Vai trò của Khu kinht ế mở Chu Lai đối với sự phát triển vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 87 - 90)

CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH KHU KINHT Ế MỞ CHU LAI

3.3. Vai trò của Khu kinht ế mở Chu Lai tỉnh Quảng Nam

3.3.2. Vai trò của Khu kinht ế mở Chu Lai đối với sự phát triển vùng kinh tế

duyên hi Nam Trung B

Với vị trí trung độ của đất nước, có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế, là cửa ngỏ ra biển của tuyến hành lang Đông - Tây nối với đường hàng hải quốc tế qua biển

Đông và Thái Bình Dương, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với các KKT: KKTM Chu Lai, KKT Dung Quất, KKT Chân Mây, và KKT Nhơn Hội đang ngày càng được đầu tưđể phát triển trên nhiều lĩnh vực. Diện tích tự nhiên toàn vùng

28.114 km2, bằng 8,5% diện tích cả nước, trải dài gần 600 km bờ biển, địa hình đa dạng, diện tích lãnh hải lớn. Các KCN của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đang không ngừng phát triển, thu hút được một lượng lớn vốn đầu tư trong và ngoài nước. Các KKT này góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp, nâng cao giá trị xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

KKTM Chu Lai có tổng diện tích trên 27.000 ha, có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng tại miền Trung Việt Nam, là trung điểm giao thoa của hai miền Nam - Bắc với một bên là đường bờ biển dài và một bên là dải đất rộng mênh mông, có điều kiện giao thông thuận lợi để kết nối các địa phương khác của Việt Nam và thế giới thông qua Quốc lộ 1A, đường ven biển quốc gia, đường sắt xuyên Việt, đường biển qua cảng Kỳ Hà, cảng Chu Lai, đường hàng không qua sân bay Chu Lai và đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi. Hội tụ đầy đủ các loại hình giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển, hàng không, cùng hạ tầng được đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống đường cao tốc, ven biển, quốc lộ, sân bay Chu Lai, cảng biển. KKTM Chu Lai khẳng định ưu thế kết nối thông thương, liên hoàn, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế vùng suốt 15 năm qua. Vai trò của KKTM Chu Lai từng bước được khẳng

định trong sự phát triển của vùng kinh tế duyên hải Nam Trung Bộ, thể hiện trên những khía cạnh sau:

Một là, các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu và nộp ngân sách chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu của tỉnh, tốc độ tăng trưởng bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của tỉnh.

Hai là, đã tạo ra sản phẩm công nghiệp chủ lực như ôtô, kính xây dựng, sản phẩm điện tử, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam. Riêng lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô Việt Nam, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ba là, tăng thu ngân sách cho tỉnh Quảng Nam, góp phần đưa Quảng Nam vào nhóm tỉnh có số thu cao nhất nước.

Bốn là, tham gia giải quyết việc làm cho nhân dân vùng dự án, góp phần tạo sự ổn định chính trị, xã hội.

Năm là, hiệu quảđầu tư vốn ngân sách cho KKTM Chu Lai được phát huy tối đa. 15 năm qua, tổng vốn ngân sách đã cấp đầu tư cho KKTM Chu Lai 8.900 tỷđồng, thu hút được 68.300 tỷ đồng vốn thực hiện của các doanh nghiệp và tổng thu nộp ngân sách của Chu Lai cả thời kỳ 110.000 tỷ đồng. Như vậy, một đồng vốn đầu tư cho KKTM Chu Lai, thu về được hơn 7 đồng vốn đầu tư của doanh nghiệp và tạo ra 12

đồng vốn ngân sách.

Năm 2004, THACO đầu tư vào hoạt động logistics với mục tiêu trở thành Trung tâm Dịch vụ logistics của KKTM Chu Lai và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, cung cấp những giải pháp logistics thích hợp, tối ưu và tiết kiệm, giúp nâng cao năng

lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Năm 2005, THACO đã thành lập các công ty vận tải gồm vận tải biển, vận tải

đường bộ, xây dựng cảng Chu Lai (năm 2010, đưa vào hoạt động tháng 5/2012), đầu tư 2 tàu Trường Hải Star 2, Star 3 (tổng sức chứa gần 1.000 TEUs); hệ thống xe tải các loại. Bên cạnh đó, cảng Chu Lai không ngừng đầu tư, mở rộng nâng cao năng lực khai thác, kho bãi. Năm 2016, THACO đầu tư, nâng chiều dài cầu cảng lên 500m, độ sâu trước bến -9,5m, có khả năng tiếp nhận cùng lúc 3 tàu có tải trọng 20.000 tấn, với hệ

thống kho bãi, xưởng được mở rộng từ hơn 71.000m2 lên hơn 91.000m2 bao gồm kho ngoại quan, kho hàng và xưởng tháo kiện kiểm hàng. Ban quản lý KKTM Chu Lai tiếp tục triển khai dự án nạo vét luồng hàng hải từ phao số 0 đến cảng Chu Lai giai đoạn 2 với độ sâu -11,0m để có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000 - 40.000 tấn, mục tiêu chiến lược xây dựng cảng Chu Lai thành Trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng

điểm miền Trung.

Đặc biệt, từ tháng 10/2016, thực hiện chủ trương đổi mới, tái cấu trúc toàn bộ

các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, vận chuyển của THACO, mô hình logistics này đã

được “chuẩn hóa” từ quy trình, công nghệ, đến các dịch vụ đảm bảo tính liên hoàn, “trọn gói” cho các đơn hàng, hợp đồng giao nhận - vận chuyển. THACO Logistics

đảm trách tất cả các công đoạn từ kho bãi, phương tiện, thủ tục. Hệ thống kho bãi, xưởng được mở rộng từ 71.040m2 (năm 2016) lên 91.200m2, bao gồm kho ngoại quan (57.600m2), kho hàng (13.440m2), xưởng tháo kiện kiểm hàng (20.160m2), trong đó xưởng tháo kiện kiểm hàng là hạng mục hoàn toàn mới, được đưa vào khai thác từđầu năm 2017.

Không chỉ tập trung khai thác các tuyến nội địa, cảng Chu Lai còn mở rộng các tuyến quốc lộ với mô hình logistics này. 8/2016, khai trương tuyến đường biển từ Hàn Quốc về Chu Lai. Ngày 25/3/2018, THACO khai trương tuyến hàng hải quốc tế Nhật Bản - Chu Lai và đón chuyến tàu đầu tiên của hãng APL - một trong những hãng tàu container lớn nhất thế giới, cập cảng Chu Lai. KKTM Chu Lai hỗ trợ chuẩn bị mặt bằng, nhân lực để xúc tiến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, gắn với thị trường

Đông Bắc Á, châu Âu và Bắc Mỹ, nhằm khai thác triệt để các tuyến hàng hải quốc tế

mà Trường Hải tổ chức. Tháng 12/2018, khánh thành nút giao cầu vượt hai tầng Quốc lộ 1, đường sắt và trục Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải. Công trình trị giá hơn 600 tỷ đồng do THACO dành tặng cho Quảng Nam nhân kỷ niệm 15 năm thành lập KKTM Chu Lai càng thêm ý nghĩa, hết cảnh ùn ứ phương tiện, chờ tàu, tăng năng lực thông hành cho các phương tiện đi đến KKTM. Nút giao kết nối liên hoàn với nút Chu Lai cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đang mở ra cơ hội đầu tư cũng như kết nối vận chuyển quốc tế của tam giác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia. Những con đường huyết mạch này tạo thuận lợi trong vận chuyển nguyên liệu, vật tư cũng như sản phẩm của các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô, linh kiện phụ tùng và cơ khí; góp phần phát triển Trung tâm dịch vụ logistics hàng đầu miền Trung với hàng loạt ưu thế về hạ tầng

kết nối, giảm thời gian lưu hành, chi phí, nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)