Xây dựng định mức chi phí

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam (Trang 125)

Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hệ thống định mức đóng vai trò quan trọng trong công tác định hướng và kiểm soát hoạt động sản xuất tại đơn vị. Hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật đối với ngành xi măng được Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định chung cho toàn ngành. Tuy nhiên, trong điều kiện sản xuất riêng của từng doanh nghiệp, điều kiện về dây truyền công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào (Có những yếu tố đầu vào là nguyên liệu chính để sản xuất xi măng có thể thay thế nhau đối với các vùng nguyên liệu có điều kiện tự nhiên khác nhau như Bazan chỉ có ở các tỉnh phí nam), năng lực quản lý quá trình suất… mỗi doanh nghiệp đều xây dựng riêng cho mình hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật trên cơ sở định hướng chung của ngành (Định mức kinh tế kỹ thuật do Tổng công ty giao là định mức xây dựng cho 1 tấn clinker và xi măng thành phẩm). Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã thực hiện xây dựng hệ thống định mức gồm:

+ Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Từ định mức kỹ thuật về lượng vật liệu chính và vật liệu phụ từng loại tiêu hao để sản xuất một tấn xi măng thành phẩm. Kết hợp với định mức giá từng loại vật liệu để hình thành hệ thống định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Quy đổi ra thước đo giá trị đối với lượng tiêu hao vật liệu tính cho một tấn xi măng hoàn thành.

Biến phí sản xuất chung bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan đến công tác phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất như chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí tiêu hao năng lượng, chi phí công cụ dụng cụ…Biến động của biến phí sản xuất chung cũng tương tự như biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường ảnh hưởng bởi sự thay đổi của mức giá các mục chi phí như giá nguyên vật liệu gián tiếp (vật liệu phụ), giá nhiên liệu, giá năng lượng, công cụ…Các nguyên nhân cụ thể như:

- Mức giá thu mua thay đổi

- Phương thức thu mua, cung ứng dịch vụ thay đổi - Giá cả thị trường biến động

Biến động của biến phí sản xuất chung ảnh hưởng đến tổng chi phí sản xuất chung có thể theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực, đơn vị cần căn cứ vào nguyên nhân từ các địa điểm phát sinh chi phí để có những giải pháp phù hợp điều chỉnh và kiểm soát chi phí phù hợp.

Định phí sản xuất chung đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất ổn định sẽ ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên có thể xảy ra biến động của định phí sản xuất chung do dự toán sai hoặc phân bổđịnh phí chưa phù hợp (Do ước lượng mức độ hoạt động chưa đúng hoặc có thể chọn mức độ hoạt động chuẩn đểđo lường quy mô hoạt động không tương quan, không thích hợp với biến động định phí). Nguyên nhân cụ thể liên quan đến quyết định dài hạn trong đầu tư năng lực sản xuất và quyết định về quy mô sản xuất trong kỳđể tận dụng triệt để năng lực sản xuất của đơn vị.

Như vậy, quá trình sản xuất phát sinh chi phí thực tế đã được ghi nhận thông qua hệ thống chứng từ và sổ sách của hệ thống kế toán tài chính cần phải được đánh giá hiệu quảđể từ đó phân tích các nguyên nhân tồn tại nhằm phát huy tốt năng lực sản xuất của đơn vị và tạo được ưu thế cạnh tranh về giá thông qua quá trình kiểm soát chi phí tại đơn vị.

3.3. Điu kin thc hin mô hình kế toán qun tr chi phí cho các doanh nghip sn xut xi măng Vit Nam nghip sn xut xi măng Vit Nam

Doanh nghiệp là tế bào của nền kinh tế quốc dân và là nguồn thu lớn của ngân sách Nhà nước¸ sự phát triển của các doanh nghiệp là điều kiện tất yếu để phát

triển đất nước. Khó khăn hiện nay mà các doanh nghiệp đang phải đương đầu cần phải được phối hợp cùng lúc các giải pháp đồng bộ. Tổ chức tốt công tác kế toán để cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định quản trị nội bộ là cơ sở để phát huy nội lực của các doanh nghiệp nói chung và các công ty xi măng nói riêng. Tuy nhiên, việc đưa mô hình kế toán quản trị chi phí vận dụng trong các doanh nghiệp còn rất nhiều rào cản từ bản thân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để giải quyết được những trở ngại này cần có sự phối hợp đồng bộ của các giải pháp mang tầm quốc gia và trong phạm vi doanh nghiệp.

3.3.1. Đối với các doanh nghiệp

Trước hết, vận dụng công cụ kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng được là hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí chủ quan, nhận thức về tầm quan trọng của công cụ này đối với công tác quản trị nội bộ trong đơn vị. Chủ yếu lãnh đạo của các công ty xi măng là những người trên độ tuổi 50, quan điểm về cách quản lý của cơ chế kinh tế cũ vẫn còn và đối với ngành sản xuất xi măng từ trước tới nay là ngành sản xuất không mang tính cạnh tranh, sản xuất ra đến đâu đều tiêu thụ hết đến đó nên chưa có áp lực buộc phải thay đổi và thích ứng với những khó khăn. Để các doanh nghiệp có thể nhận thức tốt được điều này cần thiết phải có sự thay đổi thực sự từ chính các doanh nghiệp.

Thứ nhất, cần thay đổi tư duy của các nhà quản trị về việc vận dụng các công cụ quản trị hiện đại trong giai đoạn hiện nay là điều kiện tiên quyết (Trong giai đoạn hiện nay, các nhà lãnh đạo của các công ty xi măng đang đau đầu để tìm ra giải pháp cải thiện tình hình nhưng điều mà họ nghĩ đến là làm sao để mở rộng thị trường và tập trung đầu tư chủ yếu ở khâu tiêu thụ, chỉ rất ít các doanh nghiệp nghĩ đến các giải pháp tiết kiệm chi phí thông qua thúc đẩy các sang kiến kinh nghiệm để tiết kiệm chi phí như công ty xi măng Lưu Xá). Việc thay đổi nhận thức của các nhà quản trị để thay thế cách làm truyền thống, chủ quan được thông qua các kênh thông tin hữu hiệu như: Các nhà quản trị thường xuyên tham gia các lớp nâng cao năng lực quản lý do của ngành tổ chức hoặc các tổ chức, hiệp hội như VCCI, hiệp hội doanh nghiệp…cần bổ sung các nội dung giới thiệu về công dụng của các công

cụ quản lý hiện đại mà trong đó có kế toán quản trị chi phí để các nhà quản trị có thể thấm nhuần và quan tâm đến việc sẽ vận dụng để cải thiện tình hình tại doanh nghiệp mình. Quá trình nhận thức phải thông suốt trong toàn doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu chung là sự sống còn của các doanh nghiệp, các nhà quản trị phải tin tưởng vào kế toán quản trị như những nhà tư vấn hết sức cần thiết.

Thứ hai, để có thể vận dụng được mô hình kế toán quản trị chi phí thì việc nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ phòng kế toán và các bộ phận phối hợp liên quan cũng vô cùng quan trọng. Sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận, các chức năng trong doanh nghiệp cần phải khoa học, hiệu quả. Khi vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp Kaizen thì yêu cầu về tính đồng bộ cao để có thể đạt được các mục tiêu đặt ra thông qua quá trình liên tục kiểm soát để cắt giảm chi phí. Nhà quản trị cần những thông tin gì để phục vụ cho quá trình ra quyết định trong giai đoạn khó khăn hiện nay thì nhà kế toán sẽ phải nắm bắt đầy đủ và cung ứng kịp thời. Năng lực của nhân viên phòng kế toán để vận dụng được các kỹ thuật của kế toán quản trị như phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối lượng- lợi nhuận, lập các báo cáo kế toán quản trị phù hợp…cần được nâng cao thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn với các chuyên đề chuyên sâu về kế toán quản trị. Có như vậy, vai trò của kế toán quản trị trong doanh nghiệp sẽđược nâng lên tầm cao mới để cùng tham gia công tác quản trị nội bộ trong doanh nghiệp.

Thứ ba, quá trình sản xuất phải linh hoạt thay đổi để phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp là kiểm soát chi phí để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Bên cạnh mục tiêu của các công đoạn sản xuất là đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng về tiêu chuẩn môi trường thì quá trình sản xuất cần không ngừng cải tiến để tiết kiệm chi phí phát sinh trong từng giai đoạn sản xuất, không ngừng giảm chi phí đểđạt được mức lợi nhuận mong muốn.

Thứ tư, đồng bộ hóa công cụ quản lý, kết nối thông tin tự động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp là điều kiện để thực hiện mô hình kế toán quản trị chi phí. Các DN SX xi măng có quy mô lớn, quy trình sản xuất phức tạp. Với các trung tâm chi phí được xây dựng từ các phân xưởng sản xuất và các phong ban chức năng

được chia thành 3 khối gồm khối sản xuất, khối kinh doanh và khối quản lý doanh nghiệp. Để thông tin của các trung tâm chi phí trong doanh nghiệp hỗ trợ được cho nhau cần có phương tiện hiện đại là các phần mềm đa dụng.Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam sử dụng công cụ ERP để đồng bộ hóa sự phối hợp của các chức năng và các phòng ban trong DN, đảm bảo được mục tiêu hoạch định chung. Các DNSX xi măng có điều kiện để có thể vận dụng hệ thống ERP là yếu tố tác động tích cực cho các tác nghiệp của kế toán quản trị chi phí.

Thứ năm, rà soát lại bộ máy quản lý và chức năng của các phòng ban trong doanh nghiệp. Để có được sự phối hợp của các bộ phận trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin từ các bộ phận chức năng từđó kế toán quản trị chi phí thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các cấp quản trị nội bộ.

3.3.2. Đối với Nhà nước.

Bên cạnh những điều kiện cần có của doanh nghiệp để quá trình vận dụng được thuận lợi thì vai trò của Nhà nước là tạo một môi trường tốt để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và nhận thức đúng từ đó có thể vận dụng trong doanh nghiệp của mình cũng hết sức quan trọng.

Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường thông tin mở để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và biết rằng có công cụ kế toán quản trị chi phí có thể giúp cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Cần vận dụng đa dạng nhiều kênh thông tin như: Chủđộng truyền thông về các doanh nghiệp cụ thể đã vận dụng các giải pháp quản lý hiệu quả để vượt qua thời điểm khó khăn mà trong đó có đóng góp của công tác kế toán quản trị để các doanh nghiệp có thể coi đây là kinh nghiệm thực tiễn hữu ích và học hỏi lẫn nhau. Qua các hiệp hội như VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp giới thiệu về các khóa học nâng cao năng lực quản lý đối với lãnh đạo các doanh nghiệp cần đưa chuyên đề kế toán quản trị chi phí để các nhà quản lý biết đến và tìm hiểu để có thể vận dụng tại doanh nghiệp của mình. Đồng thời, Nhà nước nên coi kế toán quản trị là một nghề tư vấn để cung cấp chứng chỉ hành nghề như dịch vụ kiểm toán nội bộ tại các nước phát triển. Vẫn biết rằng kế toán quản trị chi phí là một công cụ sẽđược doanh nghiệp vận dụng khi cần

thiết. Nhưng cần cung cấp thông tin để các doanh nghiệp biết đến và có cơ hội tìm hiểu thì mới có thể từng bước chuyển dần sang vận dụng tại đơn vị.

Thứ hai, Kế toán tài chính đã được luật hóa để quy định cách làm chuẩn chung cho các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế nhưng đối với kế toán quản trị mới chỉ có thông tư 53/2006/TT-BTC quy định hết sức cơ bản chung về kế toán quản trị, nội dung của kế toán quản trị…Thông tư chưa mang tính hướng dẫn và ứng dụng đối với các doanh nghiệp cụ thể nên cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm thực sự. Cần đầu tư để ban hành các hướng dẫn vận dụng cụ thể nhưng vẫn mở đối với các doanh nghiệp để có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp đối với đơn vị.

Thứ ba, các trường đào tạo ngành kế toán cần chuyên sâu hơn nữa đối với học phần kế toán quản trị coi ngang bằng với kế toán tài chính để khi ra trường có thể thực hiện được các kỹ thuật kế toán quản trị vào các đơn vị cụ thể. Đồng thời, cả Nhà nước và nhà trường cần có quan điểm đầu tư đúng đắn vào các nghiên cứu kế toán quản trị đối với các ngành cụ thể để những người có năng lực chuyên môn sẽ đầu tư tìm hiểu và thiết kế các mô hình kế toán quản trị phù hợp đối với từng ngành và từng doanh nghiệp cụ thể, các doanh nghiệp sẽ làm quen và được giới thiệu thông qua công tác phối hợp từđó có thể nhận thức và vận dụng cho đơn vị mình.

Như vậy, điều kiện để mô hình kế toán quản trị chi phí có thể vận dụng được tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam cần phối hợp của Nhà nước và Nhà doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị nội bộ doanh nghiêp. Đó cũng là chìa khóa để các doanh nghiệp xi măng mở cửa thành công vượt qua khó khăn hiện tại của cuộc khủng hoảng kinh tế, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

KT LUN CHƯƠNG 3

Để phát huy công cụ cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của các cấp quản trị nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành sản xuất xi măng với dây truyền sản xuất hiện đại, liên tục, quy mô các doanh nghiệp lớn…tác giảđã thiết kế và xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp.

Với từng yếu tố cấu thành của mô hình tác giả lựa chọn nội dung phù hợp với đặc thù các doanh nghiệp như: mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại như hệ thống ERP và các phương pháp, kỹ thuật đặc trưng của kế toán quản trị chi phí ứng dụng trong công tác ghi nhận, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp.

Mô hình được xây dựng trên cơ sở phát huy những mặt đã đạt được tại các doanh nghiệp và vận dụng những mặt còn khuyết thiếu để hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả cao cho công cụ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị kiểm soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đưa ra các quyết định hợp lý đểđạt được mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.

KT LUN

Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy nội lực để vận dụng linh hoạt các giải pháp vượt qua các khó khăn, thách thức. Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp một cách bài bản bằng các quyết định sắc bén giúp doanh nghiệp giải quyết được các bài toán kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của ngành xây dựng trong nước.

Kiểm soát chi phí để hướng tới mục tiêu lợi nhuận là một công cụ hữu hiệu đã được khẳng định qua kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tại các nước phát triển đặc biệt là Nhật Bản, Pháp, Mỹ. Phát huy vai trò của công cụ quản lý kinh tế là kế toán

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)