Kiến thức của phụ huynh học sinh về phòng chống sốt xuất huyết Nguồn thông tin tiếp cận của người dân

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 68 - 70)

- Mức độ nguy hiểm

4.2.1. Kiến thức của phụ huynh học sinh về phòng chống sốt xuất huyết Nguồn thông tin tiếp cận của người dân

- Nguồn thông tin tiếp cận của người dân

Phỏng vấn các hộ gia đình có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết ở xã có TKCTPCSXH ngang bằng với xã không TKCTPCSXH là tất cả mọi người đều nghe nói đạt tỷ lệ 100%. Kết quả này gần như tương tự của Trần Như Hải “nghiên cứu tình hình sốt xuất huyết Dengue tại huyện Đắc Nông tỉnh Đắc Nông năm 2004-2005” [15]. Người dân có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết chiếm 96,55%. Một nghiên cứu khác của Lý Lệ Lan và Lê Hoàng Ninh (năm 2004) khi khảo sát kiến thức thái độ thực hành của người dân Quận 5, TP Hồ Chí Minh thì người dân có nghe nói về bệnh sốt xuất huyết chiếm 93,1% [22]. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Kim Tiến tại các tỉnh phía Nam là 91.1% [31].

Nguồn thông tin chủ yếu nghe được qua tivi chiếm cao nhất 94,8% kế đến là đài phát thanh chiếm 85,2% vì ở mỗi ấp đều có đài phát thanh tiếp âm đài xã, đài xã tiếp âm đài huyện phát sóng từ 5giờ 30 phút sáng đến 6 giờ 30 phút. Đài truyền thanh huyện tiếp âm đài tỉnh và Trung ương phát từ 5 giờ đến 5 giờ 30 phút và bài nói về sốt xuất huyết được Trung tâm Truyền thông Giáo dục viết gởi về huyện và Trung tâm Y tế huyện giao phòng truyền thông huyện viết bài và có hợp đồng Đài truyền thanh huyện phát hàng tuần chính vì thế mà thông tin qua đài chiếm tỷ lệ khá cao, kế đến là cộng tác viên, y tế xã đều gần ngang nhau 60%. Có phần khác biệt ở con em học sinh trong nhà cho biết ở xã có TKCTPCSXH là 91,2% trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH là 73%, đặt cho ta vấn đề kênh truyền thông qua học sinh trong nhà trường cần chú trọng và cần quan tâm cao hơn trong các chương trình triển khai công tác về phòng chống sốt xuất huyết. Nguồn thông tin từ nghiên cứu của Trần Như Hải qua ti vi chiếm cao nhất 58,81%, kế đến là cán bộ y tế 35,55%, từ loa đài phát thanh chiếm 27,62% [15]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Tiến từ ti vi chiếm cao nhất 62,4%, từ cán bộ y tế là 24,2% [31]. Một nghiên cứu của Chaikoolvatana A, Chanruang S, Pothaled P so sánh hiệu quả của các biện pháp TKCTPCSXH kiểm soát SXHD ở vùng Đông Bắc Thái Lan cho thấy đa số người dân tiếp thu kiến thức từ phương tiện nghe nhìn và thông tin cộng đồng [53].

Qua nghiên cứu của chúng tôi phương thức truyền thông có hiệu quả nhất được người dân đồng tình dễ hiểu nhất là qua tivi chiếm 82,5%, gặp trực tiếp y tế xã 82% và qua học sinh trong nhà trường là 86,8%. Điều này một lần nữa cho ta khẳng định phương pháp và phương tiện truyền thông trong việc truyền tải các thông tin tới cộng đồng hữu hiệu nhất. Chính vì đặc điểm này, đặt ra cho người làm chương trình và quản lý về công tác phòng, chống sốt

xuất huyết từ Trung ương đến cơ sở phải đặc biệt chú ý đến công tác truyền thông, chú ý đến hình thức, nội dung và thời lượng phát sóng cho phù hợp với từng địa phương và từng đối tượng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w