Biện pháp “giải mã chậm”

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 65 - 71)

6. Bố cục của luận văn

2.3. Biện pháp “giải mã chậm”

Một trong những nét nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công cho thủ pháp Ấn tƣợng đặc sắc của cuốn tiểu thuyết Giữa lòng tăm tối chính là biện pháp ―giải mã chậm‖. Để làm đƣợc điều này, cần dựa trên quá trình nhận thức của Marlow. Tức nghĩa, bằng việc sáng tạo nên chàng thuỷ thủ Charlies Marlow, nhà văn đã sáng tạo nên hành trình chinh phục lòng tăm tối bằng việc cung cấp các chi tiết về giác quan nhƣ thị giác, thính giác để độc giả cùng chàng đi phiêu lƣu đến một vùng đất xa lạ. Mọi chi tiết Ấn tƣợng đƣợc giải mã từ từ bởi các hình ảnh, các biểu tƣợng nghệ thuật. Điều này đã đƣợc Ian Watt khẳng định trong nghiên cứu Conrad in the Nineteenth Century: ―Kết hợp sự tiến triển theo thời gian của tâm trí, vì nó nhận đƣợc thông điệp từ thế giới bên ngoài, với quá trình phản xạ chậm hơn nhiều để hiểu ra ý nghĩa của chúng‖ (50) [36; tr.175]. Giá trị thực sự của tác phẩm chỉ có thể đƣợc giải mã khi độc giả hoá thân thành Marlow, để góp nhặt lại các thông tin mà mình đƣợc chứng kiến, để đắm chìm trong những lộ trình mà mình đã đi qua, cũng nhƣ việc cảm thấu những sự thật mà mình chƣa bao giờ đƣợc thấy. Xuyên suốt câu chuyện, tất cả các tình huống không bao giờ đƣợc phơi bày thông tin một cách rõ ràng, chính chúng ta cũng nhƣ Marlow, lần đầu đƣợc biết đến một vùng đất lạ cùng những trải nghiệm lần đầu tiên trong đời. Chúng ta đang ―giải mã chậm‖ tiểu thuyết

Giữa lòng tăm tối bằng việc hoá thân thành Marlow, để đi trải nghiệm.

Một ví dụ điển hình, ta có thể thấy rõ điều này qua nhận thức của Marlow trƣớc những hình ảnh, sự kiện Ấn tƣợng vàc cách anh đặt ra những cái tên mù mờ cho chúng khi lâm vào một cuộc chiến hiểm nguy để tìm về vùng vùng sâu trong lục địa với mục đích là gặp Kurtz. Khi ở giữa con sông hình con rắn trong khung cảnh nguyên sinh và đầy sƣơng mù của ―lòng tăm tối‖, Marlow quan sát các vật thể quay cuồng và tràn ngập xung quanh chiếc tàu - thứ duy nhất thuộc về chàng nhƣng chỉ đành biết bất lực nhìn nó tồn tại với hình dạng của một ―con tàu què quặt‖ [40; tr.106] dễ bị bắt nạt bất cứ lúc nào bởi sự tức giận của thiên nhiên. Khi đang thả tâm

hồn mình lơ lửng trên không trung, một cuộc chiến bất ngờ ập đến mà không cho Marlow có kịp một cơ hội để định hình, và ngay lập tức, theo đúng mạch truyện cũng nhƣ mạch cảm xúc của mình, anh miêu tả những mũi tên đang lao về phía con tàu để đe doạ tính mạng của mình bằng những cái tên không hề liên quan với dạng vật chất hữu hình vốn có của có nhƣ: ―que‖ [40; tr.106], ―một trận mƣa que‖ [40; tr.106], ―chúng‖ [40; tr.106], ―thứ kia‖ [40; tr.107]. Chính cách đặt tên không chính xác và mơ hồ nhƣ vậy của Marlow đã khiến ngƣời đọc bị cuốn vào một chi tiết Ấn tƣợng, sự tò mò tƣởng nhƣ vô tình nhƣng lại là một ý đồ nghệ thuật vô cùng đáng giá. Ngay giờ phút đó, ai cũng sẽ bức bối vô cùng, hoặc thậm chí là mang tâm trạng hoảng sợ nhƣ Marlow, bởi ―thứ kia‖ [40; tr.107] là thứ gì?! Hoặc không, ―que‖ [40; tr.106] xuất hiện ở đây là thứ que gì, làm sao lại kết thành một trận mƣa que kì lạ chƣa từng đƣợc nghe thấy nhƣ vậy?! Bị xoay vòng trong sự mơ hồ ấy, khiến tƣ duy buộc phải giải mã, nhƣng giải mã mãi không đƣợc. Và ngay giờ phút rối loạn cực độ ấy, Conrad mới để cho chúng ta biết đƣợc đính xác hình hài cũng nhƣ tên gọi của thứ đang tấn công vào Marlow, thì ra, đó là những mũi tên, là con tàu đang hứng chịu ―một trận mƣa tên‖ [40; tr.107]. Đấy chính là một trong những ví dụ tiêu biểu của Joseph Conrad trong việc sử dụng thủ pháp ―giải mã chậm‖ để tạo nên một loạt những chi tiết Ấn tƣợng đặc sắc trong cuốn tiểu thuyết này của mình. Thực sự, lối giải mã trì hoãn này đã đƣợc chứng minh là một cách hiệu quả để truyền đạt một yếu tố trong kỹ thuật tƣờng thuật theo định hƣớng chi tiết của Conrad và cố gắng tách rời trải nghiệm giác quan. Thủ pháp này đƣợc sử dụng để phản ánh cách chúng ta thƣờng giải mã mọi thứ và tiếp cận một tình huống không quen thuộc. Chúng ta có thể quay về với phân cảnh trƣớc đó, ngay cả trƣớc khi Marlow bị làm cho hoảng loạn vì cơn mƣa tên, một sự việc đƣợc nhắc đến, để lôi độc giả vào một vùng tƣ duy hạn chế bởi thị giác bị phân tán bởi một sự vật khác, cũng nhƣ Marlow: ―Tôi đang nhìn xuống cây sào dò, và rất đỗi lo ngại khi thấy cứ mỗi lần dò lại thêm một đoạn sào lộ ra khỏi nƣớc, thì thấy gã cầm sào bỗng nhiên bỏ việc, nằm xoài ra boong, thậm chí không buồn kéo sào lên. Nhƣng tay gã vẫn nắm sào, và kéo lê nó trong nƣớc. Cùng lúc, gã đốt lò, đứng dƣới và cũng trong tầm mắt tôi, thụp xuống sau lò

và hụp đầu né tránh. Tôi kinh ngạc. Ngay sau đó, tôi phải nhanh chóng nhìn ra sông vì giữa luồng nƣớc có củi dạt. Que, một trận mƣa que, bay tung toé‖ [40; tr.106]. Ngƣời đọc sẽ theo dõi góc độ của Marlow khi khám phá những sự việc đang thực sự xảy ra sau khi nhận thấy một số chi tiết nhỏ từ tầm nhìn hạn chế của anh ta trƣớc đó, bao gồm cả việc ngƣời đánh cờ đột ngột từ bỏ nhiệm vụ của mình rồi nằm trên boong, và sự nhào lộn của ngƣời cứu hỏa. Không có lý do nào đƣợc đƣa ra về việc miêu tả những sự việc trên trƣớc cơn mƣa tên tấn công, bản thân Marlow không thể giải thích lí do mà dƣờng nhƣ ngƣời sáng tạo ra nó - Joseph Conrad cũng không thể giải đáp rõ ràng về mục đích của việc làm này. Độc giả sau đó đƣợc cho biết rằng ―que‖ [40; tr.106] đang tấn công con tàu. Thay vì sử dụng trực tiếp từ ―mũi tên‖ thì Conrad lại gọi tên ―que‖ [40; tr.106] để thay thế. Nếu nghĩ một cách đơn giản, que chỉ là cách dùng không bị lặp từ với mũi tên mà Conrad muốn diễn đạt. Tuy nhiên, nếu đứng trên góc độ về thủ pháp ―giải mã chậm‖ để suy xét, đây chắc chắn là một phép nghệ thuật vƣợt trội của nhà văn. Trái ngƣợc với chủ nghĩa Hiện thực, tức ta sẽ đƣợc biết đến vụ tấn công đầu tiên, và sau đó, sự nhào lộn, nói dối và sự yên tĩnh có thể đƣợc mô tả một cách sinh động sau đó; nhƣng Conrad lại không làm nhƣ vậy. Bằng cách sử dụng ―giải mã chậm‖ để đạt đƣợc sự phân mảnh - trình bày sự kiện thành từng mảnh trƣớc khi kể những phần quan trọng, Conrad đã biến cuốn tiểu thuyết trở thành một tác phẩm nghệ thuật mang đậm tính Ấn tƣợng. Tiểu thuyết theo chủ nghĩa Ấn tƣợng đã chứng minh bộ não của chúng ta hoạt động kì diệu nhƣ thế nào, không phải theo kiểu tuyến tính, mà là một kiểu phi logic. Bằng cách sử dụng dòng ý thức để đạt đƣợc sự phân mảnh - trình bày suy nghĩ thành những mảnh vỡ theo một trật tự phi logic, Conrad đã biến Giữa lòng tăm tối trở thành một tác phẩm nghệ thuật khó hiểu, và tràn ngập những chi tiết Ấn tƣợng rất đặc sắc.

Ngoài ra, biện pháp ―giải mã chậm‖ còn đƣợc thể hiện rõ qua bài báo cáo mà Kurtz để lại trƣớc khi chết với tên gọi: ―Trấn áp Phong tục Man di‖ [40; tr.173]. Điều trớ trêu ở đây là, không rõ những ―kẻ man di‖ ở đây ám chỉ ngƣời da đen ở Congo hay ngƣời da trắng khai phá Congo?! Chỉ với một tên gọi, Conrad lại khiến cho độc giả phải khó khăn suy nghĩ, lựa chọn và giải mã không ra vấn đề. Nếu nói

rằng những ngƣời da đen bị xem nhƣ bọn man di chỉ vì màu da của họ, vì thân phận bị định kiến là thấp kém của họ ngay từ khi sinh ra, hay vì họ không đủ mạnh để đòi quyền lợi cho mình, nhƣ việc sợ hãi trƣớc bọn da trắng hô hào, nhân danh cho tiếng nói của hoà bình và phát triển nhân loại nhƣng lúc nào cũng mang theo súng để cƣỡng chế họ; vậy thì những kẻ da trắng thanh cao kia cũng chẳng khác nào bọn man di?! Vì vậy, việc ai là ―kẻ man di‖ phụ thuộc vào ai là kẻ có ít quyền lực hơn, chứ không phải đƣợc đánh giá dựa trên vấn đề đạo đức hay màu da. Từ ví dụ này, chúng ta có thể thấy cách Conrad buộc ta phải ―giải mã chậm‖ vấn đề để hiểu đƣợc giá trị cốt lõi của tác phẩm chỉ bằng việc thêm vào cụm từ ngắn mỉa mai trên đầu tiêu đề bài báo cáo của mình: ―Trấn áp Phong tục Man di‖ [40; tr.173]. Với mỗi cách giải mã, chúng ta sẽ thấy nhiều mặt nhân cách khác của con ngƣời Kurtz - kể cả khi hắn đã chết rồi. Là một tên xu nịnh cƣờng quyền bằng việc viết một bài báo cáo để đời về cách chinh phục bọn man di, nếu đƣợc hiểu với nghĩa chúng là bọn da đen?! Hay Kurtz sẽ là ngƣời đầu tiên dám lên tiếng vạch trần bộ mặt xấu xa của những kẻ giả tạo khoác màu áo thánh thiện kia vì những tội ác mà chúng để gây ra trên lòng thuộc địa và cả những con ngƣời tội nghiệp nơi đây?! Chính cách bắt chúng ta phải giải mã những kí hiệu tên gọi nhƣ vậy, mà điển hình là qua bài báo cáo của Kurtz, đã tạo nên đƣợc một thủ pháp nghệ thuật Ấn tƣợng độc đáo cho toàn tác phẩm.

Một cách khác, để Conrad thể hiện đặc sắc cho nghệ thuật ―giải mã chậm‖ của mình chính là lời trăn trối cuối cùng của Kurtz: ―Nỗi kinh hoàng! Nỗi kinh hoàng‖ [40; tr. 167]. Ở đây, chúng ta chỉ có một dữ liệu duy nhất là lời trăn trối vỏn vẹn ba từ: ―Nỗi kinh hoàng‖ [40; tr.167], nhƣng từ đó đã gợi lên đƣợc nhiều cách hiểu khác nhau, và chắc chắn, chúng ta phải dùng lối tƣ duy chậm rãi và cẩn thận để phân tích. Một là, Kurtz lên án hành động của chính mình là kinh dị và nhận ra những gì mình đã làm là sai. Hai là, Kurtz nhận ra sự pha trộn giữa ham muốn và căm ghét bên trong một con ngƣời là nỗi kinh hoàng, bởi vì Kurtz đã phải sống một đời bị kiểm soát chỉ vì những dục vọng nhƣ vậy. Ba là, Kurtz nhận ra nỗi kinh hoàng chính là vì bản chất của một ngƣời bẩm sinh là xấu xa, và chúng ta không thể nào

thoát ra khỏi nó. Cuối cùng, Kurtz nhận ra rằng bản thân vũ trụ là nỗi kinh hoàng, và cũng nhƣ bất cứ thứ gì chứa đựng trong đó đều đáng sợ nhƣ vậy, nhƣng càng đáng ghét hơn khi nó đƣợc nguỵ trang bởi những lớp bọc vô cùng hoàn mỹ và vĩ đại. Cũng có thể có những lời giải thích khác để giải thích về ý nghĩa thực sự của nỗi kinh hoàng, chẳng hạn nhƣ nỗi kinh hoàng của chủ nghĩa Thực dân, nỗi kinh hoàng của những kẻ khốn nạn ở Congo, hoặc sự kinh hoàng về cái kết mơ hồ của cuốn tiểu thuyết này, dù sau khi đã đọc rất nhiều nhƣng bản thân chính ta không ai có thể thấy đƣợc ý nghĩa thật sự của nó, ngoài việc đƣợc chiêm ngƣỡng những Ấn tƣợng thị giác vô cùng đặc sắc bởi sự phô diễn ngôn từ.

Kỹ thuật ―giải mã chậm‖ đƣợc sử dụng trong Giữa lòng tăm tối để đạt đƣợc sự phân mảnh, và buộc ta phải tƣ duy theo nhiều hình thức nghĩa khác nhau trƣớc khi tìm đến với ý nghĩa thật sự của một hình ảnh, chi tiết hoặc sự kiện Ấn tƣợng. Điều này đã góp phần tạo nên sự đặc sắc trong việc vận dụng thủ pháp Ấn tƣợng của Joseph Conrad vào Giữa lòng tăm tối, các sự kiện đƣợc mô tả hoặc đƣợc sắp xếp theo một trật tự phi logic để tạo nên hàng loạt cách giải mã theo từng tầng ý nghĩa biểu trƣng khác nhau. Ta phải đọc hết cuốn sách, cũng nhƣ Marlow đi hết cuộc hành trình của mình; dẫu vậy, vẫn có lắm những nét vẽ Ấn tƣợng của Conrad chƣa thể giải mã, nhƣng vẫn phải tiếp tục, vẫn phải tƣ duy, để tìm đƣợc đến những tầng nghĩa sâu xa của cuốn tiểu thuyết, cũng nhƣ Marlow cố mình đi vào vùng tăm tối kinh hoàng ấy.

Tiểu kết:

Kỹ thuật viết chính là yếu tố quan trọng nhất giúp Joseph Conrad tạo dựng thành công bức hoạ Ấn tƣợng mang tên Giữa lòng tăm tối của mình. Ở đây, ta có thể thấy rõ ba lối thủ pháp nghệ thuật chính đƣợc sử dụng để xây dựng toàn bộ những nét Ấn tƣợng trong tác phẩm là: lối khắc hoạ mờ nhoè hiện thực, đề cao ―khung cảnh cảm xúc‖ và biện pháp ―giải mã chậm‖. Với kỹ thuật viết nhƣ trên, kết quả Joseph Conrad mang lại đã minh chứng rõ nhất cho thủ pháp Ấn tƣợng trong

Giữa lòng tăm tối. Bằng việc xây dựng những nét Ấn tƣợng đặc sắc, nhà văn khiến cho chúng ta đƣợc đi từ sự thật này đến sự thật khác, và cuối cùng của cuộc phiêu

lƣu ấy, thứ chúng ta nhận lại chính là không có một sự thật nào cả. Càng muốn nắm bắt, càng muốn đƣợc khám phá ra bản chất của vấn đề, cả Marlow, cả độc giả, và thậm chí là cả Conrad cũng chẳng thể có đƣợc một kết quả nào rõ ràng. Có thể nói, điều duy nhất chúng ta có thể làm chính là giải mã mọi thử thách mà Joseph Conrad đã đặt ra trên cuộc phiêu lƣu này, để hoà vào mạch cảm xúc chung của chính Marlow, của tác giả, cũng nhƣ hiểu đƣợc cảm xúc của mình trƣớc những sự việc đƣợc tri nhận bằng thị giác. Dẫu cho không thể tìm ra chân tƣớng của mọi sự thật trong vùng lục địa, nhƣng ít nhất, chúng ta đã có đƣợc những phút giây rung cảm khó diễn tả khi đƣợc đối diện với ―trái tim‖ sâu thẳm này. Đấy chính là những nét đặc sắc mà Joseph Conrad đã khẳng định đƣợc thông qua những kỹ thuật viết Ấn tƣợng điển hình. Bằng việc phân tích thủ pháp Ấn tƣợng đƣợc sử dụng qua những yếu tố trên, chúng ta phần nào đã nắm bắt đƣợc tinh thần thật sự mà Joseph Conrad muốn gửi gắm thông qua tác phẩm này của mình - Giữa lòng tăm tối đến cuối cùng cũng vẫn là một trái tim tối tăm không thể nắm bắt, không thể vạch trần, và vô phƣơng thấu hiểu.

CHƢƠNG 3

HIỆU ỨNG ẤN TƢỢNG TRONG GIỮA LÒNG TĂM TỐI

(HEART OF DARKNESS) CỦA JOSEPH CONRAD

NHÌN TỪ CÁC HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT

Thông qua kỹ thuật viết Ấn tƣợng nhƣ đã phân tích ở chƣơng Hai, Joseph Conrad đã khắc hoạ đƣợc những hình tƣợng nghệ thuật vô cùng đặc sắc. Đó vừa là nhan đề, vừa là những hình ảnh, và cũng vừa là những nhân vật bên trong lòng thuộc địa. Tất cả đều đã trở thành những hình tƣợng đặc trƣng, nhƣ là một nét vẽ sáng chói trong bức tranh Ấn tƣợng tổng thể mang tên Giữa lòng tăm tối của Conrad. Ở mỗi biểu tƣợng nghệ thuật, chúng ta sẽ đƣợc khám phá ra những vẻ đẹp khó hiểu của ―trái tim‖ tăm tối này. Nó hiện ra trƣớc mắt ta với những dáng vẻ hữu hình, nhƣng giá trị đằng sau đó chính là những thƣớc đo vô hình cho sự thật bí hiểm của vùng đất đen tối và con ngƣời nơi đây. Những biểu tƣợng nghệ thuật rõ nét này xuất hiện dƣới sự dụng công sắp xếp của nhà văn, đã tạo nên một bức hoạ đậm nét Ấn tƣợng cho Giữa lòng tăm tối. Chƣơng Ba sẽ tập trung làm rõ những giá trị biểu trƣng của những hình ảnh Ấn tƣợng đặc biệt này của Joseph Conrad.

Một phần của tài liệu Thủ pháp ấn tượng trong tiểu thuyết giữa lòng tăm tối (heart of darkness) của joseph conrad (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)