Khu kinht ế mở Chu Lai ra đời

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH KHU KINHT Ế MỞ CHU LAI

1.3. Sự ra đời Khu kinht ế mở Chu Lai

1.3.3. Khu kinht ế mở Chu Lai ra đời

Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam những năm đầu tái lập tỉnh vẫn là thuần nông, nông nghiệp vẫn chiếm đa phần cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lúc này manh mún, nhỏ lẻ, năng suất thấp, thu không bù đủ chi; do đó không có điều kiện để mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Quảng Nam không có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lương thực; trong khi đó lại có khá nhiều thuận lợi cho phát triển công nghiệp, nhất là dịch vụ như nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam; hệ

thống hạ tầng cơ bản đảm bảo gồm cả cảng biển, đường bộ, đường không; có bờ biển dài, nhiều di sản văn hóa, phong cảnh đẹp…

Thêm vào đó, từ sự tìm tòi, sáng tạo của tư duy về cơ chế chính sách mở; đặc biệt là sau Nghị quyết Đại hội lần VII của Đảng có xác định xây dựng thí điểm mô hình

đặc khu kinh tế vùng kinh tế của Việt Nam, Đề án đặc khu kinh tếĐông Quảng Nam (sau này là KKTM Chu Lai) đã được tập trung xây dựng và triển khai xây dựng với mô hình quản lý ban đầu là Ban triển khai Đề án KKTM Chu Lai. Mục tiêu ban đầu hướng đến thành lập KKTM tại khu vực Chu Lai là nhằm xây dựng trung tâm kinh tế, công nghiệp, dịch vụ lớn, đủ sức thúc đẩy cả tỉnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế; đồng thời tác động lan tỏa và tiếp biến với các vùng lân cận với nhiều cơ chế vượt trội về thu hút

đầu tư và ưu đãi nguồn vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngày 5/6/2003, trên cơ sở chủ trương thống nhất xây dựng KKTM Chu Lai, tỉnh Quảng Nam của Bộ chính trị (Thông báo số 232-TB/TW, ngày 10/7/1999 và Thông báo số 79-TB/TW, ngày 27/9/2002), Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã ký ban hành Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg về việc thành lập KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam và ban hành Quy chế hoạt động của KKTM này.

Đây là KKTM đầu tiên ở nước ta. KKTM Chu Lai được thành lập nhằm mục tiêu áp dụng các thể chế, cơ chế chính sách mới, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình

đẳng, phù hợp với thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực; áp dụng các mô hình, động lực mới cho phát triển kinh tế, khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện hành, trong khi chưa có

điều kiện thực hiện trên phạm vi cả nước; phát triển sản xuất, tạo ra những sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng ra thị

trường thế giới; tạo việc làm, thúc đẩy việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị trong giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho toàn bộ khu vực miền Trung, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa khu vực này với các vùng khác trong cả nước. Ngày 25/7/2003, tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ công bố quyết định thành lập KKTM Chu Lai của Thủ tướng Chính phủ và công bố khởi công các dự án trọng điểm nhưđường vào nhà ga hành khách cảng hàng không Chu Lai, cơ sở hạ tầng KCN Tam Hiệp và Bắc Chu Lai, hạ tầng khu ô tô Chu Lai - Trường Hải.

KKTM Chu Lai có tổng diện tích 27.040 ha theo Quy hoạch chung xây dựng KKTM Chu Lai được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 43/2004/QĐ- TTg ngày 23/3/2004, bao gồm thị trấn Núi Thành và các xã Tam Nghĩa (không bao gồm sân bay Chu Lai và một số địa điểm do ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam xác

định), Tam Quang, Tam Hải, Tam Giang, Tam Hoà, Tam Hiệp, Tam Anh, Tam Tiến, Tam Xuân I, Tam Xuân II thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, Tam Thăng và phường An Phú thuộc thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Có ranh giới địa lý

được xác định như sau:

- Phía Đông giáp biển Đông;

- Phía Tây giáp xã Tam Mỹ, xã Tam Thạnh, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; - Phía Nam giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

Bng 1.1. Các khu chc năng ca KKTM Chu Lai theo Quyết định 43/2004/QĐ-

TTg ca Th tướng Chính ph

TT Các khu chức năng Đến năm 2010

Đến năm 2020

1 Đất khu phi thuế quan 1.656,7 ha 1.656,7 ha 2 Đất xây dựng các khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu công nghệ cao

785 ha 3.000 ha 3 Đất các khu du lịch 1.700 ha 2.100 ha 4 Đất trung tâm đào tạo (đại học, trung học,

dạy nghề), nghiên cứu khoa học

295 ha 5 Đất xây dựng đô thị 1.800 ha 5.245 ha 6 Đất cây xanh sinh thái, cây xanh cách ly 150 ha 750 ha 7 Đất các khu dân cư nông thôn 1.070 ha 1.070 ha

+ Các khu dân cư nông nghiệp 500 ha 730 ha + Các khu dân cư ngư nghiệp 570 ha 340 ha

TT Các khu chức năng Đến năm 2010 Đến năm 2020 vực 9 Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, hành lang kỹ thuật 500 ha 1.500 ha 10 Đất dự trữ phát triển 0 300 ha 11 Đất các khu nông nghiệp sinh thái 6.430 ha 1.013 ha 12 Đất chưa sử dụng, mặt nước, đồi núi... 12.448,3 ha 9.170,3 ha

Tổng cộng 27.040 ha 27.040 ha

Nguồn: Ban Quản lý KKTM Chu Lai.

Ngày 13/12/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1737/QĐ- TTg về phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, phạm vi, ranh giới lập quy hoạch KKTM Chu Lai có tổng diện tích tự nhiên là 27.040ha, bao gồm thị

trấn Núi Thành và các xã Tam Quang, Tam Hiệp, Tam Hòa, Tam Anh Bắc, Tam Anh Nam, Tam Tiến và một phần xã Tam Nghĩa thuộc huyện Núi Thành; các xã Tam Thanh, Tam Phú, một phần xã Tam Thăng và phường An Phú thuộc thành phố

Tam Kỳ; các xã Bình Hải, Bình Sa, một phần xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều, Bình Minh, Bình Đào thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Có ranh giới địa lý được xác định như sau:

- Phía Đông: Giáp biển Đông;

- Phía Tây: Giáp đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi khu vực thuộc huyện Núi Thành; giáp sông Bàn Thạch khu vực thuộc thành phố Tam Kỳ; giáp đất hiện trạng các xã Bình Nam, Bình Trung, Bình Tú, Bình Triều khu vực thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam;

- Phía Nam: Giáp huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi;

- Phía Bắc: Giáp đường nối Quốc lộ 1A với đường ven biển 129

KKTM Chu Lai theo Quyết định số 1737/QĐ-TTg có quy mô dân số đến năm 2025 là 250.000 người, trong đó dân sốđô thị là 120.000 người; đến năm 2035, dân số

là 550.000 người, trong đó dân sốđô thị là 450.000 người.

Tiểu kết Chương 1

Như vậy, trong Chương 1, đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống lý luận về

KKTM: Khái niệm, vai trò, các yếu tốảnh hưởng đến sự phát triển KKTM, và một số

kinh nghiệm xây dựng KKTM.

KKTM Chu Lai là KKTM đầu tiên được xây dựng với mục tiêu là thí điểm áp dụng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt, có môi trường đầu tư thuận lợi, thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế. Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội hết sức thuận lợi cho quá trình xây dựng và phát triển KKTM Chu Lai. Trên cơ sở

tìm hiểu kinh nghiệm thu hút vốn đầu tưở các KKTM của Trung Quốc và Ấn Độ là cơ

sở lý luận và thực tiễn cần thiết cho việc phân tích, đánh giá tình hình và đề ra các giải pháp khả thi thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tưđể xây dựng thành công KKTM Chu Lai tỉnh Quảng Nam, động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

CHƯƠNG 2

T CHC VÀ HOT ĐỘNG KHU KINH T M CHU LAI TNH QUNG NAM

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)