8. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ Cán bộ quản lý, giáo viên, học viên về
trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV và HV hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong dạy học môn tiếng nh tại các Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở đó giúp cho CBQL tăng cường nghiên cứu các chức năng quản lý, nắm vững các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục. Từ đó thực hiện tốt công tác quản lý, đề ra kế hoạch chỉ đạo và t chức kiểm tra dạy học môn tiếng nh một cách chặt chẽ và đạt kết quả tốt nhất.
3.2.1.2. Nội dung thực hiện biện pháp
Ở các Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Trung tâm là người có trách nhiệm và thẩm quyền cao nhất về quản lý chuyên môn, t chức, hành chính trong TT, trực tiếp t chức, điều khiển các hoạt động giáo dục, quản lý, chỉ đạo việc thực hiện các công tác của TT theo đường lối, quan điểm, mục tiêu giáo dục. Muốn thực hiện tốt các nhiệm vụ đó, Giám đóc và đội ngũ GV phải nắm vững nghiệp vụ về QLGD, quản lý TT, các chủ trương, chính sách liên quan đến TT.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Giám đốc Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về đ i mới quản lý HĐDH trong TT. Đối với CBQL không ngừng học tập tu dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, về lý luận chính trị, về quản lý nhà nước, QLGD để có kiến thức t ng hợp điều hành cơ quan trong giai đoạn mới về giáo dục.
Giám đốc cần làm rõ cho GV thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý HĐDH nói chung và môn Tiếng nh nói riêng, sự cần thiết phải quản lý công tác giảng dạy bộ môn để mỗi GV có kế hoạch rèn luyện, trao dồi kiến thức thông qua các công tác được phân công trong TT.
GV cần tích cực, chủ động hơn trong quá trình giảng dạy, nên đầu tư thiết kế giáo án, trong đó chú trọng đến việc t chức hoạt động thảo luận nhóm và hướng dẫn Hv tự học, tìm tòi mở rộng kiến thức và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Phương pháp dạy học này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HV. Thay cho việc dạy học từng bài riêng thì GV có thể xây dựng thành các chủ đề dạy học, đáp ứng được nhu cầu đ i mới dạy học ngoại ngữ hiện nay.
Đối với HV cần thay đ i tư duy, chuyển từ bị động được truyền thụ kiến thức sang chủ động chiếm lĩnh tri thức. Nhất là đối với môn Sinh học, một môn học đòi hỏi phải nắm vững kiến thức nhiều môn để giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Giám đốc TT phải quan tâm việc tuyên truyền trong TT và xã hội về tầm quan trọng của quản lý dạy học môn tiếng nh tại Trung tâm
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho GV, trên cơ sở kế hoạch xây dựng phải phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của TT: về kinh phí hoạt động, đối tượng bồi dưỡng...có kế hoạch đề nghị các cơ quan QLGD cấp trên xét duyệt và tạo điều kiện tốt cho CBQL, GV tham gia học tập.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch dạy học dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.2.1.Mục tiêu của biện pháp:
Giúp cho giáo viên quản lý và xây dựng kế hoạch dạy học, làm chủ được công việc và thời gian lên lớp của mình.
học, đồng thời giúp các nhà quản lý có cơ sở kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình của GV. Soạn bài lên lớp là kế hoạch cụ thể của mỗi bài giảng. Chuẩn bị bài lên lớp tốt giúp GV chủ động trong giờ giảng và tiết dạy đạt hiệu quả cao.
3.2.2.2.Nội dung thực hiện biện pháp:
Giám đốc trung tâm có nhiệm vụ chỉ đạo t chuyên môn xây dựng kế hoạch chung của cả năm học; chỉ đạo CBQL chuyên môn hướng dẫn GV cụ thể hóa kế hoạch năm học thành kế hoạch dạy học của riêng mỗi cá nhân.
CBQL chuyên môn có trách nhiệm quản lý kế hoạch cá nhân của t viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác. Khi duyệt kế hoạch cá nhân của GV t trưởng chuyên môn cần lưu ý những vấn đề cơ bản sau: Nội dung và tiến độ của chương trình của từng lớp được phân công dạy học, kế hoạch và nội dung tự bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng những HV có nghiên cứu khoa học cuối khóa và phụ đạo cho những HV chưa đạt, kế hoạch học tập nghiên cứu sử dụng các trang thiết bị dạy học hiện đại…
3.2.2.3.Cách thức thực hiện biện pháp:
Ban giám đốc trung tâm thống nhất các yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch dạy học môn tiếng nh. T trưởng báo cáo kế hoạch dự kiến phân công dạy học, các kế hoạch trọng tâm của T với ban giám đốc trước khi bắt đầu năm học mới. Ban giám đốc sẽ lập kế hoạch cụ thể cho cả năm học, trên cơ sở đó t chuyên môn xây dựng kế hoạch t và hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch cá nhân.
CBQL căn cứ vào quy chế chuyên môn để quản lý giờ lên lớp của GV, nhắc nhở GV thực hiện đúng phân phối chương trình bộ môn. Yêu cầu GV thực hiện nghiêm túc giờ lên lớp theo thời khóa biểu, xử lý nghiêm những trường hợp bỏ giờ của GV. T chức dự giờ tất cả GV để nắm bao quát tình hình dạy học, từ đó CBQL có cơ sở tiến hành đánh giá kết quả dạy học và có kế hoạch bồi dưỡng GV kịp thời.
CBQL của Trung tâm sẽ kết hợp với t trưởng chuyên môn theo dõi việc thực hiện kế hoạch qua các loại hồ sơ chuyên môn: giáo án, s theo dõi chuyên môn…và qua việc thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
CBQL chú trọng nâng cao chất lượng các bu i thảo luận về các giờ thao giảng. Tất cả GV cùng trao đ i thẳng thắn, trên tinh thần xây dựng giúp đỡ đồng nghiệp tiến bộ nói riêng và mục tiêu công tác nói chung.
CBQL cần phải theo dõi, lắng nghe ý kiến phản hồi của GV, của HV để kịp thời b sung, điều chỉnh chuẩn đánh giá cho phù hợp với yêu cầu thực tế của Trung
tâm cũng như yêu cầu về nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng nh.
Trung tâm cần tập trung theo dõi giám sát thường xuyên việc soạn giáo án và kết quả học tập của mỗi lớp, mỗi khóa. Tránh soạn giáo án theo kiểu đối phó,hình thức; lưu ý việc sao chép giáo án trên mạng internet của một số GV. T trưởng chuyên môn cần duyệt giáo án của những GV trẻ trước khi họ thực hiện giảng bài trên lớp cũng như cung cấp tối đa các giáo án đã dạy thử thành công trước đó. Trong các bài soạn GV cần lường trước những tình huống, vấn đề có thể gặp phải để dự kiến được phương án chủ động giải quyết.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
Các GV và CBQL phải ý thức được trong xu thế đ i mới phương pháp dạy học thì việc đ i mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cấp thiết cũng như việc thực hiện nghiêm túc các quy định về việc xây dựng kế hoạch dạy học, soạn bài chuẩn bị lên lớp.
Kế hoạch dạy học của GV phải phù hợp với điều kiện thực tế của Trung tâm và gắn liền với kế hoạch học tập và nhu cầu học tập của HV để làm sao đáp ứng tối đa nhu cầu học tiếng anh của HV và phụ huynh với mục tiêu là rèn luyện nâng cao kỹ năng nghe nói tiếng anh cho HV.
CBQLvà ban giám đốc Trung tâm phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo các điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch dạy học đã xây dựng.
3.2.3.Chỉ đạo bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho giáo viên tại các Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.3.1.Mục đích của biện pháp:
Đây là nội dung quan trọng trong quản lý dạy học và nhất là trong việc thực hiện có hiệu quả PPDH cho HV tại trung tâm ngoại ngữ. Do đó, cần phải xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn từng bước trên chuẩn, có lòng yêu nghề, lòng nhân ái, lương tâm nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm trong việc đào tạo thế hệ trẻ. Rèn luyện khả năng sư phạm, khả năng lôi cuốn HV, biết truyền thụ kiến thức và kỹ năng sống cho HV, có ý thức và thường xuyên phấn đấu trở thành người giáo viên giỏi toàn diện.
Giúp giáo viên của trung tâm ngoại ngữ có được những năng lực nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đ i mới PPDH hiện nay, nâng cao trình độ kỹ năng của giáo viên trong việc dạy học môn tiếng anh.
T chức các hình thức bồi dưỡng đa dạng, phong phú, bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thường xuyên, tự bồi dưỡng....đáp ứng nhu cầu thực sự của giáo viên đứng lớp.
Có định hướng, nội dung và kế hoạch bồi dưỡng giáo viên cụ thể cho từng hoạt động, từng giai đoạn nhằm tăng cường đ i mới PPDH.
T chức các cuộc hội thảo giao lưu với các giáo viên khác và các trung tâm khác để tăng cường việc giao lưu học hỏi trau dồi kinh nghiệm dạy học môn tiếng Anh.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp:
Chỉ đạo các Trung tâm xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực, chuyên môn cho giáo viên hằng năm có các kế hoạch đào tạo và phát triển các kỹ năng, phương pháp dạy học tích cực của giáo viên tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn với các trung tâm tiếng anh khác.
Khuyến khích đội ngũ Giáo viên xác định rõ ý thức về tự học, tự bồi dưỡng, khắc phục mọi khó khăn để thực hiện tốt nhiệm vụ tự nghiên cứu tài liệu, các phương tiện đồ dùng dạy học như máy chiếu, phương tiện nghe nhìn, các công tác tự bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn của đội ngũ Giáo viên đã không những góp phần nâng cao kết quả dạy học mà còn khẳng định chất lượng đội ngũ một cách toàn diện về nhận thức, tự trang bị b sung các kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, tăng cường đ i mới phương pháp dạy học, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học chương trình mới.
T chức bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn để giúp giáo viên hiểu biết những yêu cầu dạy học và hiểu đúng bản chất thực hiện PPDH, hướng đến việc dạy cho HV các kỹ năng giải quyết những vấn đề nảy sinh trong học tập và trong đời sống, đặc biệt khuyến khích giáo viên luôn có ý thức tìm kiếm, đ i mới các bài giảng sao cho sinh động phù hợp với lứa tu i đặc biệt là các HV ở lứa tu i thiếu nhi.
T chức cho giáo viên viết sáng kiến cá nhân và có hình thức trao đ i sáng kiến ngay trong trung tâm và với các trung tâm tiếng anh trong địa bàn hoặc t chức những diễn đàn trên mạng cho giáo viên trao đ i sáng kiến kinh nghiệm.
Xây dựng các trang website, xây dựng Trung tâm kết nối có nội dung bồi dưỡng giáo viên về nội dung, PPDH, cách đ i mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HV để giáo viên quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh có thể truy cập các trang website.
Bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ năng phối hợp các PPDH trong các giờ dạy sao cho nhuần nhuyễn; bồi dưỡng cho giáo viên các kỹ thuật dạy học mới (bể cá, bi, kịch bản, khăn trải bàn, bàn tay nặn bột, dạy học theo sơ đồ tư duy, lập hệ thống câu hỏi, kỹ thuật sử dụng Powerpoint, kỹ thuật sử dụng phần mềm dạy học...).
Bồi dưỡng năng lực sử dụng PTDH của giáo viên với những kỹ năng tự làm và sử dụng TBDH truyền thống, sử dụng các TBDH hiện đại, tăng cường khả năng ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học như khai thác thế mạnh của Internet, của các phần mềm dạy học.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:
T chức các hình thức thi đua dạy tốt, học tốt trong Trung tâm tiếng anh, có các giải thưởng bằng hiện vật và bằng tiền cho các giáo viên có thành tích, có các phương pháp dạy học tốt, đẩy mạnh phong trào thi đua về học tập cho giáo viên nhằm tạo động lực và niềm vui trong công việc dạy học tiếng anh đến các giáo viên. Đưa việc thực hiện tốt PPDH vào tiêu chí thi đua thường xuyên Trung tâm tiếng anh (giáo viên nâng chuẩn, giáo viên giỏi...); đồng thời tạo và duy trì phong trào thi đua và thực hiện tốt PPDH với sự khuyến khích về vật chất và tinh thần (có chế độ động viên, khen thưởng, phạt, khiển trách...) đề tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh.
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
3.2.4.1.Mục tiêu của biện pháp:
Đ i mới PPDH bao giờ cũng tạo ra được bầu không khí học tập sôi n i, phát huy được tính tích cực trong học tập và mang lại trạng thái hoạt động sinh động, nên việc học trở nên nhẹ nhàng mà kết quả học tập lại cao. Đây cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo.
Đ i mới phương pháp dạy học là nhằm cung cấp cho HV cách tiếp cận mới, chủ động xử lý những tri thức của nhân loại, giúp cho HV linh hoạt, hòa nhập với cuộc sống của thế giới hiện đại.
3.2.4.2.Nội dung thực hiện biện pháp:
Các trung tâm cần tăng cường t chức và tạo điều kiện cho GV tham gia các bu i hội thảo, tập huấn về đ i mới PPDH. Nâng cao nhận thức, yêu cầu về đ i mới PPDH cho GV. Đ i mới PPDH phải hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Quan trọng là người GV phải nhận thức được sự cần thiết phải đ i mới PPDH.
Cần đẩy mạnh dạy học tiếng Anh theo hướng tăng cường ứng dụng các thành tựu khoa học-công nghệ; đặc biệt là công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý giáo dục của Trung tâm. Trong đó đặc biệt chú ý đến việc ứng dụng công nghệ trong việc thiết lập, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đ i mới phương pháp, hình thức t chức dạy học.
T chức quá trình dạy học phải hướng tới 4 mục tiêu kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết. Nhiều khi khó tách bạch việc dạy nghe ra khỏi dạy nói, đọc, viết và tương tự với các kỹ năng còn lại bởi lẽ khi nghe thì phải nói lên điều mình nghe thấy, nếu nghe theo định hướng thì phải đọc hướng dẫn và nhiều khi phải viết kết quả nghe được. Tuy nhiên, khi rèn kỹ năng tùy theo loại kỹ năng định rèn lấy đó làm trọng tâm. GV cần đa dạng hóa các loại bài tập thực hành tiếng như cho HV học tiếng nh qua con đường đọc chuyện, xem phim, kể chuyện bằng tiếng nh, đọc tài liệu tiếng nh để HV phát huy tính tích cực của họ trong học tập.
a. Phương pháp dạy nghe tiếng anh:
Hiện nay kiểu luyện nghe chủ yếu trong các giờ học tiếng nh là nghe các đoạn băng có sẵn trong các giáo trình. Kiểu luyện nghe này đơn điệu, không hiệu quả. Lớp học đông chỉ với một chiếc cassette và băng sao đi chép lại thì không thể đảm bảo chất lượng bài nghe. Để giúp HV nghe tốt, một số việc sau nên được làm:
+ Đa dạng hình thức bài nghe, có thể nghe băng, nghe, đĩa thông qua xem video, nghe thầy cô, nghe các bạn, nghe cả lớp, nghe theo nhóm, nghe theo cặp,…Hình thức càng phong phú càng dễ lôi cuốn HV. Bài giảng phải đảm bảo rõ ràng về mặt âm lượng, phát âm.
+ Nội dung bài nghe phải gần gũi với HV, xoay quanh các chủ đề người nghe cần đạt tới, đảm bảo người nghe lúc nào cũng ở trong “tầm với gần” nghĩa là có thể hiểu được 80%, phần “phỏng đoán” chỉ 20%. Tránh tình trạng bài nghe quá nhiều từ mới, vấn đề xa lạ với HV.