Quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12 thành phố hồ chí minh 1 (Trang 27)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Quản lý giáo dục

1.2.4.1. Khái niệm Quản lý giáo dục

Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lý giáo dục (QLGD) là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [22, tr.93]

Theo P.V.Khuđôminxky (nhà lý luận Xô Viết): “QLGD là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục Cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hoà của họ.”

Tác giả Đặng Quốc Bảo khái quát “Quản lý giáo dục theo nghĩa t ng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội” [3, tr.31].

Tác giả Phạm Minh Hạc cũng nhấn mạnh “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục (GD) của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống GD tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất”.[11, tr.61]

Như vậy, QLGD chính là quá trình tác động có định hướng của nhà QL trong việc vận dụng nguyên lý, phương pháp chung nhất của kế hoạch nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Những tác động này có tính khoa học đến nhà trường làm cho nhà trường t chức một cách khoa học, có kế hoạch trong việc dạy và học theo mục tiêu đào tạo chung.

1.2.4.2. Đặc điểm của Quản lý giáo dục

Dựa trên khái niệm quản lý giáo dục là gì phần nào bạn cũng đã nắm được đặc điểm của quản lý giáo dục. Nó có các đặc điểm chung và đặc điểm riêng mà bạn cần chú ý đó là:

* Các đặc điểm chung của quản lý giáo dục

- Quản lý giáo dục luôn chia thành các chủ thể quản lý và những đối tượng bị quản lý. Chủ thể quản lý ở các cấp là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung Ương cho tới địa phương. Đối tượng quản lý là nguồn nhân lực, hệ thống cơ sở vật chất và kỹ thuật. Các hoạt động thực hiện về chức năng của giáo dục đào tạo.

- Quản lý giáo dục có sự liên quan tới việc trao đ i nguồn thông tin và có mối liên hệ ngược.

- Quản lý giáo dục luôn biến đ i phù hợp với điều kiện thích nghi.

- Quản lý giáo dục vừa mang tính khoa học, vừa là một nghề và một nghệ thuật. - Quản lý giáo dục luôn gắn liền với quyền lực, lợi ích cũng như danh tiếng. * Đặc điểm riêng của quản lý giáo dục

- Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành và giáo dục con người, đặc biệt là lao động sư phạm của mỗi nhà giáo.

- Quyền lực nhà nước trong việc điều hành quản lý giáo dục đó chính là điều chỉnh về những hoạt động trong giáo dục thông qua quá trình xây dựng, ban hành và chấp hành một số văn bản như luật, điều lệ những quy định hoặc quy chế chuyên môn trong ngành sư phạm.

Các sản phẩm của giáo dục thường gắn liền với sự hình thành và phát triển về nhân cách của người học. Vì thế quản lý giáo dục cần phải chú trọng trong việc phát hiện và phòng tránh các sai sót có thể xảy ra.

- Quản lý giáo dục luôn đi kèm với sự phát triển của các quan điểm trong quần chúng, xã hội.

1.2.4.3. Vai trò của Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là hoạt động cần thiết và mang tới nhiều vai trò quan trọng trong xã hội hiện nay. Cụ thể:

- Quản lý giáo dục giúp tạo ra được sự thống nhất về ý chí và hành động của giáo viên, học viên trong t chức giáo dục. Khi có sự thống nhất cao thì t chức giáo dục hoạt động mới đạt được hiệu quả tốt.

- Giúp định hướng cho sự phát triển của t chức giáo dục dựa vào cơ sở xác định các mục tiêu chung và luôn hướng mọi nỗ lực của giáo viên, học viên và t chức cùng tham gia thực hiện một mục tiêu chung.

- Phối hợp một cách nhịp nhàng giữa các giáo viên, học viên và toàn bộ nguồn lực trong t chức (vật chất, tài chính, thông tin,…) để có thể đạt được các mục tiêu của t chức đã đề ra với một hiệu quả cao nhất.

- Giúp cho t chức giáo dục có thể thích nghi được với sự biến đ i trong môi trường. Đồng thời nắm bắt và tận dụng một cách tốt nhất về những cơ hội và thách thức, giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực xảy ra từ môi trường.

Trên cơ sở lý luận chung có thể thấy được rằng hoạt động quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc điều phối hoạt động của giáo viên và hoạt động của học viên để có thể đạt được những hiệu quả cao nhất trong việc hình thành một nhân cách tốt cho học viên.

1.2.5 oạt động dạ học tiếng nh

- Quản lý hoạt động dạy của giáo viên gồm có: Quản lý sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy,quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy, quản lý việc đánh giá kết quả học tập của HV, quản lý hồ sơ chuyên môn và hoạt động tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn của GV tiếng Anh.

- Quản lý hoạt động học của học sinh gồm có: xây dựng động cơ học tập cho HV và quản lý PP học tập ngoại ngữ của HV.

Trong nghiên cứu này chúng tôi đưa ra khái niệm dạy học môn tiếng Anh như sau: Dạy học môn tiếng Anh quá trình giáo viên tiến hành các thao tác tổ

chức, định hướng bằng hoạtđộng của bảnthân, từngbước năng lực duy

năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các kiến thức, các năng trong

1.3. N i dung, hình thức d y học ti ng Anh t i các Trung tâm ngo i ng

1.3.1.Trung tâm ngoại ngữ

Theo quyết định số 31/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về T chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học [6]. Trung tâm ngoại ngữ - tin học là loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên chuyên về đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học của hệ thống giáo dục quốc dân. Trung tâm ngoại ngữ - tin học có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài khoản riêng.

Căn cứ pháp lý: Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT ban hành quy chế t chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học:

* Thứ nhất, về chương trình, tài liệu dạy học

Trung tâm ngoại ngữ sử dụng các chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; tự biên soạn hoặc lựa chọn các chương trình tài liệu của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng; các t chức giáo dục trong nước và quốc tế phù hợp nhu cầu người học và khả năng đáp ứng của trung tâm.

Giám đốc trung tâm ngoại ngữ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan quản lý giáo dục về nội dung chương trình, tài liệu dạy học tại trung tâm; đồng thời có trách nhiệm báo cáo hiệu trưởng nhà trường (đối với trung tâm thuộc các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm) hoặc giám đốc sở giáo dục và đào tạo (đối với các trung tâm còn lại trên địa bàn) các chương trình, tài liệu dạy học được sử dụng tại trung tâm.

* Thứ hai, về tuyển sinh

Hằng năm, trung tâm ngoại ngữ xây dựng kế hoạch tuyển sinh và thông báo công khai các thông tin về khóa học gồm chương trình, tài liệu dạy học, mục tiêu chuẩn đầu ra, Điều kiện học tập, giáo viên, phương thức kiểm tra đánh giá, xác nhận kết quả học tập, thời gian khai giảng, học phí và các thông tin cần thiết khác.

Đối với kế hoạch tuyển sinh các khóa học ngoại ngữ thiết kế theo nhu cầu riêng của người học, các thông tin về khóa học được trung tâm thống nhất với học viên và thông báo công khai trước thời điểm khai giảng khóa học.

* Thứ ba về hoạt động dạy học

Hoạt động dạy học được t chức linh hoạt theo hình thức dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến.

hoặc giáo viên theo dõi, quản lý

* Thứ tư, về thi, kiểm tra, đánh giá

Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ để cấp chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân, trung tâm t chức thi, cấp chứng chỉ khi đủ Điều kiện về t chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ khác trung tâm t chức kiểm tra, đánh giá và cấp giấy xác nhận hoàn thành.

* Thứ năm về liên kết đào tạo, bồi dưỡng và hợp tác quốc tế

Trung tâm thực hiện liên kết đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ với các cơ sở giáo dục thuộc địa bàn được cấp phép hoạt động, trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của người học và phù hợp với điều kiện, khả năng của trung tâm.

Khi thực hiện liên kết đào tạo phải có hợp đồng giữa hai bên. Hợp đồng phải quy định rõ về nội dung dạy học, kinh phí, đội ngũ giáo viên, hình thức dạy học, địa điểm t thức và trách nhiệm của mỗi bên. Sau khi ký kết hợp đồng phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp và sở giáo dục và đào tạo. Trung tâm thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế để phát triển chương trình, đội ngũ đáp ứng xu thế hội nhập và nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng của trung tâm. Các hoạt động hợp tác quốc tế phải phù hợp với điều kiện, khả năng của trung tâm và tuân thủ các quy định hiện hành.

1.3.2.Chức năng của Trung tâm ngoại ngữ

Trung tâm ngoại ngữ có chức năng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ. Nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu nâng chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

1.3.3. Hình thức học tập của Trung tâm ngoại ngữ

Hình thức học tập của trung tâm ngoại ngữ rất đa dạng, linh hoạt, mang tính xã hội hóa cao, dịch vụ thuận lợi, nhằm góp phần nâng cao dân trí, nâng cao trình độ hiểu biết, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học cho mọi tầng lớp nhân dân, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.3.4. Nhiệm vụ của Trung tâm ngoại ngữ

*Mục tiêu dạy học tiếng Anh trong Trung tâm ngoại ngữ: Mục tiêu dạy và học tiếng Anh ở Trung tâm ngoại ngữ là giúp HV sử dụng được tiếng nh như một công cụ giao tiếp ở mức độ Trung bình, cao thông qua việc hình thành các kĩ năng giao tiếp:

nghe, nói, đọc, viết bằng các giáo trình nước ngoài hoặc tự biên soạn được Bộ giáo dục và đào tạo kiểm định và phê duyệt

Điều tra nhu cầu học ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông trên địa bàn, trên cơ sở đó đề xuất với cơ quan quản lý cấp trên kế hoạch mở lớp đào tạo, bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu của người học.

T chức thực hiện các chương trình giáo dục: Chương trình ngoại ngữ trình độ , B, C; Các chương trình bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học khác đáp ứng nhu cầu của người học; T chức các lớp bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông cho giáo viên của trung tâm và các cơ sở giáo dục khác trên địa bàn khi có nhu cầu; Thực hiện các công việc khác có liên quan đến ngoại ngữ như biên dịch, phiên dịch hoặc liên quan đến tin học như lập trình, cài đặt phần mềm; T chức kiểm tra, cấp chứng chỉ cho các học viên của trung tâm đã hoàn thành chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Liên kết với các trung tâm, các cơ sở ngoại ngữ - tin học khác t chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin truyền thông; Nghiên cứu, t ng kết, rút kinh nghiệm về t chức và hoạt động của trung tâm, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, công nghệ thông tin - truyền thông.

1.3.5. Nội dung dạy học môn tiếng Anh tại các Trung tâm ngoại ngữ

Nội dung được biên soạn dựa theo giáo trình đã được phê duyệt bằng nhiều chủ đề khác nhau phù hợp với điều kiện và môi trường sống ở Việt Nam. Hệ thống chủ đề và chủ điểm là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp .

Môn Tiếng nh ở Trung tâm ngoại ngữ được dạy học theo các giáo trình chuẩn của các trung tâm đã được Bộ GD&ĐT thông qua và phân phối chương trình do Bộ quy định. Hệ thống chủ điểm và chủ đề là cơ sở hình thành và phát triển các khả năng ngôn ngữ. Các khả năng ngôn ngữ được hình thành và phát triển song song với việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ: ngữ âm, từ ngữ và ngữ pháp:

+ Rèn luyện kỹ năng các kỹ năng Tiếng nh như nghe, nói, đọc, viết.

+ Cung cấp các chương trình phù hợp với đầu ra chuẩn quốc tế: Cambridge English: Young Learners, TOEIC, TOFLE, IELTS.

+ Cung cấp những tri thức về văn hóa. + Bồi dưỡng tư tưởng đạo đức.

1.3.6. Hình thức dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ

Hình thức dạy học ở các Trung tâm ngoại ngữ theo hướng phát triển năng lực của HV, t chức theo các hình thức sau đây:

+ T chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, hội thi, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học. + Hình thức dạy học khai thác các điều kiện bên ngoài Trung tâm ngoại ngữ như tham quan thực tế.

+ Sử dụng các nguồn lực trên máy tính và Internet như thí nghiệm ảo, bài giảng điện tử, Elearning...

+ Các hình thức dạy học thực hiện theo tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập.

+ Các hình thức dạy học ở Trung tâm ngoại ngữ bên cạnh sử dụng PPDH truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập, giáo viên cần áp dụng các cách khác như: dạy học giải quyết vấn đề; dạy theo tình huống... ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin vào phương pháp và trang thiết bị…Hình thức dạy học tập trung bằng việc giáo viên của Trung tâm trực tiếp dạy học các kỹ năng, các nội dung, các phương pháp cho HV kết hợp với hình thức dạy học trực tuyến thông qua việc giao bài tập về nhà và hỗ trợ dạy học qua Internet để kết nối trực tuyến giữa giáo viên và HV trong việc luyện tập các kỹ năng.

Vậy các hình thức học tập bao gồm: vừa làm vừa học (tập trung định kỳ, học ngoài giờ làm việc), học từ xa (kể cả hình thức học qua Internet), tự học có hướng dẫn hoặc kết hợp giữa các hình thức học tập trên; căn cứ vào các chương trình giảng dạy và hình thức học tập, trung tâm xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa, thời gian biểu cụ thể cho từng lớp học và công bố công khai cho học viên trước khi khai giảng.

1.3.7. Phương pháp dạy học môn tiếng Anh tại trung tâm ngoại ngữ

Các phương pháp được cập nhật và đ i mới và hoàn thiện liên tục. Các phương pháp dựa theo chủ điểm HV là trung tâm của quá trình dạy học, GV cần đứa ra những

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động dạy học tiếng anh tại các trung tâm ngoại ngữ trên địa bàn quận 12 thành phố hồ chí minh 1 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)