Kiến thức của học sinh trong phòng, chống sốt xuất huyết

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 62 - 66)

- Mức độ nguy hiểm

4.1.1. Kiến thức của học sinh trong phòng, chống sốt xuất huyết

Kết quả bảng 3.3 cho thấy hiểu biết của học sinh về loại muỗi truyền bệnh chiếm tỷ lệ 100% ở xã có TKCTPCSXH trong khi ở xã không có TKCTPCSXH chỉ 96,9% vì có 3,1% là biết do muỗi nhưng là loại muỗi khác. So sánh với Trương Đình Định nghiên cứu ở người dân xã Xuân Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình năm 2005 có tỷ lệ 91% so với xã chứng chỉ 45% [11]. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh, được tiếp cận các nguồn thông tin thuận lợi hơn.

Biết thời gian hoạt động của muỗi vằn chích vào buổi sáng ở xã có TKCTPCSXH 76,9% so với 77,6% ở xã không TKCTPCSXH. Ở chạng vạng tối xã có TKCTPCSXH là 80,4% so với xã không TKCTPCSXH là 72,9%.So sánh với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trung Nghĩa ở thành phố Cần Thơ năm 2008[26] về hiệu quả của biện pháp truyền bệnh sốt xuất huyết tại gia đình với sự hợp tác của học sinh, cho biết thời gian muỗi vằn chích là 62%. Kết quả chúng tôi có cao hơn, điều này cũng phù hợp với đặc điểm tình hình dịch sốt xuất huyết xảy ra quanh năm và liên tục trên 10 năm nay ở địa bàn huyện Cần Giuộc và ổ dịch dịch nhỏ đều có ở tất cả các xã nên công tác chống dịch luôn luôn được tăng cường. Cứ có 1 ổ dịch nhỏ xảy ra trên địa bàn thì đội chống dịch gồm cán bộ Trung tâm Y tế huyện xuống cùng 1 cán bộ trạm y tế xã kết hợp một cộng tác viên và 1 trưởng ấp ở nơi xảy ra dịch cùng nhau xuống địa bàn ngay nhà bệnh nhân và xung quanh xóm cùng vãng gia, thả cá, hướng dẫn gia đình cách phòng, chống và cứ thế mà muỗi vằn gây bệnh đều được biết ở tất cả học sinh. Điều đáng mừng là tỷ lệ biết khá cao giúp ích rất nhiều cho học sinh trong công tác tự biết cách phòng, chống như dùng nhang xua muỗi hoặc mặc áo, quần dài khi chơi vào lúc chạng vạng tối là thời gian hoạt động hữu hiệu của muỗi cũng là lúc mọi trẻ nhỏ đang vui đùa với nhau.

Về thứ tự phát triển của muỗi vằn từ trứng- lăng quăng- nhộng- muỗi ở xã có TKCTPCSXH là 89,1% trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH chỉ có 21,4%. Biết muỗi vằn thường đẻ trứng ở lu, hồ, khạp ở xã có TKCTPCSXH là 90,2% và xã không TKCTPCSXH là 58,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). So với kết quả của Lý Lệ Lan khi khảo sát kiến thức thái độ thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 biết nơi muỗi đẻ trứng là 81,2% [22]. Kết quả chúng tôi có

cao hơn do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh, được tiếp thu kiến thức mới nhanh hơn và các nguồn thông tin thuận lợi hơn, với kết quả này học sinh ở xã có TKCTPCSXH càng thích thú và phấn khởi trong công tác phòng, chống vì khi hiểu vấn đề rõ ràng thì càng hăng say và việc làm sẽ không bị nhàm chán góp phần rất lớn trong óc tư duy tìm tòi học hỏi của học sinh.

Về nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết ở xã có TKCTPCSXH biết bệnh không có thuốc trị, không có thuốc ngừa là 83% so với xã không TKCTPCSXH là 51,8%. Thường hay xảy ra ở trẻ em 2 – 15 tuổi là 92,8% so với nhóm xã không triển khai là 58,9% và cho rằng khi bệnh thì tất cả đều tử vong ở xã có TKCTPCSXH là 6,1% còn ở xã không TKCTPCSXH là 30,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Điều này nói lên rằng sự thành công của việc trang bị kiến thức mới cho giáo viên để truyền đạt cho học sinh nhằm nâng cao sự hiểu biết cặn kẻ cho học sinh là rất tốt vì học sinh càng hiểu nhiều và rõ về mức nguy hiểm thì nhận thức về bệnh càng tăng, ý thức và thực hiện phòng, chống nào hữu ích và ngày càng có trách nhiệm với gia đình và hàng xóm.

Về đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết biết do từ muỗi đốt ở xã có TKCTPCSXH là 95,5% so với xã không TKCTPCSXH là 61,2%. So với kết quả của Lý Lệ Lan [22], khảo sát kiến thức thái độ thực hành phòng chống sốt xuất huyết của người dân quận 5, thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, biết đường lây truyền là 61,6%. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn do tác động của nhịp sống thành thị ít quan tâm về đường lây truyền. Qua nói chuyện, nắm tay, ăn uống chung ở xã có TKCTPCSXH là 1,1% trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH là 12,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Đây cũng là sự thành công trong phương tiện tiếp cận qua kênh giáo viên cần được quan tâm nghiên cứu tiếp. Khi hiểu về nguyên nhân lây truyền không sâu tường tận

hoặc hiểu sai lệch sẽ dẫn tới sự lệch lạc trong thực hiện cách phòng, chống bệnh. Điều không thể phủ nhận là một trong những cơ sở quan trọng để đưa ra cách phòng, chống hiệu quả là hiểu càng sâu về đường lây truyền do muỗi gây ra thì cắt đường lây càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn từ đó đễ hình thành thái độ và hành động diệt muỗi càng cao hơn [13],[25].

Về nơi thường đậu của muỗi vằn: hốc kẹt trong nhà, sàn giường, sàn tủ, gầm bàn 96,6% ở xã có TKCTPCSXH so với xã không TKCTPCSXH 81%. Trong lùm cây, bụi cỏ ngoài nhà ở xã có TKCTPCSXH 4% so với xã không TKCTPCSXH 69,8%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Biết rõ vị trí trú đậu của muỗi thì công tác diệt muỗi được khu trú hơn qua xịt muỗi, đốt hương trừ muỗi và phòng, chống bằng tăng cường ánh sáng thông thoáng hơn nhằm bảo vệ cá nhân phù hợp hơn.

Về lăng quăng gặp ở lu, hồ, khạp, phuy trong nhà xã có TKCTPCSXH 96,3% so với xã không TKCTPCSXH là 84,9%. So sánh với kết quả của Nguyễn Thị Kim Tiến, “Kiến thức, thái độ, hành vi của người dân về bệnh sốt xuất huyết tại một số tỉnh phía nam năm 1998” cho biết nơi sống của lăng quăng ở dụng cụ chứa nước là 78,1%. Như vậy kết quả của chúng tôi cao hơn do học sinh tiếp thu kiến thức khá nhanh và nhớ lâu [32].

Ở ngoài nhà xã có TKCTPCSXH 96,4% so với xã không TKCTPCSXH 77,6%. Bình bông trong nhà xã có TKCTPCSXH là 84,3% so với xã không TKCTPCSXH là 59,9%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p< 0,01). Đây là điều rất thuận lợi trong công phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào học sinh để áp dụng biện pháp sinh học cá vì cá ăn rất nhiều lăng quăng mà lăng quăng thì ở trong dụng cụ chứa nước mà mọi học sinh đều biết thì công tác diệt lăng quăng của học sinh dễ dàng và hiệu quả hơn lên. Rõ ràng cung cấp kiến thức cho học sinh nhận thức đầy đủ và hiểu tường tận về đặc

điểm sinh thái của muỗi, cách phòng ngừa và tiêu diệt như thế nào cho thật hiệu quả thì kiến thức sẽ dễ biến thành hành động góp phần làm giảm nguy cơ lây lan và bùng phát dịch[22],[54].

4.1.2. Thái độ của học sinh trong phòng, chống sốt xuất huyết

Khi thấy trong nhà có muỗi xem muỗi là côn trùng có hại cần giết ngay ở xã có TKCTPCSXH là 81,0% so với xã không TKCTPCSXH là 44,5%. Báo cho y tế, bạn học đến diệt muỗi, ở xã có TKCTPCSXH là 5,4% so với xã không TKCTPCSXH là 25,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Từ nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hiểm của muỗi mà hình thành thái độ rất rõ ở học sinh ở nhóm TKCTPCSXH (bảng 3.7).

Khi thấy có lăng quăng ở dụng cụ chứa nước cần phải tiêu diệt ngay ở xã có TKCTPCSXH 86,6% so với xã không TKCTPCSXH là 60,2%. Không cần tiêu diệt ở xã có TKCTPCSXH là 6,8% trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH là 17,7%. Xem lăng quăng là vô hại ở xã có TKCTPCSXH 6,6% so với xã không TKCTPCSXH là 22,1%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01).

- Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cho rằng phòng ngừa được với vaccin ở xã có TKCTPCSXH là 5,9% so với xã không TKCTPCSXH là 20,3%. Phòng bằng cách diệt muỗi, diệt lăng quăng xã có TKCTPCSXH chiếm 89,1% trong khi đó ở xã không TKCTPCSXH chiếm 70,6%. Học sinh càng có kiến thức hiểu biết về cách phòng ngừa thì công tác phòng, chống bệnh càng hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w