CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH KHU KINHT Ế MỞ CHU LAI
1.2. Chủ trương, đường lối xây dựng Khu kinht ế mở Chu Lai
Chủ trương phát triển kinh tế biển và xây dựng các mô hình KKT (hay đặc khu kinh tế) được Đảng, Bộ Chính trị khẳng định qua nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và các chỉ đạo cụ thể trong từng thời điểm phát triển đất nước. Đầu tiên, trong Chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 được thông qua tại Đại hội lần thứ VII (1991) của Đảng, có đề cập đến nội dung: “Một sốđịa bàn có vị trí quan trọng đối với từng vùng lớn và đối với cả nước cần thu hút đầu tư của cả nước và của nước ngoài để
phát huy mạnh mẽ vai trò trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học và kỹ thuật, đầu mối phát triển kinh tế đối ngoại, liên kết, thúc đẩy và lôi kéo các vùng khác phát triển.
Hình thành trên các địa bàn này một số khu có quy chếđặc biệt về hành chính - kinh tế
thuận lợi cho đầu tư hàng xuất khẩu và buôn bán với bên ngoài”.
Tiếp đó, vào ngày 06/5/1993, Bộ Chính trị (khóa VII) đã ra Nghị quyết số
03/NQ-TW về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”. Tại Nghị quyết này, Đảng ta đã khẳng định: “Vị trí và đặc điểm địa lý của nước ta cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải
đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển”. Về phương hướng, nhiệm vụ nhằm thực hiện đảm bảo mục tiêu mà Nghị quyết đề ra, Bộ chính trị đã yêu cầu cần phải xây dựng các địa bàn và trung tâm kinh tế biển, cần quy hoạch để hình thành từng bước các trung tâm kinh tế biển theo hướng phát triển tổng hợp; đồng thời tập trung nguồn lực xây dựng các đô thị trung tâm kinh tế biển nối liền với địa bàn nội địa thuộc các vùng kinh tế
trọng điểm ba khu vực Bắc - Trung - Nam của đất nước, trong đó khu vực miền Trung phải xây dựng các KKT liên kết các cụm Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn và Nha Trang - Cam Ranh thành vai trò cửa ngõ ra biển Đông đối với miền Trung, Tây Nguyên, đối với một số nước như Campuchia, Lào.
Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị, khóa VIII ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về
“Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Nhiều quan điểm khẳng định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu trong Chỉ thị này, trong đó Bộ Chính trị đặc biệt nhấn mạnh cần “thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ về khoa học và công nghệ làm
động lực; vừa thúc đẩy nghiên cứu, quản lý, khai thác tiềm năng biển có hiệu quả cao, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực”. Hướng đến mục tiêu “phát huy mọi tiềm lực và lợi thế của vùng biển, hải đảo và ven biển cùng với sức mạnh cả nước xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về kinh tế biển, có cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu với một số ngành kinh tế mũi nhọn, có công nghệ hiện đại, có giá trị xuất khẩu lớn, tạo tích luỹ cao và ổn định, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân; đồng thời xây dựng kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo và ven biển trở thành vùng phát triển năng động, thúc đẩy các vùng trong cả nước phát triển, trở thành cửa mở lớn thu hút đầu tư nước ngoài”.
Những nội dung đề cập trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về phát triển kinh tế biển trước đây và đặc biệt là trong “Chiến lược phát triển kinh tế biển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030” được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương
Đảng, khóa X thông qua (Nghị quyết 09/2007-NQ/TW, ngày 09/2/2007) và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
được Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII thông qua (Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 22-10-2018) đã thể hiện rõ ý chí, quyết tâm của Đảng
và Nhà nước ta là phấn đấu để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển. Để thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị nêu trên, Đảng đã xác định một số chủ trương lớn và khâu đột phá cần tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện, trong đóvề kinh tế ven biển, Trung ương chủ trương phát triển đồng bộ, từng bước hình thành KKT, KCN, khu đô thị sinh thái ven biển; trong đó, tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình KKT, KCN sinh thái ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế
biển mạnh.
Trên cơ sở các chủ trương của Đảng về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, xây dựng các KKT biển tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội các vùng trong cả nước, ngày 10/7/1999, Bộ Chính trị ban hành Thông báo số 232-TB/TW về kết luận thống nhất chủ trương xây dựng KKTM Chu Lai với mục tiêu thí điểm áp dụng các cơ chế
chính sách ưu đãi đặc biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Hướng đến xây dựng mô hình kinh tế có tính đột phá cho phát triển kinh tế vùng, hỗ trợ những vùng, lãnh thổ có điều kiện thuận lợi khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa kinh tế và chính trị để phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế
quốc tế; huy động tối đa nguồn nội lực, tìm kiếm và áp dụng những thể chế và chính sách kinh tế mới để chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng.
Hơn 3 năm sau, ngày 27/9/2002, Bộ chính trị cho ý kiến kết luận về Đề án tại Thông báo số 79-TB/TW về ý kiến của Bộ Chính trị về “Đề án xây dựng KKTM Chu Lai”, trong đó nêu rõ: “Xây dựng KKT động lực miền Trung, bao gồm KKT Dung Quất và KKTM Chu Lai là chủ trương chiến lược của Bộ Chính trị, có ý nghĩa to lớn về kinh tế - chính trị - xã hội - quốc phòng, an ninh”. Bộ Chính trị một lần nữa khẳng
định đây là chủ trương đúng đắn, cần phải đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị và Đề án xây dựng KKTM Chu Lai do tỉnh Quảng Nam đệ trình; ngày 05/6/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg chính thức thành lập KKTM Chu Lai trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và ban hành Quy chế hoạt động của KKTM Chu Lai. Theo đó, KKTM Chu Lai là khu vực có ranh giới địa lý xác định thuộc lãnh thổ và chủ quyền quốc gia nhưng có không gian kinh tế riêng biệt, có môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất theo các quy định hiện hành, bao gồm hạ tầng kỹ thuật - xã hội và chính sách, cơ chế quản lý thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh, phù hợp với cơ chế thị
trường nhằm khuyến khích đầu tư và khuyến khích xuất khẩu.
Đây là KKT ven biển đầu tiên của Việt Nam được thành lập nhằm mục tiêu áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế
trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những
vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành, trong khi chưa có
điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước; phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị
trường thế giới; tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ khu vực miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước. Có thể nói rằng, kể từ khi KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam được thành lập
đến nay, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách đồng bộ, đồng thời triển khai quyết liệt các biện pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, thu hút các nguồn lực cho phát triển, cải cách mạnh mẽ
thủ tục hành chính, huy động nguồn lực của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến
địa phương để từng bước xây dựng thành công KKTM đầu tiên trong cả nước. Để từ đó, sau hơn 15 năm hình thành và phát triển, KKTM Chu Lai đã khẳng định chủ
trương đúng đắn của Bộ Chính trị khi chấp thuận chủ trương xây dựng KKT mở này;
đồng thời từng bước góp phần tích cực vào chuyển dịch vùng kinh tế trọng điểm Trung Trung bộ; đặc biệt, đối với tỉnh Quảng Nam, KKTM Chu Lai đã trở thành một
đầu tàu kinh tế, để vực dậy một tỉnh mà khi mới tái lập là một trong những địa phương nghèo nhất nước thì đến nay đã vươn lên tốp những tỉnh phát triển khá của cả nước, có nguồn thu đóng góp vào ngân sách Trung ương.