Thực hành của phụ huynh học sinh về phòng, chống sốt xuất huyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 71 - 73)

- Kiến thức của phụ huynh học sinh về nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết Khi hỏi đến nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết thì 98,8% ở xã có

4.2.3. Thực hành của phụ huynh học sinh về phòng, chống sốt xuất huyết

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người dân dùng biện pháp để phòng, chống muỗi là ngủ mùng chiếm tỷ lệ 86,8% ở xã có TKCTPCSXH và 89% xã không TKCTPCSXH. Kế đến thả cá ăn lăng quăng chiếm tỷ lệ 80,4% ở xã có TKCTPCSXH và xã không TKCTPCSXH 65%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Dùng hương trừ muỗi chiếm tỷ lệ 68,4% ở xã có TKCTPCSXH và 69% ở xã không TKCTPCSXH, dùng bình phun xịt muỗi 52,8% ở xã có TKCTPCSXH và 36% ở xã không TKCTPCSXH, loại bỏ các dụng cụ chứa nước có lăng quăng ở xã có TKCTPCSXH 54,8% và xã không TKCTPCSXH 40%. Được hỏi khi nào các anh chị súc lu hồ khi có lăng quăng chiếm 86% ở xã có TKCTPCSXH và 64% ở xã không TKCTPCSXH, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Sau khi được TKCTPCSXH bằng dùng biện pháp sinh học cá thì tỷ lệ người dân chấp nhận và sử dụng biện

pháp này rất cao cũng là nguồn động viên cho người triển khai chương trình dù là ngay hiện tại. Kết quả nghiên cứu của Trương Đình Định tại xã Xuân Ninh sau khi can thiệp bằng Mesocyclops, người dân có hành vi diệt muỗi, loại trừ lăng quăng để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết theo chiều hướng thuận lợi như sau: Thả cá ăn lăng quăng từ 26% tăng lên 75% trong khi đó ở xã chứng 24,5%, thả Mesocyclops từ 23,5% tăng lên 85,5%, súc rửa dụng cụ chứa nước từ 57% tăng lên 89,5% [11].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hành phòng, chống muỗi bằng biện pháp ngủ mùng chiếm tỷ lệ cao nhất có lẽ Cần Giuộc và vùng lưu hành sốt rét nặng cách đây trên 10 năm và cũng là địa phương Bộ Y tế nghiên cứu để thử nghiệm về thuốc phòng, chống sốt rét, nên nằm mùng chống muỗi được in vào tiềm thức và cũng trở thành thói quen để người dân ưu tiên hàng đầu. Kết quả này tương tự của Trần Như Hải nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết tại huyện Đắc Nông nằm màn của người dân ở đây chiếm tỷ lệ khá cao 99,23% và biện pháp ít được người dân thích dùng là thả cá 3,45% [15]. Nghiên cứu này với tỷ lệ khá cao người dân dùng hương trừ muỗi, phù hợp với nghiên cứu tại các tỉnh phía Nam của Nguyễn Thị Kim Tiến cho thấy người dân thích dùng hương trừ muỗi khá cao 57,4% [31]. Một lần nữa cho thấy sự ích lợi của việc sử dụng các thuốc diệt muỗi ở nhà các bệnh nhân nghi ngờ nhiễm Dengue để ngăn chặn nguồn lây [26],[45].

- Thực hành của phụ huynh học sinh khi có người bị bệnh

Kết quả điều tra khi thấy trẻ bị sốt thì cho uống thuốc hạ sốt chiếm 85,6% ở xã có TKCTPCSXH và 82% ở xã không TKCTPCSXH điều này phản ảnh về trình độ hiểu biết tự chữa trị chăm sóc tại nhà ngày được nâng cao. Kế đến là lau mát 82,8% ở xã có TKCTPCSXH và 80% ở xã không TKCTPCSXH. Đến trạm y tế, bệnh viện 65,6% ở xã có TKCTPCSXH và

48% ở xã không TKCTPCSXH. Tương tự nghiên cứu của Trần Như Hải có 65,09% sẽ đưa người bệnh đến cơ sở y tế đầu tiên để khám và điều trị khi có sốt và có sự khác biệt khá rõ ràng giữa nhóm người mù chữ và cấp 1 chiếm 78,13% cao hơn nhóm cấp II, III và sau cấp III là 62,54% cho thấy nhóm có học vấn thấp thì khi có bệnh đa số đều tới cơ sở y tế để khám, có thể do không biết cách xử trí khi có người bị bệnh sốt xuất huyết. Ngược lại, nhóm có học vấn cao khi có người bị bệnh việc đầu tiên là xử trí tại nhà, sau đó mới tới y tế. Qua kết quả trên cho thấy cần trang bị cho người dân hiểu và biết cách xử trí ban đầu khi có người bị sốt là việc làm hết sức hữu ích trong giai đoạn hiện nay tránh tình trạng quá tải ngay tuyến y tế cơ sở [15].

Các triệu chứng cần đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ uống thuốc hạ nhiệt không hạ chiếm 75,6% ở xã có TKCTPCSXH trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH là 65%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Trẻ lừ đừ đau bụng ở xã có TKCTPCSXH chiếm 47,6% và 46% ở xã không TKCTPCSXH. Chảy máu răng ở xã có TKCTPCSXH chiếm 34,8% và xã không TKCTPCSXH 31%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 71 - 73)