Marlow bức chân dung về sự phức tạp của tâm trí

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 80 - 87)

6. Bố cục của luận văn

3.3.1. Marlow bức chân dung về sự phức tạp của tâm trí

Nhân vật Marlow có một ý nghĩa sâu sắc trong cuốn tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối bởi vì chính anh là ngƣời đƣa ra sự thật đáng sợ về các nền văn minh châu Âu ở châu Phi. Có thể nói, vai trò trƣớc hết của Marlow trong toàn bộ tác phẩm chính là một ngƣời kể chuyện trung thực hoàn toàn về những gì mắt thấy tai nghe, từ đó, ta thấy rõ ràng anh là một ngƣời tạo ra nhận thức. Đấy chính là nét vẽ Ấn tƣợng đầu tiên hiện lên khi Conrad muốn xây dựng hình tƣợng nhân vật chàng thuỷ thủ thích phiêu lƣu này.

Ngay từ khi chƣa bắt đầu cuộc chinh phục bên trong vùng lục địa Đen, Marlow đã tiết lộ những hoạt động đen tối đƣợc thực hiện dƣới danh nghĩa thƣơng mại và phúc lợi, dù anh chƣa từng tận mắt chứng kiến bộ máy hoạt động thật sự của nó: ―Cuộc chinh phục Trái đất, phần lớn đồng nghĩa với việc chiếm đoạt của ngƣời khác màu da hoặc mũi tẹt hơn chúng ta tí chút, là thứ chẳng đẹp đẽ gì nếu nhìn thật kĩ‖ [40; tr.15,16]. Nghĩa là, ngay từ trƣớc khi đƣợc tận mắt chứng kiến những nỗi kinh hoàng diễn ra bên trong lòng tăm tối, Marlow cũng đã tự mình có một chút nhận thức về sự bất bình đẳng giữa hai màu da đang tồn tại, xã hội luôn là sự đối lập giữa hai đẳng cấp. Không những thế, ngay khi phô bày thanh thế và lí do đƣợc

nhận làm việc tại văn phòng: mối quan hệ của dì anh ta trong chính quyền cấp cao hơn và vụ sát hại một trong những thuyền trƣởng của công ty ở Congo. Xã hội luôn tồn tại những điều bất công nhƣ thế, nếu không có đƣợc một chỗ dựa nhƣ Marlow, ắt hẳn sẽ gặp trở ngại rất nhiều trên con đƣờng chinh phục ƣớc mơ; mà với Marlow, khát khao lớn nhất chính là đƣợc khám phá vùng tăm tối: ―Nhƣng đặc biệt chốn ấy có một con sông, một con sông hùng vĩ, hiển hiện trên bản đồ, nhƣ thể một con mãng xà đang vƣơn mình, đầu quay ra biển, thân nghỉ ngơi uốn lƣợn trải dọc một đất nƣớc rộng lớn, còn đuôi thất tung trong nội địa thẳm sâu‖ [40; tr.18]. Ngay khi nhận đƣợc ông việc và lên đƣờng trên một con tàu Pháp, những sự kiện mà Marlow chƣa từng đƣợc thấy, những bộ mặt cùng lối sống khó tƣởng tƣợng đƣợc của ngƣời da đen, đều đƣợc Marlow miêu tả lại rất kĩ càng: ―Họ hò hát; ngƣời đẫm mồ hôi, dung mạo nhƣ những chiếc mặt nạ dị dạng - cái đám này; nhƣng họ có xƣơng cốt, có cơ bắp, có một sinh lực hoang dại, một động năng mãnh liệt, tự nhiên và chân thực nhƣ sóng dọc bờ biển của họ [40; tr.32, 33]. Những ngƣời gốc Phi hiện lên với một hình dạng vô cùng khoẻ mạnh và có một lối sinh hoạt rất khác ngƣời, nhƣng liệu có vì vậy, đã dần biến họ trở thành những ngƣời bị xem nhƣ kẻ thù của xã hội?! Trên đƣờng đến châu Phi, vùng đất chịu một lúc hai ách đô hộ từ cả ngƣời Anh lẫn ngƣời Pháp, Marlow đã đƣợc chứng kiến một thế giới mới. Đây là nơi đầy rẫy những nỗi thống khổ và nỗi đau của loài ngƣời, thứ anh chƣa từng nghĩ sẽ có trong thế giới văn minh đơn giản mà anh đã từng đã ca ngợi. Marlow quan sát thấy một tàu chiến của Pháp bắn trong rừng trong khi rõ ràng những ngƣời dân da đen không thể trở thành những ngƣời đáng bị liệt vào danh sách nguy hiểm, đúng nhƣ Marlow khẳng định là ―chẳng gì có thể xảy ra‖ [40; tr.33]. Marlow phơi bày sự cay đắng của cuộc sống châu Phi: chúng ta nhận thức đƣợc hai sự khốn khổ đang đeo bám lấy ngƣời bản địa châu Phi: họ bị ăn mòn bởi cái nghèo, cái đói cũng nhƣ sự tức giận vô cớ của những ngƣời đàn ông da trắng luôn muốn uy hiếp tính mạng họ mà không cần bất cứ lí do gì. Những ngƣời da đen cố vùng vẫy để thoát khỏi những ngƣời da trắng xâm lƣợc và khi làm nhƣ vậy, họ sẽ bị tàn sát bởi những ngƣời da trắng ―văn minh‖, hoặc không cũng là cái chết thê thảm vì bị đói khát. Châu Phi bị chia cắt

hoàn toàn, nó bị nhấn chìm trong bóng tối của sự đàn áp vĩnh cửu, vậy mà, nó vẫn mãi là vùng đất mời gọi những bóng tối lớn của lòng tham và dục vọng từ bên ngoài trái tim của nó. Ngƣời châu Âu đến để giải cứu "ngà voi", nhân danh nhân loại để bảo vệ cho ngƣời da đen, thứ chƣa bao giờ đƣợc tồn tại trong cuộc sống cũng nhƣ trong trái tim họ. Khi đến văn phòng Công ty ở nƣớc này, Marlow quan sát sự khốn khổ của những ngƣời bản xứ khi đang làm việc: ―Sáu ngƣời da đen đi hàng một, chật vật leo lên đƣờng mòn. Họ thẳng lƣng, đi chậm, đầu đội thúng đất đầy, và tiếng leng keng hoà nhịp với bƣớc chân. Họ quấn vải đen ngang hông, mẩu vải ngắn phía sau ngoe nguẩy nhƣ cái đuôi. Tôi thấy rõ từng xƣơng sƣờn, những khớp tứ chi nhƣ nút dây thừng của họ; ai nấy đeo vòng cổ sắt, tất cả nối nhau bằng xích, mắt xích đong đƣa giữa họ, leng keng theo nhịp‖ [40; tr.37]. Rõ ràng với phƣơng thức ―cứu thế‖ đầy ―cao cả‖ nhƣ thế này của ngƣời da trắng, những ngƣời bản địa nơi đây đang chìm vào một vũ hội của chết chóc, tang thƣơng. Nhìn chung, lời tƣờng thuật của Marlow nhấn mạnh thực tế rằng có một dấu vết đen tối đang hiển hiện ở trong lòng thuộc địa này và những kẻ da trắng đáng bị lên án vì hành động đô hộ ngƣời châu Phi với sự tàn ác nhƣ vậy. Marlow cũng phát hiện ra rằng ngƣời da trắng hành động trái ngƣợc với những gì họ tuyên bố trong các báo cáo khác nhau với toàn thế giới. Thay vì mang nền văn minh đến châu Phi, thì sự thật là, họ đã biến thành những kẻ áp bức. Bằng cách tƣờng thuật lại những điều mình đã chứng kiến ở cuộc phiêu lƣu của mình, Marlow đã tự vẽ nên nét Ấn tƣợng đầu tiên về bản thân mình - sứ giả của sự kích thích những giác quan để tri nhận.

Tuy nhiên, Giữa lòng tăm tối thành công khi không chỉ đại diện cho chủ nghĩa Thực dân, mà còn giải quyết những cuộc đấu tranh nội tâm và biện minh của chủ nghĩa Thực dân đối với những ngƣời đàn ông châu Âu thời đó, đƣợc thiết lập trong nhân vật Charlies Marlow, và dƣới thủ pháp Ấn tƣợng của Joseph Conrad. Cuộc xung đột của Marlow thể hiện nhƣ một nỗ lực nhằm hợp lý hóa chủ nghĩa Đế quốc trong tâm trí anh ta, đồng thời đối mặt với thực tế và mƣu đồ của cuộc sống bộ lạc châu Phi. Nhƣ vậy, Marlow còn là nhân vật có sự đấu tranh nội tâm khi bị chìm trong bi kịch của khát vọng lớn nhất đời mình, giữa cái thiện - ác, giữa sự tha hoá -

giữ vững bản tính thiện lƣơng… Đó là những điều Marlow phải đấu tranh rất nhiều trong chuyến hành trình này của mình. Điều này đã đƣợc Holly Pounds khẳng định trong nghiên cứu A Racist and Imperialist Hero? How Marlow doesn‟t have to be a Hero to teach us something: Heart of Darkness: ―Marlow không phải là một ví dụ điển hình về một anh hùng hay nhà vô địch, nhƣng anh ấy mang đến một bức chân dung chân thực về sự phức tạp của tâm trí‖ (51) [31]. Marlow nhận thức đƣợc sự tàn bạo của Đế quốc khi áp dụng chính sách chinh phạt lên châu Phi và những ngƣời dân da đen, nhƣng bản thân mình, Marlow cũng là một ngƣời da trắng điển hình. Vì vậy, với cách miêu tả về sự thật, phần nào cho thấy đƣợc sự đấu tranh giữa hai lựa chọn trong Marlow: một ngƣời đại diện cho đàn ông và quyền lực châu Âu điển hình hay một tấm lòng nhân đạo đang tha thiết muốn đƣợc cứu rỗi những ngƣời da đen tội nghiệp kia?! Đấy chính là hai đặc trƣng cơ bản mà Conrad đã xây dựng để tạo nên một Marlow với nét vẻ từ tâm hồn hoàn chỉnh nhất.

Thứ nhất, khi nói về ngƣời da trắng - đồng loại với mình, Marlow không hề bênh vực mà ngƣợc lại còn thẳng tay chỉ ra tất thảy sự dối gian mà bọn chúng muốn che đậy: ―Họ đâu phải thực dân; tôi ngờ rằng với họ cai trị chỉ đơn thuần là bóp nghẹt, không hơn. Họ là kẻ chinh phục - mà chinh phục thì chỉ cần vũ lực - vốn chả có gì đáng huênh hoang, vì sức mạnh của anh chỉ là ngẫu nhiên phát sinh từ cái yếu của kẻ khác‖ [40; tr.15]. Marlow thừa nhận sự thiếu nhân văn trong hành động của ngƣời châu Âu. Động lực cơ bản của chủ nghĩa Thực dân là lợi ích kinh tế. Khi đƣợc thả vào khung cảnh của một vùng đất vô danh, anh chứng kiến một động lực quyền lực độc đáo giữa Châu Âu và Châu Phi, và bắt đầu hiểu đƣợc sự phức tạp của tình hình chính trị-văn hóa nảy sinh trong nội tại của nó. Mà rõ ràng, ngƣời da đen là kẻ yếu thế chỉ có thể chấp nhận sự thua thòi, hành động của bọn da trắng không thể nào thuyên giảm mà chỉ có thể tăng dần với cấp độ ngày một mạnh bạo, bởi lòng tham và dục vọng là thứ không đáng để nói đến trong những cuộc chinh phục và đàn áp: ―Họ vơ vét đƣợc bao nhiêu hay bấy nhiêu, vơ vét để mà vơ vét. Đó chẳng qua là cƣỡng đoạt bằng bạo lực, sát nhân có tình tiết tăng nặng trên diện rộng, và con ngƣời mù quáng lao vào - điều rất hợp lẽ khi đối mặt với bóng tối‖

[40; tr.15]. Trong khi mô tả phƣơng pháp vô nhân đạo mà châu Âu sử dụng để thống trị ngƣời dân châu Phi, ta thấy đƣợc sự hi sinh rất lớn của Marlow, bởi anh biết nhìn nhận cái xấu và dám chỉ ra cái xấu. Marlow đƣa ra đánh giá này về chủ nghĩa Đế quốc cho thiên hạ đƣợc sáng tỏ bởi vì anh bị ném vào vùng đất mà mình từng xem nhƣ là đích đến của sự phiêu lƣu - nơi anh từng vọng tƣởng rằng rất đẹp, rất bí hiểm, rất đáng chinh phục. Nhƣng không, tại đây, Marlow có cơ hội tận mắt nhìn thấy sự phức tạp của nó, hay nói đúng hơn là một sự thật kinh hoàng đang đƣợc bƣng bít với cả nhân loại, những ngƣời còn lại ở châu Âu chƣa từng trải qua sự tàn bạo tận mắt sẽ không thể hiểu đƣợc sự thật của sự vô nhân đạo của nó. Miêu tả chân thực về sự thiếu tính ngƣời này, chính là một mặt nội tâm đang đƣợc giải toả trong Marlow.

Vậy mà, giữa lúc để độc giả chìm đắm vào sự Ấn tƣợng của một mặt nhân cách ở Marlow, Conrad ngay lập tức cho ta bị sốc với một thái độ và cách hành xử khác nữa của chàng thuỷ thủ này. Conrad liên tục ―khử‖ nhân tính những ngƣời Châu Phi trong Giữa lòng tăm tối thông qua cách xƣng hô, cách xƣ xử và những suy nghĩ của Marlow. Khi đi qua một ngôi làng của ngƣời Châu Phi trên sông, Marlow mô tả khu định cƣ của họ bằng những lời lẽ miêu tả rất ngạo mạn: ―Rất nhiều ngƣời, chủ yếu là ngƣời da đen và khỏa thân, di chuyển nhƣ những con kiến‖ [40; tr.18]. Ngƣời da đen, với cách ăn mặc truyền thống của họ, trong mắt Marlow, lại trở nên trần trụi và thấp kém nhƣ những con kiến. Phép so sánh này rõ ràng là một Ấn tƣợng đƣợc thu nhận từ thị giác của Marlow, và anh với vai một ngƣời trần thuật trung thực, đã thuật lại toàn bộ những gì mình thấy và cảm nhận về những ngƣời da đen này ngay lúc ấy. Nhƣ vậy có thể thấy, suy nghĩ của Marlow về ngƣời da đen cũng nhƣ bao tên da trắng khác, xem thƣờng văn hoá của họ, từ đó cho mình cái quyền đứng trên vị thế của họ để nhìn xuống mà chỉ trích, cƣời cợt. Marlow rõ ràng là rất tò mò về ngƣời châu Phi; nếu anh ta thực sự thờ ơ với họ, anh ta sẽ không buồn mô tả họ nhƣ vậy chút nào. Tuy nhiên, nền tảng về hệ nhận thức của chung những ngƣời da trắng không cho phép Marlow tiếp cận họ với tƣ cách là đồng loại. Vì vậy, trong lời nói của mình, anh đƣa ra những giả định vô căn cứ về

tâm lý và kinh nghiệm văn hóa của họ, với thái độ khinh bỉ không thể chối cãi, rằng đây thực sự là tâm lý phân biệt chủng tộc. Một tham chiếu biểu tƣợng cho sự phân đôi quyền lực giữa châu Âu và châu Phi hiện diện trong khung cảnh hoang dã nổi bật của châu Phi qua cách đặt tên của Marlow cho hai chủng tộc khác màu da này: Marlow gọi ngƣời Châu Phi là ―những kẻ man rợ‖ và ngƣời Châu Âu là ―những kẻ hành hƣơng‖. Điều này thật kệch cỡm, dân ở nơi bị đàn áp, thống trị lại bị cho là những tên man rợ, trong khi những kẻ làm việc xấu xa nhân danh lòng nhân đạo không chút xấu hổ kia, lại đƣợc cho là kẻ hành hƣơng trên vùng đất vốn không thuộc chủ quyền của mình. Tuy nhiên, cách gọi ―những gã hành hƣơng‖ [40; tr.83] này không đơn thuần chỉ thể hiện sự phân cấp con ngƣời trong cách nhìn của Marlow, mà đó còn là một cách gọi Ấn tƣợng khắc hoạ sự đấu tranh tâm lí trong tâm hồn anh, cũng nhƣ rất nhiều ngƣời đàn ông châu Âu khác. Thuật ngữ ―ngƣời hành hƣơng‖ gợi ý một cuộc hành trình, có thể là không mục đích, với hy vọng đạt đƣợc điều gì đó. Có thể hiểu rằng những ―ngƣời hành hƣơng‖ châu Âu trong Giữa lòng tăm tối, chính là để chỉ sự bắt đầu của cuộc hành trình để giành lấy chiếc ngà voi mà họ thèm muốn; nhƣng cuối cùng, lại hiểu sâu hơn về loài ngƣời ở dạng nguyên thủy nhất, tồn tại trong trái tim của tất cả đàn ông châu Âu. Cuộc đấu tranh cho những ngƣời đàn ông này đƣợc gói gọn bởi nhân vật Marlow, ngƣời đại diện cho cả tính ƣu việt và con ngƣời, những thực tại mâu thuẫn tồn tại trong mỗi ngƣời đàn ông. Bản thân họ, tất nhiên nhận ra mình - những tên da trắng - cũng có thể là ―những tên man rợ‖. Nhƣng đời nào lại lấy cái tên gọi đó để gọi mình - trong khi những hành động tàn bạo cứ lồ lộ ra bằng việc cách mà họ đang đối xử với ngƣời da đen. Cho nên, ―hành hƣơng‖ chính là một dạng tự an ủi cũng nhƣ tự dằn vặt bản thân của những ngƣời đàn ông châu Âu này, cũng nhƣ chàng thuỷ thủ Marlow, vì biết đâu một ngày nào đó, Marlow cũng sẽ trở thành những kẻ thống trị dối gian bạo tàn nhƣ vậy?! Ngoài ra, Marlow cũng nhận thức đƣợc mối quan hệ họ hàng xa xôi giữa anh ta và ―những kẻ hành hƣơng‖ này. Khi ngƣời lái tàu da đen chết, Marlow nhận ra rằng "những kẻ hành hƣơng" và "những kẻ man rợ" đƣợc liên kết bởi một điểm chung mà họ có: tỷ lệ tử vong. Những ngƣời da trắng đang đô hộ

những phận mọi rợ da đen, nhƣng chắc chắn một điều rằng, hành động thống trị dã man này của họ đang diễn ra trên vùng đất của những ngƣời bị trị. Vì vậy, dù không muốn thừa nhận, nhƣng chắc chắn một điều rằng, tính mạng của họ, ngay bên trong lòng tối tăm nhất thế giới này, có sự liên kết không thể phá vỡ, thậm chí đã hoà làm một với nhau. Cũng nhƣ Kurtz, một đời đàn áp bóc lột cùng kiệt những ngƣời da đen, nhƣng cuối cùng cũng chết trên chính mảnh đất đã từng là chiến tích cũng nhƣ là mồ chôn tâm hồn mình. Khi Marlow tiếp tục cuộc hành trình, anh đã khám phá ra con ngƣời bên trong của mình đã khiến anh khác biệt với những ngƣời châu Âu còn lại. Khi anh suy ngẫm về dòng sông Congo và cuộc đời mình, mong muốn tìm ra sự thật và đối mặt với thực tế ngày càng lớn. Ông thừa nhận rằng khả năng con ngƣời có hành động vô nhân đạo đối với đồng loại là một trong những tội lỗi lớn nhất.

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)