị gián đoạn. Bên dƣới nỗ lực phối hợp của các thần dân thuộc địa để bảo vệ đế chế thuộc địa là sự lo lắng