Biến số liên quan các chỉ số muỗi và lăng quăng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 33 - 35)

- Kiến thức của phụ huynh học sinh về sốt xuất huyết + Biết về bệnh sốt xuất huyết.

2.4.2.2. Biến số liên quan các chỉ số muỗi và lăng quăng.

- Chỉ số mật độ muỗi (CSMĐ): là số muỗi cái Aedes trong một nhà điều tra, chỉ số này cho biết mật độ trung bình của muỗi.

CSMĐ (con/nhà) = Số muỗi cái Aedes bắt được Số nhà điều tra

- Chỉ số nhà có muỗi (CSNCM): là tỷ lệ phần trăm nhà có muỗi cái Aedes trưởng thành. Nó mô tả sự phân bố của muỗi.

CSNCM (%) = Số nhà có muỗi cái Aedes x 100 Số nhà điều tra

- Chỉ số nhà có lăng quăng (CSNCBG): là tỷ lệ phần trăm nhà có lăng quăng Aedes . Có thể dùng chỉ số này để đánh giá sự biến động theo mùa và sự hiểu biết của người dân trong vùng điều tra:

CSNLQ (%) = Số nhà có lăng quăng Aedes x 100 Số nhà điều tra

- Chỉ số dụng cụ chứa nước (DCCN) có lăng quăng: là tỷ lệ phần trăm DCCN có lăng quăng Aedes. Có thể dùng chỉ số này để tính chỉ số riêng cho từng loại, từ đó đề ra các biện pháp xử lý thích hợp:

CSDCBG (%) = Chỉ số DCCN có lăng quăng Aedes x 100 Số DCCN điều tra

- Chỉ số Breteau (BI): là chỉ số DCCN có lăng quăng Aedes trong 100 nhà điều tra:

Số DCCN có lăng quăng Aedes x 100 Số nhà điều tra

- Chỉ số mật độ lăng quăng: là số lượng lăng quăng trung bình cho một nhà điều tra. CSMĐLQ chỉ sử dụng khi điều tra ổ lăng quăng nguồn

CSMĐLQ (con/nhà) = Số lăng quăng Aedesthu được [6] Số nhà điều tra

Trong các chỉ số trên, chỉ số Breteau (thiết lập mối quan hệ giữa dụng cụ chứa nước và số nhà có lăng quăng. Vì vậy, chỉ số BI là chỉ số hữu ích dùng để đánh giá mật độ quần thể Aedes trong vùng điều tra.

Chỉ số BI và CSNCLQ thường được dùng để xác định những vùng ưu tiên áp dụng các biện pháp phòng, chống ở những vùng có nguy cơ cao. Nhìn chung, ở nơi nào có CSNCLQ lớn hơn 5% hoặc chỉ số BI > 20, chỉ số mật độ muỗi > 1 con / nhà thì được xếp vào danh sách vùng nhạy cảm SD/SXHD.

2.4.2.3.Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt xuất huyết:

Là số bệnh nhân mắc bệnh vào trạm y tế xã và bệnh viện huyện được chẩn đoán là sốt xuất huyết tại các xã tham gia nghiên cứu. Tất cả các biến số phải thể hiện cụ thể và so sánh giữa hai nhóm TKCTPCSXH và nhóm không TKCTPCSXH.

Một phần của tài liệu nghiên cứu tình hình phòng, chống sốt xuất huyết chủ động dựa vào trường học tại 05 xã của huyện cần giuộc, tỉnh long an (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w