Thực hành của học sinh trong phòng, chống sốt xuất huyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 66 - 68)

- Mức độ nguy hiểm

4.1.3.Thực hành của học sinh trong phòng, chống sốt xuất huyết

Kết quả bảng 3.8 cho thấy việc truyền đạt kiến thức về sốt xuất huyết đã học ở nhà trường cho gia đình ở xã có TKCTPCSXH là 97,4% so với xã

không TKCTPCSXH là 79,7%. Thực hiện công tác diệt lăng quăng ở tại hộ gia đình mình là 97,3% so với xã không TKCTPCSXH là 82,3%. Tham gia chiến dịch kiểm tra lăng quăng trong xóm 92% so với xã không triển khai là 76,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Phù hợp với đặc điểm của địa phương huyện Cần Giuộc là năm nào cũng tổ chức chiến dịch diệt lăng quăng đều huy động học sinh tham gia, được tuyên truyền thêm kiến thức, tiếp thu và ý thức trách nhiệm của học sinh đối với cộng đồng ngày càng cao hơn [41],[42].

Sử dụng các biện pháp diệt lăng quăng biết cá ăn được nhiều lăng quăng ở xã có TKCTPCSXH là 96,5% so với xã không TKCTPCSXH là 84,9%. Điều này cho thấy sử dụng biện pháp sinh học cá để diệt lăng quăng dựa vào học sinh là rất tốt sẽ mang lại được kết quả cao. Dọn dẹp gáo dừa xung quanh nhà ở xã có TKCTPCSXH là 94,1% so với xã không TKCTPCSXH là 76,6%. Khi dùng biện pháp xịt thuốc diệt muỗi vào lu, khạp thì ở xã có TKCTPCSXH là 4,8% so với xã không TKCTPCSXH là 31%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Biết thường xuyên xúc lu ở xã có TKCTPCSXH là 93,6% so với xã không TKCTPCSXH là 90,9%, súc lu bằng bàn chải hàng tuần ở xã có TKCTPCSXH là 94% so với xã không TKCTPCSXH là 87,5%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05).

Đậy kín lu hồ, khạp chứa nước ở xã có TKCTPCSXH là 99.9% so với xã không TKCTPCSXH là 85,4%. So với kết quả của Lý Lệ Lan, tỷ lệ có đậy kín lu, hồ, khạp nước là 60%],[22]. Kết quả chúng tôi có cao hơn do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh, khi được học ứng dụng vào cuộc sống nhanh. Thông qua giáo dục nhận thức và ý thức của học sinh dần được thay đổi cho đến lúc tự nguyện tham gia vào việc loại trừ véc tơ truyền bệnh ở chính ngay nhà của mình đồng thời tham gia làm sạch môi trường xung quanh

là điều hết sức cần thiết và thiết thực trong hoàn cảnh điều kiện đất nước ta hiện nay.

Học sinh biết cách kiểm tra lăng quăng bằng dùng đèn pin soi vào các vật chứa nước ở xã có TKCTPCSXH 87,6% so với xã không TKCTPCSXH 22,1%. Đổ nước ra thao hoặc xuống đất để kiểm tra lăng quăng xã có TKCTPCSXH 6,4% so với xã không TKCTPCSXH 29,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Điều hết sức ý nghĩa trong công tác thực hành của học sinh vì biết kiểm tra tốt thì công tác phòng, chống càng được trọng tâm và hiệu quả đạt ở mức cao mà ít tốn kém và điều đặc biệt kiểm tra đúng lăng quăng ở vật chứa giúp rất nhiều cho Y tế trong công tác dự báo và phòng, chống kịp thời.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 66 - 68)