8. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Tình hình kinh tế-xã hội ở Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh
Trong lịch sử mở cõi của người Việt, Hóc Môn – Bà Điểm được khai phá từ rất sớm. Theo tư liệu lịch sử ít ỏi còn lưu lại thì ngay từ đầu thế kỷ XVII từ năm 1623 – khi chúa Nguyễn lập đồn thu thuế tại Sài Gòn thì cư dân sinh sống tại vùng này đã khá đông. Dưới thời chúa Nguyễn và triều Nguyễn, Hóc Môn thuộc huyện Tân Bình vào năm 1698. Huyện Tân Bình lúc ấy rộng hơn 11.000km2, tức hơn 1/5 diện tích toàn Nam bộ (63.058km2) trải từ hữu ngạn sông Sài Gòn đến tả ngạn sông Vàm Cỏ. Khi huyện Tân Bình đ i tên thành Phủ (năm 1808) gồm 4 huyện thì Hóc Môn thuộc huyện Bình Dương. Năm 1841, nhà Nguyễn lập huyện Bình Long thì Hóc Môn thuộc huyện mới này. Sau khi chiếm Nam bộ làm thuộc địa, người Pháp đặt ra các đơn vị hành chính mới trên vùng đất chúng cai trị gọi là Hạt, rồi Hạt tham biện, Hóc Môn thuộc Hạt tham biện Sài Gòn [35].
Dù là vùng đất trong hạt Sài Gòn nhưng Hóc Môn không là vùng đô thị hóa, vẫn là vùng nông thôn. Chính quyền thuộc địa xây dựng quốc lộ 22 chạy qua Hóc Môn lên Tây Ninh, sang Phnôm Pênh phục vụ chính sách bóc lột thuộc địa. Đến thời Mỹ can thiệp vào miền Nam, họ xây dựng xa lộ Đại Hàn (ngày nay là xa lộ vành đai ngoài) chạy ngang qua huyện Hóc Môn từ Đông sang Tây. Nhiều liên tỉnh lộ nối Sài Gòn với các tỉnh miền Đông được xây dựng …; tất cả các công trình giao thông này nhằm phục vụ các mục tiêu chiến lược của Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Lịch sử của vùng đất này trong hơn 100 năm, kể từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Sài Gòn năm 1859, đã khẳng định vai trò của Mười tám Thôn vườn trầu là vành đai đỏ của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc với những địa danh đã đi vào lịch sử như Bà Điểm – n Phú Đông – Vườn Cau Đỏ [35].
Đến nay, Quận 12 là quận nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây có Công viên phần mềm Quang Trung là trung tâm Công nghệ thông tin lớn nhất cả nước. Lịch sử hình thành và phát triển của quận gắn liền với lịch sử huyện Hóc Môn kể từ khi mới thành lập cho đến sau ngày 30/4/1975. Trước năm 1997, Quận
12 thuộc địa phận huyện Hóc Môn [76].
Quận 12 được công bố thành lập ngày 01 tháng 04 năm 1997 theo Nghị định 03/CP, ngày 06 tháng 01 năm 1997của Chính phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, n Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung Mỹ Tây thuộc huyện Hóc Môn trước đây [36].
Quận 12 nằm về phía tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, được bao quanh một phần Quốc lộ 1 , quận là cửa ngõ giao thông khá quan trọng của thành phố nối liền với các tỉnh miền Đông Nam Bộ [36].
Hiện nay Quận 12 có 11 phường với t ng diện tích đất tự nhiên là 5.274,89 ha, dân số: 510.326 người (theo điều tra dân số tính đến 6/2015).
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương Mười tám thôn Vườn trầu, Chiến khu n Phú Đông – Vườn Cau đỏ nh hùng, 20 năm qua, hệ thống chính trị quận và cơ sở không ngừng được kiện toàn và củng cố theo hướng hiệu quả, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Đảng Bộ, Chính quyền và Nhân dân Quận 12 đã nỗ lực phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn, khai thác tốt tiềm năng, tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp đô thị. Tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất công nghiệp của quận bình quân đạt hơn 17%/năm; thương mại – dịch vụ đạt gần 20%/năm. Từ 458 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể ngày đầu thành lập quận, đến nay toàn quận hiện có hơn 30.600 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. T ng thu ngân sách Nhà nước 20 năm qua ước đạt hơn 7.270 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách Nhà nước năm 2016 đạt 2.004 tỷ đồng, tăng gần 50 lần so với năm 1997.
Sau hơn 20 năm được thành lập, diện mạo đô thị Quận 12 đã có sự thay đ i nhanh chóng, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của quận ngày càng được hoàn thiện; các khu dân cư mới dần được hình thành, nhiều công trình của thành phố và quận đã được đưa vào sử dụng như: Cầu vượt Ngã tư Ga; tuyến đường Trường Chinh, các tuyến bờ bao sông Sài Gòn kết hợp giao thông nông thôn… Ngoài ra, quận luôn tập trung chăm lo các gia đình chính sách, người có công, các hộ có hoàn cảnh khó khăn, trong đó quận đã xây dựng gần 1.000 căn nhà tình nghĩa, tình thương trong 20 năm qua.