CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH KHU KINHT Ế MỞ CHU LAI
1.3. Sự ra đời Khu kinht ế mở Chu Lai
1.3.2. Đời sống kinht ế xã hội và truyền thống mở cửa phát triển kinh tế của
nhân dân Quảng Nam
1.3.2.1. Đời sống kinh tế - xã hội a. Dân cư, nguồn lao động
Tỉnh Quảng Nam nói chung và địa bàn KKTM Chu Lai với trọng tâm là địa bàn huyện Núi Thành, là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa lịch sử, truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng. Con người nơi đây luôn cần cù, năng động, sáng tạo, nhạy bén trong tư duy, quyết liệt trong khẩu khí và hành động; song song với việc giữ
gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, cư dân nơi đây còn nhạy bén trong tiếp nhận các thành tựu văn hóa, văn minh nhân loại để làm động lực phát triển. Trải qua các giai đoạn lịch sử, con người Quảng Nam luôn phát huy các yếu tố truyền thống yêu nước và cách mạng, luôn tin tưởng, đồng thuận vào đường lối, chủ trương và sự
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; lao động cần cù và sáng tạo, khắc phục khó khăn; cơ
bản thích ứng với cơ chế thị trường, trong điều kiện hội nhập quốc tế; có ý thức vươn lên đểđóng góp cho sự phát triển của đất nước, quê hương và bản thân, gia đình.
Nguồn lao động không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia mà còn là điều kiện bắt buộc trong quá trình phát triển các KKTM. Để xây dựng và phát triển các KKTM nguồn lao động tại chỗđáp ứng đủ về số lượng, chất lượng là vô cùng quan trọng, là tiêu chí hàng đầu để nhà đầu tư quyết định đầu tư. Bởi lẽ, ngoài việc phải đáp ứng nguồn nhân lực một cách thông thường để vận hành hoạt động của các nhà máy doanh nghiệp trong KKTM. Cho nên, địa bàn nào, khu vực nào có nguồn lao động dồi dào, đội ngũ cán bộ, công nhân, kỹ thuật được đào tạo cơ bản thì sẽ thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư. Đây là tiêu chí cạnh tranh đồng thời cũng là môi trường
đầu tư quan trọng cần phải được hoàn thiện.
Theo thống kê, vào đầu 2003, dân số tỉnh Quảng Nam có khoảng 1,54 triệu dân, trong đó 93% là người Kinh, còn lại là các dân tộc thiểu số. Đối với địa bàn dự kiến xây dựng KKTM Chu Lai với trọng điểm là huyện Núi Thành có trên 140 nghìn dân. Trong đó, số người dân trong độ tuổi lao động của tỉnh Quảng Nam có khoảng 756 lao
động, trong đó 86% là nông dân; riêng KKTM Chu Lai có trên 70 nghìn lao động trong độ tuổi. Tính đến năm 2003, chỉ có 22% lao động ở Quảng Nam học hết trung học cơ sở, 13% học hết trung học phổ thông. Người lao động nơi đây cần cù, ham học hỏi, cầu thị. Ngoài ra, địa bàn Chu Lai lại gần với các địa bàn có nguồn lao động với số lượng lớn và trình độ tay nghề cao là thành phố Đà Nẵng, KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam), KKT Dung Quất (Quảng Ngãi).
Chính lợi thế nguồn lao động dồi dào và nhiều đức tính tốt này cũng là một
tỉnh Quảng Nam.
b. Tình hình kinh tế - xã hội
Quảng Nam sau khi tái lập tỉnh năm 1997, đến những năm đầu 2000 vẫn là một tỉnh nghèo với 85% là nông thôn. Còn đối với địa bàn trọng điểm của KKTM Chu Lai (huyện Núi Thành) cũng không khá hơn. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Quảng Nam là 27%, cao hơn hẳn so với mức trung bình của quốc gia là 23% hay mức 18-20% của Vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. Còn đối với huyện Núi Thành, tỷ lệ hộ nghèo năm 2003 còn trên 13,43%. GDP trên đầu người của Quảng Nam chỉ bằng 69% mức trung bình của quốc gia. Kinh tế Quảng Nam nói chung và địa bàn của KKTM Chu Lai lúc này chủ yếu là thuần nông, độc canh cây lúa, sản xuất nhỏ, manh mún, nhiều diện tích trồng lúa không chủ động nước tưới, năng suất thấp. Đời sống nhân dân còn nhiều bấp bênh; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, hệ thống an sinh xã hội còn nhiều thiếu thốn…
So với mức độ phát triển kinh tế khá thấp thì cơ sở hạ tầng của Quảng Nam tốt một cách đáng ngạc nhiên. Đường Quốc lộ 1 đã được nâng cấp và chạy xuyên suốt tỉnh dọc bờ biển; ngoài ra còn có đường sắt Bắc - Nam, cảng biển Kỳ Hà và sân bay Chu Lai. Các tuyến đường khác, bao gồm đường qua Lào, cũng đã được cải thiện.
Điện được cung cấp rộng rãi cho đến tận cấp xã. Tương tự như vậy, trung tâm y tế và trường tiểu học có ở tất cả các xã, trong khi các trường trung học cơ sở cũng có ở tất cả các xã trừ các xã ở vùng sâu. Lượng sử dụng điện thoại tăng vọt và kết nối di dộng cũng tốt dọc theo hầu hết Quốc lộ 1 và các khu đô thị và khu du lịch.
Cơ sở hạ tầng mềm của Quảng Nam cũng khá tốt so với mặt bằng chung của cả
nước thời điểm bấy giờ. Môi trường pháp lý, xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh nằm ở thứ hạng cao trong cả nước. Năm 2006, xếp hạng môi trường pháp lý của Quảng Nam đứng thứ 14 trong số 64 tỉnh thành của Việt Nam; đứng thứ 3 về chỉ số
các thiết chế pháp lý; thứ 7 về tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh; thứ
20 vềưu đãi đối với doanh nghiệp nhà nước và đào tạo nhân lực; thứ 24 về chi phí gia nhập thị trường và thứ 26 về chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đến đầu những năm 2000, trên
địa bàn tỉnh Quảng Nam đã xuất hiện các KCN như Điện Nam - Điện Ngọc, Trảng Nhật, Đại Hiệp, Thuận Yên. Còn tại địa bàn trọng điểm của KKTM Chu Lai cũng bắt
đầu xuất hiện một số doanh nghiệp công nghiệp như Nhà máy tuyển cát Tam Hiệp, Công ty phá dỡ tàu thuyền - cán thép Kỳ Hà, xí nghiệp đá Chu Lai, nhà máy gạch Tuynen, xí nghiệp mây tre lá Âu Cơ, nhà máy thức ăn nuôi tôm Hoa Chen, Nhà máy Efgas, mỏđá Hưng Long, Hoà Vân, Vạn Tường…. Tất cả đã tạo tiền đề về cơ sở vật chất, đón nhận sự hình thành và tạo đà cho sự phát triển của KKTM Chu Lai.
Ngoài ra, sựổn định chính trị - xã hội trong tỉnh cũng đóng vai trò quyết định đối với việc hình thành và phát triển của KKTM Chu Lai. Mặc dù là tỉnh nghèo với muôn vàn khó khăn, tuy nhiên môi trường chính trị - xã hội của Quảng Nam lại vô cùng ổn
định, các điểm nóng, bất ổn trong đời sống xã hội từ miền xuôi đến miền ngược không có xảy ra. Tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đoàn kết trên dưới một lòng, muôn người cùng hướng đến xây dựng quê hương thoát nghèo.
1.3.2.2. Truyền thống mở cửa phát triển kinh tế của nhân dân Quảng Nam
Quảng Nam là đất địa linh nhân kiệt, có địa thế tốt, nhiều tiềm năng phát triển, con người xứ Quảng luôn có truyền thống mở cửa hội nhập, tiếp nhận cái mới để làm thay đổi cuộc sống theo hướng tốt hơn.
Thật vậy, truyền thống mở cửa ấy thể hiện đầu tiên qua danh xưng Quảng Nam. Danh xưng này đã ra đời và tồn tại đến nay gần 550 năm. Người sáng lập ra danh xưng này là đức vua anh minh Lê Thánh Tông. Quảng Nam hàm chứa ý tưởng của vua Lê Thánh Tông: Quảng có nghĩa là mở rộng; Nam là hướng Nam. Quảng Nam là mở rộng về hướng Nam, đi về phương Nam.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, công cuộc mở mang lãnh thổ
về phương Namcó ý nghĩa vô cùng quan trọng. Qua đó, lãnh thổ được mở rộng, đất nước có điều kiện phát triển kinh tế, đồng thời văn hoá dân tộc có cơ hội giao thoa với văn hoá các tộc người ở vùng đất mới, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong thống nhất của văn hoá dân tộc Việt Nam ngày nay. Để có được những chuyển biến tích cực
đó, không thể không kểđến công lao của người khởi nghiệp - chúa Nguyễn Hoàng. Nguyễn Hoàng (1525 - 1613) xuất hiện, được coi là nhân vật đặc biệt của lịch sử
Việt Nam trong giai đoạn cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII. Ông là người đặt nền móng cho cơ nghiệp của dòng họ Nguyễn ở đất phương Nam và cho sự hình thành vùng đất Đàng Trong. Dưới thời cai trị của Nguyễn Hoàng, nền chính trị, kinh tế của Thuận Quảng đã có những biến đổi sâu sắc. Ông là người khơi thông hệ thống thương mại ở miền Trung, nhất là việc chỉ đạo hoạt động của thương cảng quốc tế Hội An, góp phần đưa nước ta hội nhập vào nền thương mại quốc tế phát triển cực kỳ sôi động lúc bấy giờ.
Ý thức hệ và phương thức sản xuất phong kiến luôn đặt hoạt động thương mại ở
hàng thứ yếu. Tuy nhiên, với các chúa Nguyễn, hoạt động thương mại (cả nội và ngoại thương) ngay từ đầu đã được chú trọng. Sau khi đi tuần du vùng đất Quảng Nam (1602), chúa Tiên đã cho thiết lập Dinh trấn Quảng Nam sau là Dinh Trấn Thanh Chiêm và luôn cắt cử một trong các hoàng tử của mỗi đời chúa trực tiếp nắm giữ. Dinh trấn này có vị trí nằm ven sông Thu Bồn, trên đường thiên lý Bắc - Nam, gần với các
địa điểm có thể mở thương cảng biển; vì vậy việc tổ chức, quản lý, phát triển chính sách giao thương nội địa và quốc tế của các chúa Nguyễn có nhiều thuận lợi. Điều này không chỉ thể hiện sự năng động, chủđộng thực thi chính sách giao thương mà còn là bước đi đầu tiên nhằm thực thi chính sách giao thương các chúa Nguyễn. Hoạt động này là điều mới mẻ trong một chế độ xã hội phong kiến với quan niệm truyền thống “trọng nông, ức thương”. Tác giả Lê Huỳnh Hoa trong nghiên cứu Chính sách giao thương của chúa Nguyễn ởĐàng Trong - Cơ sở hội nhập và phát triển của Đại Việt thế
kỷ XVII - XVIII đã trình bày:“ ngay từ thế kỷ 17 - 18, các chúa Nguyễn đã tìm mọi cách để “hội nhập” như cách nói bây giờ của nền kinh tế thị trường. Một sự “hội nhập” hoàn toàn mang tính chủ động. Và trong quá trình tham gia giao thương quốc tế, tiếp cận và chấp nhận quy luật mua bán, trao đổi với thương nhân nước ngoài; ở Đàng Trong ngoài nguồn lợi kinh tế mang về, ngoại thương đã trở thành đòn bẩy thúc
đẩy sản xuất nội địa phát triển vừa đáp ứng yêu cầu của ngoại thương, vừa nâng cao sức mạnh quân sựđể tồn tại” [68. Tr.3].
Khi đã có điều kiện mở thương cảng, chủ động tạo ra những mối quan hệ buôn bán với bên ngoài; việc mời gọi thương nhân nước ngoài đến buôn bán và làm ăn đã
đưa các chúa Nguyễn trở thành những người đầu tiên có những quan hệ giao thương quốc tế rộng nhất. Có thể thấy được điều này qua quốc tịch của những thương nhân
đến buôn bán và làm ăn lâu dài ở Đàng Trong như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Hà Lan, … (trong đó đặc biệt là người Nhật, sau là người Hoa). Sự chủ động “mời gọi” này là một bước đi cụ thể trong chính sách giao thương của các chúa.
Như vậy, nhờ sự năng động, nhạy bén các chúa Nguyễn đã thực thi tư tưởng “trọng thương” và thực tế hóa tư tưởng đó bằng chính sách giao thương; đặc biệt là giao thương quốc tế cởi mở, thông thoáng. Thêm vào đó còn là thái độđối xử hiếm có của các nhà quản lý phong kiến thời bấy giờ đối với thương nhân. Chính sách, hỗ trợ,
ưu đãi, tạo mọi điều kiện đã khuyến khích thương nhân thuộc các quốc tịch khác nhau
đến Đàng Trong ngày một nhiều, hoạt động giao thương càng trở nên tấp nập. Có thể
coi đây là biểu hiện của “chính sách mời gọi đầu tư nước ngoài” của thời hiện đại. Với
đường lối mở cửa buôn bán với nước ngoài, các Chúa Nguyễn đã cho lập Phố Nhật vào năm 1589 và Phố Khách vào khoảng năm 1608 làm cho cảng thị Hội An trở thành thương cảng quốc tế lớn nhất Đông Nam Á thời đó. Các tàu thuyền của các nước Đông Nam Á như Trung Hoa, Nhật Bản, Xiêm La...; các tàu buôn phương Tây như BồĐào Nha, Hà Lan... cập bến cảng thị Hội An, làm cho kinh tế của vùng đất Thuận Hóa - Quảng Nam ngày càng phát triển, chính quyền Đàng Trong ngày thêm vững mạnh.
Cùng với sự mở mang vềđịa lý kinh tế, Quảng Nam còn là vùng đất mở về văn hóa. Thuở xưa đã có sự tiếp biến văn hóa giữa Đông Nam Á và Ấn Độ, giữa Champa và Đại Việt. Sau đó là sự tiếp biến văn hóa giữa Đại Việt và Champa với Nhật Bản, Trung Hoa, BồĐào Nha, Hà Lan, Pháp và các nước phương Tây, phương Đông khác.
Đó là chưa kể sự hội nhập về văn hóa giữa các cư dân tiền cư và cư dân đến sau từĐại Việt, cũng như lịch sử hình thành các dòng tộc cho thấy cộng đồng người xứ Quảng xuất phát từ nhiều nơi ở phía Bắc vào, tụ lại ở đây một thời gian rồi một bộ phận tiếp tục đi về phía Nam để lập nghiệp. Phong trào Duy Tân trong lĩnh vực chữ viết, Quảng Nam cũng là một trong những địa phương tiếp cận, sử dụng chữ Quốc ngữ (tiếng Việt)
đầu tiên trong cả nước. Sang đầu thế kỷ XX, phong trào Duy Tân được Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng xướng lên với chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh, đề cao dân chủ, dân quyền; chữ quốc ngữ được coi là phương
tiện của phương pháp giáo dục hiện đại cũng thể hiện tư duy mở trong đấu tranh chống lại ngoại bang.
Tiếp nối, phát huy truyền thống, tư duy mở của người dân xứ Quảng, sau khi tái lập tỉnh với tinh thần lạc quan, cần cù, vượt khó để sống trên vùng đất cằn cỗi quanh năm lũ lụt, mưa nắng, bão gió thất thường; tỉnh Quảng Nam đã thuyết phục thành công Bộ Chính trị thống nhất chủ trương thành lập KKTM Chu Lai trên vùng đất phía Đông của tỉnh, để rồi từ đó dần “hồi sinh” những đụn cát trắng miên man, khô cằn bằng những nhà máy, công xưởng, các dự án tầm vóc.