Thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam (Trang 93 - 96)

2.2.3.1. Thực trạng xây dựng hệ thống định mức tại các DNSX xi măng Việt Nam Đối với các công ty là thành viên trong Tổng công ty xi măng đều thực hiện theo hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật chung của ngành sản xuất xi măng do Tổng công ty xi măng Việt nam cung cấp (Phụ lục 2.5 ). Tuy nhiên để phù hợp với điều kiện sản xuất cá biệt tại đơn vị các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống định mức riêng cho đơn vị mình để có căn cứ huy động nguồn lực và kiểm soát các chi phí thực tế phát sinh trong kỳ. Trong quá trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp được khảo sát sử dụng hệ thống định mức là cơ sở để xuất vật tư phục vụ sản xuất thể hiện tại bảng 2.4.

Bảng 2.4: Các loại định mức đã được xây dựng tại các dn

Các loại định mức doanh nghiệp đã xây dựng Số lượng các DN thực hiện

1. Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71 2. Định mức chi phí chi phí nhân công trực tiếp 71

3. Định mức chi phí sản xuất chung 71

4. Định mức chi phí bán hàng 71

5. Định mức chi phí quản lý doanh nghiệp 71

Cuối kỳ, định mức chi phí là cơ sở để kế toán các công ty so sánh chi phí thực tế từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh tình hình sản xuất phù hợp. Bảng 2.5 thể hiện bảng chi phí định mức đơn vịđối với một số sản phẩm cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Bảng chi phí định mức đơn vị

(ĐVT: Đồng/tấn)

Tên SP Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SXC Tổng

Bột liệu 100056 28015 78239 206310

Clinhke 121306 34884 193720 349964

Xi măng 250035 34494 158270 442799

Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Định mức chi phí nguyên vật liệu được xây dựng cho 1 tấn xi măng thành phẩm thể hiện chi tiết mức tiêu hao từng loại vật liệu cần thiết để sản xuất 1 tấn xi măng bảng 2.6.

Một số công ty xây dựng đơn giá khoán lương chia theo từng công đoạn sản xuất (Căn cứ vào mức độ phức tạp và quan trọng của từng giai đoạn sản xuất) để xây dựng định mức cho chi phí nhân công trực tiếp. Tại Công ty Xi măng Đá- Vôi Phú Thọ đơn giá nhân công được xây dựng trên cơ sở tấn xi măng thành phẩm nhập kho:

- Công đoạn chuẩn bị nguyên liệu là: 12.508 đồng/tấn - Công đoạn nghiền liệu và vê viên: 16.432 đồng/ tấn - Công đoạn nung luyện Clinker: 10.420 đồng/ tấn - Công đoạn đóng bao thành phẩm: 10.544 đồng/ tấn

Bảng 2.6: Bảng định mức vật tư

Tên Vật tư Đơn vị tính Định mức

Đất sét Tấn/tấn clinhke 0,21

Cát non Tấn/tấn clinhke 0,1575

Quặng sắt Tấn/tấn clinhke 0,037

Than đốt clinhke Tấn/tấn clinhke 0,2282

Bột liệu Tấn/tấn clinhke 1,1984 Clinhke/xi măng Tấn/tấn xi măng 0,7968 Thạch cao pha xi măng Tấn/tấn xi măng 0,1352 Đá Tấn/tấn xi măng 1,2826 Xỉ xốp Thái Nguyên Tấn/tấn xi măng 0,0258 Đá mỡ Tấn/tấn xi măng 0,15 Vỏ bao Tấn/tấn xi măng 20 Than đốt lò xấy Tấn/tấn xi măng 0,0188 (Nguồn: Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn) Hệ thống định mức nguyên vật liệu là căn cứ để bộ phận cung ứng vật tư xuất vật tư phục vụ sản xuất trong kỳ (phụ lục 2.6). Bộ phận kế toán so sánh chi phí từng

loại nguyên vật liệu xuất dùng ở thời điểm cuối kỳ.

Đối với các DN như công ty cổ phần xi măng Tam Điệp, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, hệ thống định mức được đưa ra cho từng công đoạn và từng nửa thành phẩm hoàn thành từ các giai đoạn SX bao gồm cả hao phí từng loại nguyên vật liệu, nhiên liệu và nhân công của toàn bộ quy trình sản xuất (Phụ lục 2.7).

Định mức chi phí sản xuất chung được xây dựng tại thời điểm đầu kỳ căn cứ vào tỷ trọng chi phí sản xuất chung so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh ở kỳ trước. Với dây truyền công nghệ dạng lò đứng tỷ lệ này là 45% nhưng với dây truyền công nghệ dạng lò quay theo phương pháp khô tỷ lệ này khoảng 40%.

Đối với các chi phí khác như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không được xây dựng định mức chi phí từ đầu kỳ. Với hai loại chi phí này các doanh nghiệp đưa vào giá thành toàn bộ nhưng không xây dựng định mức chi phí. 2.2.3.2. Thực trạng lập dự toán chi phí tại các DNSX xi măng Việt Nam

Dự toán là một trong những công cụ kế toán quản trị quan trọng trong các DN để định hướng và kiểm soát chi phí hoạt động của DN thông qua việc so sánh số liệu dự toán với chi phí thực tế. Từ đó đưa ra các quyết định quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm thực hiện đúng các kế hoạch xây dựng đầu kỳ.

Kết quả khảo sát cho thấy các DNSX xi măng Việt Nam lập dự toán chi phí cho cả năm tài chính, các loại dự toán chi phí đang được lập tại các DNSX xi măng Việt Nam được tổng hợp tại bảng 2.7.

Bảng 2.7: Các loại dự toán đã được các dn lập

Các loại dự toán doanh nghiệp đã lập Số lượng DN thực hiện

1. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 71

2. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp 71

3. Dự toán chi phí sản xuất chung 71

4. Dự toán chi phí bán hàng 71

5. Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp 71

Đầu kỳ các công ty xây dựng kế hoạch tổng thể về tiêu thụ và sản xuất chi tiết cho từng tháng trong năm. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tiêu thụ các doanh nghiệp lập dự toán bán hàng cho cả kỳ. Từ dự toán bán hàng và kế hoạch sản xuất kết hợp với định mức nhân công và định mức tiêu hao vật tư kế toán sẽ lập dự toán các loại chi phí sản xuất như: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung. Các dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chưa được lập nên còn thiếu căn cứ để có thể so sánh kết quả thực hiện với dự toán đầu kỳ.

Căn cứ vào khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất và định mức tiêu hao từng loại vật tư, đơn giá dự kiến của từng loại vật tư kế toán tính tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và một bộ phận của chi phí sản xuất chung toàn năm tài chính. Từ dự toán chi phí nguyên vật liệu chính chiếm khoảng 60% kế toán tính dự toán chi phí nhân công trực tiếp theo tỷ lệ chung của ngành xi măng chiếm 2% tổng giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung và các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính cũng được dự kiến theo tỷ lệ chiếm khoảng gần 30% tổng giá thành sản phẩm hoàn thành (Phụ lục 2.8).

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)