Giai đoạn 2003-2013

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 61 - 65)

CHƯƠNG 1 SỰ HÌNH THÀNH KHU KINHT Ế MỞ CHU LAI

2.3. Hoạt động của Khu kinht ế mở Chu Lai

2.3.1. Giai đoạn 2003-2013

Sau khi KKTM Chu Lai được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg, ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Nam, Ban Quản lý KKTM Chu Lai đã bắt tay ngay vào triển khai các nhiệm vụ nhằm xây dựng KKTM theo cơ chế

“mở” mà chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủđã thống nhất.

Ban Quản lý KKTM Chu Lai đã tiến hành lập và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng KKTM Chu Lai tại Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg, ngày 23/3/2004 có diện tích tự nhiên là 27.040 ha, gồm 14 xã, phường, thị trấn của huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Về tính chất, KKTM Chu Lai (trong đó có khu phi thuế quan) là một trong những trung tâm tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, viễn thông, dịch vụ khác của tỉnh Quảng Nam, vùng duyên hải Trung Bộ; là đầu mối giao thông liên tỉnh, liên vùng và là khu vực có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.

Trên cơ sở quy hoạch chung này, tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý KKTM Chu Lai đã tiến hành lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch; tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho nhân dân vùng dự án; thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu; tổ chức nhiều hoạt động thu hút đầu tư... Từ những việc làm cụ thể đó đã tạo ra được quỹ đất sạch và hệ thống hạ tầng khung cơ bản đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư.

Cơ chế, chính sách cho KKTM Chu Lai từng bước được hoàn thiện. Trong những năm đầu mới thành lập (2003 - 2005), KKTM Chu Lai đảm nhận nhiệm vụ là nơi thử nghiệm chính sách, cơ chế kinh tế mới nên được Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế kinh tếđặc biệt, trong đó nổi trội là Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho KKTM Chu Lai tương ứng với 100% số thu phát sinh trên địa bàn KKTM trong 10

năm đầu, 50% trong 10 năm tiếp theo và ưu đãi vượt trội trong thu hút đầu tư.

Tuy nhiên, cơ chế này chỉ được thực hiện trong một thời gian ngắn; ngày 10/9/2003, Chính phủ ban hành Quyết định 185/2003/QĐ-TTg bãi bỏ cơ chế này trên toàn quốc, kể cả với KKTM Chu Lai và chuyển sang cơ chế cấp phát ngân sách theo danh mục đầu tư được phê duyệt và tiến độ dự án. Sự thay đổi này khiến vốn ngân sách bị giảm đột ngột từ 400-500 tỷđồng mỗi năm còn khoảng vài chục tỷ đồng mỗi năm, hàng loạt công trình, dự án đầu tư hạ tầng dở dang, giãn tiến độ hoặc dừng thi công, do đó, không phát huy hiệu quả. Hạ tầng KKTM Chu Lai giai đoạn đầu còn yếu kém, chưa đồng bộ, khó khăn trong công tác thu hút, xúc tiến đầu tư.

Mặt khác, sau khi hàng loạt các KKT ra đời, các ưu đãi dành riêng cho KKTM Chu Lai không còn tính vượt trội nữa, làm cho việc thu hút đầu tư vào KKTM Chu Lai cũng kém hấp dẫn theo.

Dù vậy, dưới sự quan tâm, chỉ đạo của Trung ương, với ý chí và quyết tâm chính trị của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam, KKTM Chu Lai đã vượt qua khó khăn, thách thức giai đoạn đầu thành lập, tập trung cho công tác quy hoạch, xây dựng cơ chế

chính sách, huy động nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, giải phóng mặt bằng, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tưđến đăng ký triển khai… cụ thể:

* Công tác quy hoạch

- Ban quản lý KKTM Chu Lai cơ bản hoàn thành phê duyệt các quy hoạch chung xây dựng và quy hoạch sử dụng đất, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng và kêu gọi

đầu tư; Phê duyệt các đồ án quy hoạch KKTM Chu Lai tỷ lệ 1/10.000, quy hoạch chung 1/5.000, quy hoạch chi tiết 1/2.000, 1/500 các khu chức năng, như khu thương mại tự do; KCN với tổng diện tích trên 3.500 (gồm 5 khu: Tam Hiệp, Bắc Chu Lai, Trường Hải, Tam Anh và Tam Thăng); Khu du lịch với tổng diện tích đất phát triển du lịch khoảng 7.000 ha, có hơn 70km bờ biển trải dài từ Hội An đến Chu Lai; Khu đô thị

với tổng diện tích khoảng 15.000 ha, gồm 4 khu đô thị chính là Đô thị Nam Hội An,

Đô thị An Phú - Đông Tam Kỳ, Đô thị Tam Hòa - Tam Anh, Đô thị Tam Hiệp - Núi Thành. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Nam và Ban Quản lý KKTM Chu Lai cũng tiến hành lập quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội KKTM Chu Lai đến năm 2020 và

được Bộ KH&ĐT phê duyệt tại Quyết định 1522/QĐ-BKH, ngày 16/10/2009. UBND tỉnh Quảng Nam cũng ban hành sử dụng đất 5 năm (giai đoạn 2006 - 2010) của KKTM Chu Lai theo Nghị định 29/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Đồng thời, ngày 27/8/2009, UBND tỉnh Quảng Nam tiếp tục phê duyệt kế hoạch sử dụng đất chi tiết KKTM Chu Lai đến năm 2020.

* Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông

- Bằng nguồn vốn ngân sách đã cấp khoảng 3.900 tỷ đồng, trong đó cấp cho KKTM Chu Lai gần 2.000 tỷđồng, dự án tổng thể sắp xếp dân cư ven biển hơn 1.900 tỷđồng và các nguồn vốn khác. Nhiều công trình hạ tầng quan trọng được đầu tư, phát triển, như các công trình giao thông kết nối KKTM Chu Lai với các khu vực trong

nước và thế giới (luồng và bến cảng Kỳ Hà, đường vào sân bay Chu Lai, đường ven biển, đường nối cảng Tam Hiệp với đường cao tốc…); Hệ thống cấp điện, nước, thông tin liên lạc. Đặc biệt đã đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 3 KCN Tam Hiệp, Bắc Chu Lai và Trường Hải với tổng diện tích hơn 700ha. Giai đoạn này, KKTM Chu Lai đang tiến hành đầu tư hàng loạt công trình quan trọng: Dự án cầu Cửa Đại có chiều dài toàn tuyến 18,3km, dự án nạo vét luồng từ phao số 0 đến cảng Kỳ Hà cho tàu 20.000 tấn và từ cảng Kỳ Hà vào cảng Tam Hiệp cho tàu 10.000 tấn; đặc biệt chuẩn bị đầu tư 2 dự

án trọng điểm: Sân bay Chu Lai là sân bay trung chuyển quốc tế với tổng diện tích hơn 2.000 ha và dự án trung tâm dịch vụ duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng máy bay với diện tích khoảng 600 ha thuộc KKTM Chu Lai (xã Tam Quang, Tam Nghĩa).

* Công tác xúc tiến đầu tư

- Trong 10 năm giai đoạn đầu (2003-2013), KKTM Chu Lai có tổng cộng 90 dự

án được cấp phép đầu tư với tổng số vốn đăng ký 1,514 tỷ USD/8.809,468 ha đất. Trong đó, có 21 dự án đầu tư nước ngoài FDI với gần 187 triệu USD/188,60 ha đất. Các dự án đi vào hoạt động giai đoạn này đạt 62 dự án với tổng vốn thực hiện đầu tư

hơn 783 triệu USD. Đáng kể, một số dự án quy mô lớn đã đầu tư như Tổ hợp KCN cơ

khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, các nhà máy ô tô tải, ô tô du lịch, ô tô khách, các nhà máy cơ khí, sản xuất phụ tùng và công nghiệp phụ trợ với tổng công suất 55.000 xe/năm, tổng vốn đầu tư 400 triệu đồng; Nhà máy Kính nổi Chu Lai công suất 1.300 tấn/ngày/đêm, vốn đầu tư 150 triệu USD; Khu du lịch sinh thái Cát Vàng Chu Lai, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD; Khu du lịch sinh thái Chu Lai, tổng vốn đầu tư 25 triệu USD.

- Nhiều mốc son đầu tư xây dựng giai đoạn này như: Công ty TNHH Ô tô Trường Hải xây dựng Nhà máy sản xuất và lắp ráp ô tô Chu Lai - Trường Hải (tiền thân của Nhà máy THACO Tải, tháng 7/2003); Xây dựng Nhà máy Sản xuất và lắp ráp xe du lịch THACO Kia (tháng 6/2007); Xây dựng Nhà máy Autocom (tháng 4/2008), Xây dựng Nhà máy Hóa chất, Nhà máy Điện lạnh (2009); Xây dựng Nhà máy Cơ khí và Nhà máy Thép (tháng 5/2009); xây dựng Nhà máy THACO Bus và cảng Chu Lai - Trường Hải (tháng 5/2010). Ngày 12/5/2010, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ký Quyết định số 595/2010/ QĐ-BLĐTB&XH cho phép thành lập Trường Cao

đẳng nghề Chu Lai - Trường Hải tại Khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải. Tháng 9/2010: THACO khởi công xây dựng Nhà máy Vina-Mazda; Năm 2012: Cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án khai thác cát KCN cơ khí đa dụng ô tô Chu Lai; Nhà máy Xử lý phế thải cao su và plastic thành nhiên liệu phục vụ nhà máy sản xuất kính cho Công ty cổ phần Kính nổi Chu Lai - Indevco; Ngày 11/5/2012: Khánh thành cảng Chu Lai - Trường Hải (nay là cảng Chu Lai) thuộc KCN cảng và hậu cần cảng với diện tích 173ha.

* Công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và tái định cư

KKTM Chu Lai thực hiện đảm bảo theo Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn của cấp thẩm quyền. Giai đoạn này, Ban Quản lý KKTM Chu Lai đã trình UBND tỉnh thu hồi đất, giao đất theo kế hoạch sử dụng đất, theo dự án được duyệt gồm khu dân cư, tái

định cư, khu du lịch, khu dịch vụ, công trình giao thông với tổng diện tích hơn hơn 2.100 ha, với tổng kinh phí hơn 1.300 tỷđồng, trên 24.000 hộ dân bị ảnh hưởng, tổng số hộđã được bố trí tái định cư gần 2.900 hộ.

- Các khu dân cư, tái định cư được hình thành theo nhu cầu thu hồi đất, giải phóng mặt bằng như khu dân cưđường 617, khu tái định cư Tam Hiệp, khu tái định cư

Tam Quang tại thị trấn Núi Thành (huyện Núi Thành), khu dân cư Chợ Trạm, khu tái

định cư phía Tây đường An Hà - Quảng Phú đã đáp ứng được nhu cầu tái định cư của nhân dân. Sự ra đời các khu dân cư, các khu tái định cưđã giúp người dân ổn định chỗ ở khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển KKTM Chu Lai; đồng thời, qua các khu dân cư, khu tái định cư này, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân

được chăm lo, cải thiện tốt hơn.

- Về cơ bản không có tồn tại lớn trong công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư cho các hộ dân thuộc diện giải tỏa. Công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi đã góp phần tạo mặt bằng đầu tư phát triển hạ tầng cũng như hình thành được mặt bằng sạch, thu hút các nhà đầu tưđến phát triển KKTM Chu Lai.

* Hiệu quả kinh tế của Khu kinh tế mở Chu Lai

- Qua 10 năm hoạt động giá trị sản xuất công nghiệp của KKTM Chu Lai không ngừng tăng cao và phát triển đều cho các năm. Chỉ tính riêng giai đoạn 2006 - 2012

đạt hơn 7.000 tỷđồng (giá cốđịnh 1994), trong đó năm 2012 đạt 1.900 tỷđồng, chiếm 12,9% toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2012 đạt 214 triệu USD, chiếm 11,4% toàn tỉnh, trong đó năm 2012 đạt 60 triệu USD. Sự phát triển của KKTM Chu Lai trong giai đoạn này đã góp phần đưa kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng trưởng đạt khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư, tăng tỷ

trọng ngành công nghiệp-dịch vụ trong cơ cấu nền kinh tế. Tổng GDP tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2003-2013 tăng bình quân gần 10,6%; riêng trong năm 2011, GPD toàn tỉnh tăng 11,18%. Tỷ trọng ngành công nghiệp dịch vụ tăng từ 52% lên 82,8%; nông- lâm-ngư giảm xuống còn 17,2% năm 2013. Trong kỷ yếu 15 năm KKTM Chu Lai hình thành và phát triển có ghi: “Tổng vốn ngân sách đầu tư cho KKTM Chu Lai giai

đoạn 2003 - 2013 khoảng hơn 3.900 tỷđồng; thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trên 16.000 tỷđồng và nộp ngân sách của KKTM Chu Lai giai đoạn này hơn 12.000 tỷ đồng, đóng góp trên 50% ngân sách toàn tỉnh Quảng Nam, đưa Quảng Nam trở thành

địa phương có số thu cao, tự cân đối trên 50% tổng nhu cầu chi. Như vậy, 1 đồng vốn ngân sách bỏ ra đầu tư phát triển KKTM Chu Lai đã thu về được hơn 4,1 đồng vốn

đầu tư của doanh nghiệp và 3,2 đồng vốn đóng góp vào ngân sách” [5. Tr 39].

KKTM Chu Lai đã tạo ra những sản phẩm công nghiệp chủ lực góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Nam (ô tô, kính xây dựng, sản phẩm điện

tử…). Riêng lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô đã góp phần vào việc phát triển ngành công nghiệp cơ khí ô tô VN, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Đến năm 2013, THACO là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất sản xuất và lắp ráp đủ cả 3 dòng xe: Xe tải, xe khách và xe du lịch, với tỷ lệ nội địa hóa cao nhất (xe khách 52%, xe tải 46%, xe du lịch 16%). Đồng thời, tham gia giải quyết việc làm cho nhân dân vùng dự án, khu vực và toàn tỉnh; góp phần tạo sự ổn định chính trị - xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên, ổn định cho 10.709 lao động tại các doanh nghiệp, trong đó 90% là lao động người Quảng Nam; ngoài ra, còn một lượng lớn lao động gián tiếp, công nhân xây dựng tại các dự án.

Một phần của tài liệu Khu kinh tế mở chu lai tỉnh quảng nam (2003 – 2018) 1 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)