2.3.1.Những ưu điểm trong thực hiện các mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam
*Bộ máy quản lý và kiểm soát thông tin về chi phí
Với quy mô và đặc điểm quy trình sản xuất xi măng tại các tại các DN SX xi măng Việt Nam, các doanh nghiệp tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng là phù hợp. Mô hình này cho phép giám đốc kiểm soát được toàn bộ các hoạt động thông suốt từ trên xuống các đơn vị sản xuất, kinh doanh- địa điểm phát sinh chi phí. (Sơđồ 2.2)
Sơđồ 2.2: Mô hình kiểm soát chi phí tại các DN SX xi măng
Các đơn vị sản xuất chính được chia theo công đoạn sản xuất đảm bảo việc quản lý phù hợp đối với dây truyền sản xuất khép kín. Các phân xưởng và tổ sản xuất phụ trợ được chia theo các mảng công việc để trợ giúp cho các hoạt động sản xuất chính được thông suốt. Giám đốc các DN quản lý các hoạt động được sự tham mưu của các phòng ban chức năng, hệ thống phòng ban giúp giám đốc vừa đảm bảo
Giám đốc Khối sản xuất (PX SX chính; phụ trợ) - Chi phí sản xuất sản phẩm Khối bán hàng (TT tiêu thụ, chi nhánh) - Chi phí bán hàng Khối quản lý (Các phòng chức năng) - Chi phí quản lý doanh nghiệp
tầm bao quát vừa có sự chuyên sâu đối với từng nội dung. Ở từng phân xưởng giám đốc quản lý theo các chức năng khác nhau với sự hỗ trợ của các phòng ban ví dụ: các phân xưởng sản xuất chính được quản lý từ nhiều mặt, phòng kỹ thuật và công nghệ giúp giám đốc xem xét quá trình sản xuất đảm bảo yêu cầu và quy trình kỹ thuật, phòng kế toán tài chính xem xét các chi phí phát sinh đầu vào và sản phẩm đầu ra, phòng tổ chức lao động tư vấn cho giám đốc quá trình quản lý nhân sự đảm bảo hiệu quả theo yêu cầu công việc. Mô hình quản lý phù hợp cho việc hình thành các trung tâm trách nhiệm trong đơn vị rất rõ. Mỗi phân xưởng sản xuất hình thành các trung tâm chi phí sản xuất, các trung tâm tiêu thụ hình thành trung tâm doanh thu… Đây là cơ sở cho việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí đảm bảo phù hợp với ngành sản xuất xi măng Việt Nam.
*Đánh giá kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp SX xi măng Việt Nam Mô hình bộ máy kế toán và bộ phận thực hiện kế toán quản trị chi phí: Mô hình bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp theo hình thức tập trung tạo điều kiện thuận tiện cho quá trình tập hợp chứng từ phát sinh để xử lý và cung cấp thông tin kịp thời. Nhân sự phòng kế toán tại các doanh nghiệp có chuyên môn và kinh nghiệm để có thểđảm đương các nhiệm vụ chuyên môn. Thiết bị và các phương tiện hiện đại được các doanh nghiệp trang bị là cơ sởđể vận dụng các phần mềm quản lý hiện đại cho mục tiêu kiểm soát chi phí.
Phân loại chi phí: Tiền đề để thực hiện quy trình sản xuất thông tin về chi phí cần thiết theo nhu cầu quản trị nội bộ, các doanh nghiệp đã vận dụng các phương pháp phân loại chi phí để nhận diện các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh: Phân loại chi phí theo chức năng và phân loại chi phí theo yếu tố. Đây là hai cách phân loại chủ yếu phục vụ cho việc ghi nhận của kế toán tài chính, tính giá thành sản phẩm. Các báo cáo về chi phí được lập cũng dựa trên cách phân loại này nhằm kiểm soát chi phí theo yếu tố.
Lập tiêu chuẩn kiểm soát CP: Xây dựng định mức chi phí, dự toán chi phí và các dự toán khác: Các DN đã xây dựng định mức chi phí căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của Tổng công ty xi măng Việt Nam và điều kiện sản xuất riêng của DN
mình. Đây là tiêu chuẩn được sử dụng để đo lường chi phí thực tế phát sinh của quá trình sản xuất kinh doanh. Hệ thống dự toán được lập tại các doanh nghiệp vào đầu năm định hướng cho quá trình sản xuất và kinh doanh trong suốt năm tài chính. Hệ thống dự toán được lập trong các doanh nghiệp là hệ thống dự toán tĩnh. Doanh nghiệp dự kiến cho mức hoạt động căn cứ vào kết quả kinh doanh của kỳ trước và điều kiện sản xuất kinh doanh cụ thể của kỳ tương lai.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện các mô hình kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam