Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12 thành phố hồ chí minh 1 (Trang 31)

1.3.2 .Chức năng của Trung tâm ngoại ngữ

1.3.4. Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ

*Mục tiêu dạy học tiếng Anh trong Trung tâm ngoại ngữ: Mục tiêu dạy và học tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ là giúp HV sử dụng được tiếng nh như một công cụ giao tiếp ở mức độ Trung bình, cao thông qua việc hình thành các kĩ năng giao tiếp:

nghe, nói, đọc, viết bằng các giáo trình nước ngoài hoặc tự biên soạn được Bộ giáo dục và đào tạo kiểm định và phê duyệt

Điều tra nhu cầu học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của người học.

T chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình ngoại ngữ trình độ , B, C; Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khác đáp ứng nhu cầu của người học; T chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông cho giáo viên của trung tâm và các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn khi có nhu cầu; Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm; T chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Liên kết với các trung tâm, các cơ sở ngoại ngữ - tin học khác t chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin truyền thông; Nghiên cứu, t ng kết, rút kinh nghiệm về t chức và hoạt động của trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông.

1.3.5. Nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ

Nội dung được biên soạn dựa theo giáo trình đã được phê duyệt bằng nhiều chủ đề khác nhau phù hợp với điều kiện và môi trường sống ở Việt Nam. Hệ thống chủ đề và chủ điểm là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp .

Môn Tiếng nh ở Trung tâm ngoại ngữ được dạy học theo các giáo trình chuẩn của các trung tâm đã được Bộ GD&ĐT thông qua và phân phối chương trình do Bộ quy định. Hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ. Các khả năng ngôn ngữ được hình thành và phát triển song song với việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp:

+ Rèn luyện kỹ năng các kỹ năng Tiếng nh như nghe, nói, đọc, viết.

+ Cung cấp các chương trình phù hợp với đầu ra chuẩn quốc tế: Cambridge English: Young Learners, TOEIC, TOFLE, IELTS.

+ Cung cấp những tri thức về văn hóa. + Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức.

1.3.6. Hình thức dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ

Hình thức dạy học ở các Trung tâm ngoại ngữ theo hướng phát triển năng lực của HV, t chức theo các hình thức sau đây:

+ T chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, hội thi, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học. + Hình thức dạy học khai thác các điều kiện bên ngoài Trung tâm ngoại ngữ như tham quan thực tế.

+ Sử dụng các nguồn lực trên máy tính và Internet như thí nghiệm ảo, bài giảng điện tử, Elearning...

+ Các hình thức dạy học thực hiện theo tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập.

+ Các hình thức dạy học ở Trung tâm ngoại ngữ bên cạnh sử dụng PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, giáo viên cần áp dụng các cách khác như: dạy học giải quyết vấn đề; dạy theo tình huống... ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào phương pháp và trang thiết bị…Hình thức dạy học tập trung bằng việc giáo viên của Trung tâm trực tiếp dạy học các kỹ năng, các nội dung, các phương pháp cho HV kết hợp với hình thức dạy học trực tuyến thông qua việc giao bài tập về nhà và hỗ trợ dạy học qua Internet để kết nối trực tuyến giữa giáo viên và HV trong việc luyện tập các kỹ năng.

Vậy các hình thức học tập bao gồm: vừa làm vừa học (tập trung định kỳ, học ngoài giờ làm việc), học từ xa (kể cả hình thức học qua Internet), tự học có hướng dẫn hoặc kết hợp giữa các hình thức học tập trên; căn cứ vào các chương trình giảng dạy và hình thức học tập, trung tâm xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa, thời gian biểu cụ thể cho từng lớp học và công bố công khai cho học viên trước khi khai giảng.

1.3.7. Phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ

Các phương pháp được cập nhật và đ i mới và hoàn thiện liên tục. Các phương pháp dựa theo chủ điểm HV là trung tâm của quá trình dạy học, GV cần đứa ra những gợi ý và phương pháp triển khai nội dung bài học với kim chỉ nam HV là chủ thể. GV cần sử dụng tiếng Anh song song với tiếng mẹ đẻ một cách hợp lý và có hiệu quả trong quá trình dạy học, HV cần được tự tư duy, nhận thức và nâng cao dần các kĩ năng sau mỗi khóa học để từ đó đánh giá được kết quả học tập.

+ Phương pháp " ctive Learning" (Học tập chủ động):

tích cực, sáng tạo và chủ động của HV. Với phương pháp học tập chủ động này, giáo viên sẽ là người tích cực hóa hoạt động nhận thức của các HV. Giáo viên giữ vai trò là người hướng dẫn, còn các em là trung tâm của lớp học. Phương pháp học tập chủ động này nếu áp dụng từ bậc học mầm non sẽ giúp các em rèn luyện được kỹ năng kỹ năng tự học và làm việc theo nhóm từ bé.

+ Phương pháp "Critical thinking" (Tư duy phản biện):

Đây là phương pháp tập trung vào Phát triển tư duy đa chiều và kỹ năng phản biện; Rèn luyện phương pháp tư duy theo hệ thống, và có tính logic; Nâng cao khả năng ứng dụng lý thuyết vào thực hành (phân tích và trình bày luận điểm một cách hiệu quả theo cấu trúc logic đối với các vấn đề học thuật hoặc xã hội). Phương pháp này sẽ giúp các HV chủ động tìm cách giải quyết những tình huống và vấn đề phức tạp dựa trên những suy nghĩ và quan điểm của cá nhân mình.

+ Phương pháp "Integrated Curriculum pproach" (Phối hợp đồng thời giữa các môn học):

Một phương pháp giảng dạy tích hợp được mô tả như một phương pháp kết nối các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau bằng cách cắt ngang các chủ đề và nhấn mạnh các khái niệm thống nhất. Tích hợp tập trung vào việc tạo kết nối cho HV, cho phép họ tham gia vào các hoạt động có ý nghĩa, có liên quan, có thể kết nối với cuộc sống thực.

+ Phương pháp "Learning by teaching" (HV làm giáo viên):

Đây là phương pháp dạy học giúp phát triển sự tự tin của mỗi HV và bên cạnh đó, giáo viên cũng sẽ đánh giá được kết quả bu i học thông qua hoạt động mỗi HV sẽ trở thành một “giáo viên” để “giảng” lại nội dung bài học. HV được khuyến khích sự tự tin để có thể giúp bản thân ôn lại kiến thức vừa học, rèn luyện khả năng trình bày, khả năng đứng trước đám đông và sửa được những lỗi sai cơ bản trong phát âm, đặt câu, từ vựng và ngữ pháp.

+ Phương pháp dạy học đa giác quan:

"Mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp học khác nhau. Một số người học chủ yếu từ thị giác, thính giác hoặc xúc giác, v.v... nhưng cách não bộ của người học hoạt động lại không giống như vậy. Nghĩa là không chỉ tập trung vào một giác quan duy nhất để tiếp nhận nội dung bài học. Các loại thông tin khác nhau trong bài học sẽ được xử lý trong các khu vực khác nhau của não. Tuy nhiên, bộ não được liên kết rất chặt chẽ với nhau nên ngay khi một phương thức (ví dụ: thị giác, thính giác) được kích hoạt, những phương thức khác cũng sẽ được kích hoạt cùng lúc." - Phil Dexter

Đây là phương pháp buộc các HV phải vận dụng tất cả mọi giác quan để tham gia bu i học, mỗi học viên đều có thể tiếp nhận thông tin bằng phương thức đa giác quan như: thị giác, thính giác và xúc giác trong một bài học. Nhiều hoạt động đa dạng cũng có thể hỗ trợ việc học, bởi vì một số học viên sẽ phản ứng tốt với những từ được ký hiệu bảng màu và một số khác sẽ tiếp thu bài học tốt khi tiết học được kết hợp với sự chuyển động.

1.4. N i dung quản lý d y học môn ti ng Anh t i các Trung tâm ngo i ng

Từ việc trình bày một số khái niệm cơ bản của luận văn như: quản lý, hoạt động dạy học, hoạt động dạy học môn tiếng nh, Trung tâm ngoại ngữ, cho thấy quản lý dạy học môn tiếng nh tại trung tâm ngoại ngữ là những tác động hướng đích của người quản lý đến khách thể và đối tượng quản lý nhằm đảm bảo HĐDH môn tiếng nh được diễn ra đúng quy chế, thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ dạy học môn học này ở trung tâm ngoại ngữ. Theo đó có các nội dung quản lý sau:

1.4.1. Quản lý mục tiêu, chương trình dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ

Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng nh nhằm đảm bảo mục tiêu dạy học được xây dựng hợp lý và được thực hiện trọn vẹn. Mục tiêu dạy học môn tiếng nh phải phản ánh một cách cô đọng, đầy đủ, thực tiễn và khả thi. Quản lý mục tiêu dạy học phải được thường xuyên rà soát, b sung, điều chỉnh kịp thời. CBQL phải xây dựng kế hoạch định kỳ nhằm so sánh, đối chiếu mục tiêu với kết quả đạt được để đánh giá một cách toàn diện hoạt động đào tạo, tìm ra mặt mạnh, mặt yếu, có biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng nh.

Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng nh ở các trung tâm Tiếng nh nhằm hình thành và phát triển các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết giúp cho HV nghề trình độ trung cấp phát triển năng lực sử dụng tiếng nh, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thị trường lao động trong quá trình hội nhập quốc tế. CBQL thực hiện quản lý mục tiêu dạy học phải đảm bảo người học sau khi học môn học tiếng nh phải đạt được các kỹ năng chủ yếu sau:

- Khả năng nói và diễn đạt để người khác hiểu được trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

- Khả năng nghe và hiểu thông tin người khác diễn đạt trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

trường làm việc.

- Khả năng viết và diễn đạt để người khác hiểu trong giao tiếp thông thường và trong môi trường làm việc.

- Các khả năng chủ yếu nói trên tương ứng với từng cấp độ sử dụng tiếng nh dựa trên thang điểm của kỳ thi tiếng nh dùng trong giao tiếp (Test of English for International Communication-TOEIC ), IELTS (International English Language Testing System),TOEFL (Test of English as a Foreign language ) được quy định chi tiết trong nội dung chương trình. Quản lý mục tiêu dạy học môn tiếng nh nhằm đảm bảo nội dung, chương trình dạy học môn tiếng nh ở các Trung tâm ngoại ngữ đòi hỏi các CBQL ở các Trung tâm ngoại ngữ phải t chức xây dựng chương trình dạy học cho các ngành và chuyên ngành của trung tâm ngoại ngữ trên cơ sở nội dung dạy học và chương trình khung do Bộ LĐTBXH ban hành. Chương trình dạy học phản ánh mục tiêu dạy học cụ thể của trung tâm ngoại ngữ, đồng thời hướng đến đáp ứng các nhu cầu về chất lượng nguồn nhân lực của xã hội. Chương trình dạy học phải đảm bảo tính mềm dẻo, được cập nhật thường xuyên.

1.4.2. Quản lý việc dạy học môn Tiếng Anh của giáo viên tại các trung tâm ngoại ngữ

Giám đốc trung tâm phải quản lý việc dạy học môn tiếng nh của giáo viên ở Trung tâm ngoại ngữ. Trong đó chương trình dạy học môn tiếng nh ở Trung tâm ngoại ngữ là quan trọng phải tuân thủ theo quy định do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành, người giáo viên phải thực hiện nghiêm chỉnh, không cắt xén, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học môn tiếng nh ở Trung tâm ngoại ngữ. Do vậy, chủ thể quản lý cần phải quản lý việc thực hiện chương trình dạy học môn tiếng nh ở Trung tâm ngoại ngữ. Chủ thể quản lý cần phải qui định một cách cụ thể về vị trí môn tiếng nh trong kế hoạch dạy học; mục đích yêu cầu của môn tiếng nh; nội dung dạy học môn tiếng nh; kế hoạch chi tiết dạy học môn tiếng nh; giải thích chương trình và hướng dẫn thực hiện dạy học môn tiếng Anh.

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn tiếng nh của giáo viên, giám đốc TT cần phải chỉ đạo cấp dưới trong việc triển khai nội dung chỉ đạo chương trình dạy học tiếng nh theo các khoá học trong năm học. Kết hợp và giao nhiệm vụ cho các Phó Giám Đốc phụ trách chuyên môn, t trưởng chuyên môn những nội dung sau:

chức dạy học.

- Dự kiến trước những vấn đề này sinh trong việc thực hiện chương trình dạy học môn tiếng nh và những giải pháp có thể thực thi, những điều kiện vật chất kỹ thuật cần cung cấp để việc thực hiện chương trình không bị trở ngại.

- Xây dựng các công cụ để quản lý theo dõi việc thực hiện chương trình dạy học môn tiếng nh của giáo viên thông qua các loại hồ sơ giáo viên. Theo dõi giáo viên thực hiện thời khóa biểu, xây dựng các biểu mẫu báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ và việc thực hiện ngày giờ công, dạy thay, dạy bù của giáo viên trong việc thực hiện tiến độ chương trình.

- Quản lý việc hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch soạn bài ( giáo án), ph biến những yêu cầu của việc chuẩn bị bài giảng, qui định chất lượng một bài soạn đối với từng thể loại bài của môn tiếng nh.Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của giáo viên cho giờ lên lớp. Cần quan tâm một số yêu cầu đối với giáo viên trong thực hiện đ i mới Soạn bài lên lớp là: Đ i mới việc thiết kế và chuẩn bị bài dạy học; cải tiến các PPDH truyền thống; kết hợp đa dạng các PPDH; lựa chọn và sử dụng hợp lý PTDH và CNTT trong dạy học; sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của HV; lựa chọn và sử dụng các PPDH phù hợp đặc thù bộ môn; chú trọng bồi dưỡng phương pháp học tập cho HV; đ i mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HV .

- Quản lý việc dự giờ và phân tích sư phạm bài học của giáo viên. Để nâng cao chất lượng dự giờ, phân tích sư phạm bài học, cần thường xuyên t chức các chuyên đề về dự giờ lên lớp, trao đ i nội dung và phương pháp dạy học, xây dựng dạy mẫu, t chức dạy thử, t chức học tập, thao giảng... nhằm giúp giáo viên nắm vững lý thuyết, rút kinh nghiệm về phương pháp dạy học, về các bước dự giờ và phân tích bài dạy...

- Quản lý giờ dạy trên lớp của giáo viên. Chủ thể quản lý quan tâm tới chất lượng của giờ lên lớp và chất lượng quá trình dạy học môn tiếng nh trước tiên cần phải quản lý tốt chất lượng việc chuẩn bị giờ lên lớp của giáo viên. Sự chuẩn bị của giáo viên càng chu đáo thì kết quả dạy học càng ít sai sót. Đây là một hoạt động quản lý hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả của việc dạy và học môn tiếng anh, chủ thể quản lý cần chỉ đạo quản lý việc soạn bài ở nhà của giáo viên, chuẩn bị đồ dùng dạy học, các loại s sách chuyên môn. Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định chất lượng của hoạt động dạy học môn tiếng nh trong Trung tâm ngoại

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12 thành phố hồ chí minh 1 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)