Kurt z kẻ bất phàm

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 87)

6. Bố cục của luận văn

3.3.2. Kurt z kẻ bất phàm

Một trong những nhân vật tạo nên mạch giá trị chính cho toàn bộ tác phẩm là Kurtz, anh luôn xuất hiện nhƣ một điểm sáng Ấn tƣợng vô cùng bí ẩn. Lúc thì qua lời kể của những ngƣời ngƣỡng phục anh, xem anh nhƣ một đấng cứu thế; lúc thì lại hiện lên với nét tò mò và sự khát khao của Marlow, có khi anh cũng tự cho mình hữu hiện bằng xƣơng bằng thịt nhƣng lại càng nhƣ dẫn ta vào một vực sâu của ngờ vực, khó hiểu. Chính bởi sự thu hút cùng những điều bí hiểm khó có thể giải thích bằng lời nhƣ vậy, Kurtz đã trở thành một hình tƣợng đầy Ấn tƣợng trong xuyên suốt cuốn tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối.

Kurtz - một đại diện hạng nhất, một trạm trƣởng Trạm nội toàn năng, là một thiên tài. Kurtz là nhân vật trung tâm chi phối toàn bộ câu chuyện. Trƣớc hết, ngay từ khi chƣa xuất hiện, anh ta đã là một niềm ngƣỡng phục của toàn thể những ngƣời trong cùng lĩnh vực - săn ngà voi: ―Sứ giả của lòng từ bi, khoa học, tiến bộ, và gì nữa có quỷ mới biết. Chúng ta cần,... để dẫn dắt sự nghiệp đƣợc châu Âu giao phó, một trí tuệ siêu việt, tình thƣơng bao la, và toàn tâm toàn ý vì lý tƣởng‖ [40; tr.60]. Thoạt nghe, ai cũng sẽ nóng lòng không biết Kurtz làm nghề gì mà nổi danh đến vậy, hội đủ mọi yếu tố cần thiết của một nhân tài và còn giàu lòng bác ái. Nhƣng thật trào phúng thay, thứ đƣợc châu Âu giao phó ấy, thứ đòi hỏi cần có trí tuệ vƣợt bậc cùng lòng nhân ái bao la ấy, chính là săn ngà voi. Và y là ngƣời đứng đầu của lĩnh vực nghe rất ―kiêu‖ ấy, Kurtz luôn có lƣợng ngà voi cống nạp về Trạm chính gấp rất nhiều lần số các trạm khác cộng lại. Chƣa hết, tài năng của Kurtz còn đƣợc khẳng định qua việc viết văn cùng lối hùng biện đi vào lòng ngƣời, phải chăng đấy là một trong những nguyên do ngƣời da đen nơi đây kính trọng ông?! Tài giỏi, xuất chúng, đáng ngƣỡng mộ - đấy là tất cả những thứ mà bọn da trắng nhìn vào và ngƣỡng phục Kurtz, nhƣng hắn ta có thực sự là kẻ đáng ca tụng đến vậy? Kurtz còn

là biểu tƣợng của lòng tham cực độ và tâm lý thƣơng mại của bọn châu Âu. Chúng hâm mộ cuồng nhiệt Kurtz chẳng có lí do nào khác ngoài việc anh là ngƣời đứng đầu trong việc kiếm ngà voi, thứ đƣợc cho là mối sinh lời bậc nhất và là công việc khó khăn, hiểm nguy nhất. Điên cuồng, sống chết chỉ để có thể kiếm đƣợc ngà voi càng nhiều càng tốt, đấy là là nỗi đồng tham duy nhất để khiến chúng ca tụng Kurtz lên tận mây xanh. Nhƣng đáng buồn thay, đám ngƣời kia chỉ thần tƣợng Kurtz nhƣ vậy bởi chứng kiến những sản vật cùng số kho báu anh ta có thể chiếm giữ và gửi về cho vùng ngoài, chứ chƣa thật sự có ai đƣợc vào tận sâu trong lòng lục địa để sống một đời nhƣ Kurtz, để hiểu tại sao mình lại ngƣỡng mộ hắn ta. Bằng những lời ngợi ca cùng sự lan truyền mạnh mẽ về tài năng của mình, Kurtz đã trở thành một điểm sáng mơ hồ đầu tiên nhƣng cũng có sức mạnh rất mạnh mẽ để lôi cuốn Marlow tiếp tục dấn thân vào để đƣợc gặp anh, đấy chính là nét đặc trƣng trong thủ pháp Ấn tƣợng mà Conrad đã vẽ nên đƣợc ở nhân vật này.

Nhƣng đặc biệt thay, điều làm Kurtz trở nên khác bọn da trắng tầm thƣờng kia là anh ta không cần phải che đậy tội ác của mình bằng một vẻ đẹp giả tạo nào, mà trực tiếp đứng lên và sẵn sàng nói với cả thế giới rằng: Tôi độc ác! Chính vì vậy, ta hoàn toàn có thể gọi Kurtz là một biểu tƣợng của tội đồ, nhƣng đâu đó vẫn có sự hối cải. Kurtz thể hiện mình là một tên ác nhân lồ lộ mà không ngại che giấu. Anh ta dám đi đến đỉnh cao của cái ác để sống trọn với cái lý tƣởng của mình. Trái hẳn với vẻ ngoài diễm lệ của cả nƣớc Bỉ, của cả châu Âu bấy giờ - dẫu chúng mới là thứ đào tạo nên những sản phẩm bạo tàn nhƣ Kurtz. Chúng khoác lên mình một lớp áo trắng của lòng nhân đạo, nhƣng bên trong thì thối rửa đến kinh tởm với những tội ác, với sự tham lam; hành động ấy chẳng khác nào tô vôi lên một lăng tẩm lạnh lẽo, tràn ngập xác chết để hòng che đậy điều đó. Nhƣ vậy, rõ ràng, Kurtz đúng là một kẻ bất phàm, một kẻ phi trần thế, vƣợt qua đƣợc cả ngƣỡng thiện - ác. Làm điều ác hơn ai hết nhƣng cũng không ngại hất một gáo nƣớc lạnh vào mặt những tên đạo đức giả, đội một lớp nai bên trong một con hổ dữ. Y đã đi đƣợc qua bờ bên kia của thế gian, để nhìn vào cái ác, cái thật và cả cái thiện hiển hiện trong đời. Bằng chứng nhƣ tập tài liệu trƣớc khi chết Kurtz để lại cho Marlow. Dù không đƣợc cho biết đó

là tài liệu nói về điều gì, nhƣng tất cả mọi ngƣời trong công ty khi biết y chết đều đổ xô đi tìm nhƣ kho báu cần bảo tồn - là nơi dấu ngà voi, hay là bản cáo trạng về tội ác thực dân? Tất cả đều đi vào một cõi tăm tối u mê. Kurtz, tận đến lúc chết vẫn là một bài toán khó tìm ra lời giải với nhiều ngƣời. Một đời đi theo tiếng gọi của lý tƣởng, sống chết ở nơi tối tăm nhất lục địa, làm mọi điều ác độc không tƣởng, nhƣng cũng lại là kẻ ―chiếm địa vị cao trong bầy ma quỷ xứ này‖ [40; tr.116]. Chết đi rồi liệu Kurtz có thể thoải mái hơn không? Khi sống cả đời mà luôn bị ám ảnh bởi những bóng ma đáng sợ - ―bóng ma của tiền tài và danh vọng‖ [40; tr.164]. Dồn hết sức lực bình sinh, lời diễn thuyết cuối cùng của kẻ đầy đạo mạo ấy là lời khẳng định về lý tƣởng, dẫu có là bất lƣơng, vẫn quyết một lòng hƣớng về nó: ―Hôn thê của ta, trạm của ta, sự nghiệp của ta, ý tƣởng của ta‖ [40; tr.164]. Dẫu ở mọi khoảnh khắc nào của đời mình, Kurtz vẫn không thể buông đƣợc cái dục vọng chấp mê si muội cá nhân; đau khổ hơn vì y lại là ngƣời dám nhìn thẳng vào sự thối tha ấy trong mình, nên chết đi phải vật vã trong thƣơng khổ: ―Nỗi kinh hoàng! Nỗi kinh hoàng!‖ [40; tr.167].

Nhân vật Kurtz chính là một biểu tƣợng đầy đặc biệt, anh ta chính là một trong những chi tiết Ấn tƣợng có giá trị nhất mà Joseph Conrad đã chọn để vẽ lên trên bức tranh chung của mình. Nếu không có Kurtz, chắc chắn sẽ không có lối khắc hoạ độc đáo mang đậm tính Ấn tƣợng nhƣ thế này. Là tƣợng trƣng cho lòng tham, cho sự tàn bạo, cho tài năng phi thƣờng, hay cho sự vƣợt ngƣỡng mọi ranh giới tầm thƣờng của sự sống. Tất cả đều đƣợc khái quát ở chàng Kurtz lắm bí hiểm này. Và có lẽ, bản thân Kurtz chính là một lòng tăm tối sâu thẳm...

3.3.3. Những người phụ nữ - gốc rễ của những hư cấu xã hội

Marlow thƣờng hay quan niệm phụ nữ là những ngƣời giữ ảo tƣởng ngây thơ. Nghe qua thì giống nhƣ sự khinh miệt hay phân biệt đối xử giữa hai giới; nhƣng trên thực tế, phụ nữ quả thật là thƣớc đo sự giàu có cùng những giá trị của một ngƣời thành đạt. Thông qua những suy nghĩ cùng hành động của ngƣời phụ nữ, những chuẩn mực xã hội cùng lối sống của đại đa số thành phần sẽ đƣợc thể hiện rất rõ. Và góc nhìn của họ đƣợc phản ánh qua hai lăng kính khác biệt, có thể là hồng

hoá hoặc là đen hoá đến tột cùng. Khắc hoạ phụ nữ với lăng kính nhƣ vậy, chính là một cách để Joseph Conrad tạo nét Ấn tƣợng lớn cho tác phẩm của mình.

Trƣớc hết là về những ngƣời phụ nữ mà Marlow gặp mặt ngay từ khi ở Trạm ngoài. Hai ngƣời một béo, một gầy, không tên tuổi, chỉ đƣợc miêu tả với hành động - đan len, mà ở đây là dùng để làm khăn tang. Họ thờ ơ với Marlow, nhƣng chàng lại bị hút vào họ nhƣ một hành trình đến vùng đất xa lạ mà mình khao khát đƣợc khám phá. Chính sự thờ ơ ấy của họ nhƣ biểu trƣng cho sự vô tâm của bọn thực dân trƣớc cái chết của dân thuộc địa, dân da đen tội nghiệp. Hai ngƣời phụ nữ ấy chẳng khác gì những ngƣời canh lối vào một vùng tăm tối vô phƣơng đoán định. Hai ngƣời phụ nữ gắn với cuộn len đem lại một tầng sâu giá trị vô cùng lớn lao. Bởi len dệt vốn là biểu tƣợng của sự sống và cái chết trong văn học, và Joseph Conrad cũng tái hiện motif truyền thống ấy trong bộ tiểu thuyết của mình. Theo cuốn tiểu thuyết

Câu chuyện hai thành phố của Charles Dickens, nhân vật Madame Defarge đã bí mật đan len tên của những ngƣời bị giết nhằm chỉ ra sự tàn bạo của tầng lớp quý tộc Pháp cũ với những ngƣời nông dân bấy giờ. Hay sợi chỉ để đan dệt ấy còn là biểu tƣợng cho độ dài sự sống của một ngƣời trong thần thoại Hy Lạp, sợi chỉ của một ngƣời chỉ đƣợc cắt khi họ chết đi. Trong Giữa lòng tăm tối, có hai ngƣời phụ nữ ngồi đan dệt cũng nhƣ hai vị thần tƣợng trƣng cho sự sống và cái chết, họ nhƣ số mệnh dẫn lối vào những vùng u tối, họ mang trong mình ―ánh mắt ngắn ngủi của sự minh triết bàng quan‖ [40; tr.25].

Bên cạnh đó còn một nhân vật xuất hiện đầy bí hiểm và ấn tƣợng mang tính biểu trƣng cho sự thành công về lý tƣởng của Kurtz - ngƣời tình châu Phi của anh ta. Không tên tuổi, không đƣợc miêu tả chi tiết, tất cả những thứ ta thấy về cô là những hình ảnh đầy bí hiểm, thoắt ẩn thoắt hiện trong Giữa lòng tăm tối. Cô luôn ở tại vùng rừng sâu hoang hiểm ấy, và xuất hiện ở những khoảnh khắc không ngờ tới nhất. Lặng lẽ, nhƣng đầy dấu ấn, đó là tất cả về ngƣời tình của Kurtz. Điều gây ấn tƣợng mạnh nhất là vẻ ngoài diễm lệ của một ngƣời da đen, thứ đáng lý ra không bao giờ đƣợc hƣởng: ―Giá trị ả mang trên ngƣời phải tƣơng đƣơng mấy cặp ngà. Ả man dã và mỹ miều, cuồng nhiệt và diễm lệ; trong bƣớc tiến điềm tĩnh của ả có vẻ

gì đó vừa uy nghi vừa đe doạ‖ [40; tr.146]. Giữa một rừng những ngƣời le lói sự sống vì đói khát, vì nạn nô lệ, cô nàng da đen này lại toả sáng một khu với ngoại hình đậm chất vƣơng giả của mình. Cùng với đó là những tình cảm đƣợc thể hiện sâu đậm với Kurtz, nên chỉ có một khả năng, cô ả là ngƣời tình của ngƣời làm chúa tể vùng tối tăm này - Kurtz. Nhƣ đã biết, Kurtz là một kẻ lãnh đạo tàn ác, nhƣng lạ một chỗ là nhân tâm của tất cả những ngƣời da đen nơi đây đều bị hắn ta thu phục, và ngay đến tình yêu với cô gái mang màu da khác biệt, hắn vẫn dành đƣợc. Vậy cô gái ấy, chính là biểu tƣợng cho sự thành công của lý tƣởng, của khát vọng mà Kurtz đã đạt đƣợc. Cô gái ấy yêu chàng, một tình yêu sâu đậm, và không có ngôn từ nào mà một kẻ ngoài cuộc nhƣ Marlow có thể diễn tả đƣợc, cho nên chỉ có thể ảo sầu mà khái quát đôi điều khi chứng kiến hành động của cô gái ấy lúc Kurtz chết: ―Gƣơng mặt ả mang sắc diện ai oán và dữ dội của nỗi bi thƣơng hoang dại và đau đớn tái tê hoà trộn cùng nỗi sợ hãi một quyết tâm đang vật lộn thành hình‖ [40; tr.146]. Vƣợt qua ngƣỡng của sự khác biệt về màu da, về giai cấp, cô nàng yêu Kurtz nhƣ một nguồn sáng quý báu của đời mình, để rồi ngay giờ phút này đây, khi Kurtz ra đi, nàng đau đớn nhƣ vừa bị vứt vào một khoảng tối vô định - ―đột nhiên ả giang đôi tay trần và cứng nhắc giơ lên quá đầu, nhƣ trong một nỗi khát khao bất diệt muốn chạm trời, và cùng lúc những bóng đen mau lẹ vụt ra, tràn quanh bờ sông, vây lấy con tàu thành một vòng ôm u tối. Một sự im lặng ghê gớm bao phủ hiện trƣờng‖ [40; tr.147]. Với tất cả nỗi đau mà nàng thể hiện, ta hiểu rằng Kurtz đã thành công, chạm đƣợc đến ngƣỡng vƣợt cõi phi phàm trong đời mà mình luôn khát khao đƣợc chinh phục - một tên da trắng đại ác có đƣợc tình yêu của một ngƣời da đen - ngƣời lý ra phải xem mình nhƣ kẻ thù, ngƣời tình châu Phi của Kurtz chính là một Ấn tƣợng nghệ thuật đặc biệt của Giữa lòng tăm tối.

Một trong những ngƣời phụ nữ vô cùng quan trọng thể hiện đặc sắc xây dựng thủ pháp Ấn tƣợng của Joseph Conrad nữa là vị hôn thê của Kurtz. Nàng chính là tƣợng trƣng cho những hƣ cấu, ảo tƣởng thời đại. Ngƣời ta thƣờng bảo, đằng sau một ngƣời đàn ông thành công luôn có bóng dáng của một ngƣời phụ nữ. Tuy nhiên, bóng dáng ấy liệu có phải là niềm an ủi tinh thần hay đau đớn hơn khi làm

một định mức của sự thành công?! Và hôn thê của Kurtz chính là một biểu tƣợng của bi kịch nhƣ vậy. Cả một cuộc đời ngóng trông về ngƣời chồng chƣa cƣới của mình, một lòng chăm lo cho mẹ anh ta, để rồi khi hắn ta chết đi vẫn nghĩ mình là một lẽ sống quan trọng nhất đời hắn, tội nghiệp thay. Kurtz sống một đời bằng lý tƣởng, lòng tham kì dị, chết đi cũng chỉ ám ảnh về nó: ―Hôn thê của ta, trạm của ta, sự nghiệp của ta, ý tƣởng của ta‖ [40; tr.164]. Hôn thê với anh ta đơn chừng cũng chỉ là một vật sở hữu nhất định phải có để đƣợc gọi là thành công. Nhƣng cô nàng ấy không hiểu, luôn cho rằng mình là lẽ sống quan trọng nhất đời hắn, và mặc định rằng thiếu hắn đời mình cũng mất luôn ý nghĩa - ―ôi, nhƣng em tin tƣởng anh ấy hơn bất cứ ai trên đời - hơn mẹ anh ấy, hơn cả... chính anh ấy. Anh ấy cần em! Em! Em sẽ trân trọng từng tiếng thở dài, từng lời, từng cửa chỉ, từng ánh mắt‖ [40; tr.185]. Chính vì sự cƣỡng cầu ấy của cô, Marlow đành phải gieo cho cô sự sống bằng cách nói dối lời trăn trối của Kurtz trƣớc khi chết chính là tên cô, hoàn toàn trái với lời ám chỉ về một nỗi kinh hoàng đáng thƣơng của Kurtz. Lừa dối chính mình trong tình yêu, chính là một ảo tƣởng thời đại mà cô nàng này đang biểu trƣng. Mặt khác, cô cũng chính là một vùng tăm tối - với cả Kurtz lẫn cả chính bản thân cô.

Hàng loạt các nhân vật là những ngƣời phụ nữ - dù da trắng hay da đen, đƣợc hiện lên trong cuốn tiểu thuyết chính là những chi tiết Ấn tƣợng đƣợc Conrad chú tâm khắc hoạ, nhằm làm rõ nét giá trị hàm ẩn của những biểu tƣợng. Họ là sự sống - cái chết, là hƣ cấu thời đại, là tình yêu mãnh liệt... hay thậm chí tất cả chính là biểu tƣợng cho bóng tối. Tất cả những ngƣời phụ nữ ấy xuất hiện đầy ấn tƣợng trên bức tranh chung vẽ về vùng thuộc địa đen tối, u minh, không lối thoát; tạo nên một vùng không gian cuốn hút lạ kì; độc giả một khi đã lạc vào thì khó lòng thoát ra, mà ngay chính họ cũng đã cầm tù đời mình chốn tối tăm nào đó. Họ vô tội trong cuộc đời này nhƣng lại vô tình có tội với cuộc sống của chính mình, bởi đời họ bị họ tự tạo nên những lòng tăm tối...

3.3.4. Người da đen - điểm tối giữa “vùng sáng” lục địa

Trong xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt ở thuộc địa Đen này, chia ra làm ba loại ngƣời: kẻ trị, kẻ bị trị và những ―gã thuần dân‖ [40; tr.38]. Và ở đây, kẻ chịu mọi

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)