chi phí của DN
* Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng, lợi nhuận.
Khi khảo sát các công ty xi măng thông qua phiếu điều tra về nội dung các đơn vị đã thực hiện phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận, 100% các đơn
vị đều trả lời là đã thực hiện. Nhưng khi phỏng vấn sâu để tìm hiểu thực tế thông qua 10/71 công ty(công ty CP xi măng Tiên Sơn Hà Tây, công ty CP xi măng Bỉm Sơn, Công ty CP xi măng FICO Tây Ninh, công ty cổ phần xi măng Tam Điệp…) kết quả cho thấy là ngược lại. Tại các đơn vị đã thực hiện phân tích về chi phí, sản lượng sản xuất và lợi nhuận riêng biệt từng chỉ tiêu mà không đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại. Một số nhà máy quá khó khăn trong sản xuất đã phải tính đến mua than với chất lượng kém hơn; thu hồi dầu nhờn khi thay thế từ các thiết bị để tiến hành tái sinh với mong muốn có thể sử dụng lại nhằm giảm chi phí; sử dụng các lốp cũ cho phương tiện vận tải… Đây chỉ là những giải pháp tình thế cắt giảm chi phí của các doanh nghiệp. Việc phân tích chi phí để ra các quyết định kinh doanh sử dụng cách thức của báo cáo tài chính làm nền tảng cơ bản: Lấy doanh thu so sánh với chi phí để lựa chọn phương án kinh doanh. Nguyên nhân của thực trạng trên là do lãnh đạo chịu trách nhiệm chính tại các đơn vị đều chưa biết đến công cụ phân tích của kế toán quản trị. Công tác kế toán thực hiện tại các đơn vị chỉ chủ yếu là kế toán tài chính. Khi cần thiết phải cung cấp thông tin cho các cấp quản trị kế toán sử dụng số liệu có được từ các chứng từ, sổ sách và báo cáo tài chính như sổ chi tiết từng loại chi phí, sổ chi tiết giá thành sản phẩm, sổ chi tiết doanh thu từng loại sản phẩm...
Cuối năm tài chính, kế toán tại các đơn vị đều thực hiện so sánh ngang về các chỉ tiêu: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí sản xuất chung; chi phí bán hàng; chi phí quản lý doanh nghiệp; giá thành sản phẩm; doanh thu; lợi nhuận. Qua so sánh để tìm ra chênh lệch và biến động so với kỳ trước và số liệu kế hoạch từđó tìm ra nguyên nhân của biến động. So sánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu chỉ một chiều: Từ sản lượng đến chi phí phát sinh và lợi nhuận đạt được. Thông tin phân tích chỉ mang tính chất phản ánh quá khứ (kết quả thực hiện được trong kỳ).
Tuy nhiên, việc phát huy hiệu quả của kỹ thuật phân tích các yếu tố kể trên đặt trong mối quan hệ chi phí- sản lượng- lợi nhuận từ đó xác định mối quan hệ biện chứng giữa chúng nhằm xác định phương án kinh doanh tối ưu cho từng thời điểm
là chưa được biết đến ở các công ty xi măng. Vận dụng kỹ thuật phân tích C-V-P là nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và cụ thể là các DN sản xuất xi măng nói riêng để phát huy được tính hiệu quả trong chủđộng thông tin, chủ động tình huống kinh doanh khi đã có thông tin mang tính định hướng tương lai, từđó để tận dụng được triệt để năng lực sản xuất và lợi thế kinh doanh.
* Phân tích thông tin thích hợp cho việc ra quyết định ngắn hạn.
Tại các DNSX xi măng Việt Nam, các quyết định dài hạn là quyết định đầu tư có quy mô vốn lớn như đầu tư dây truyền công nghệ mới, nâng cấp và thay thế căn bản dây truyền công nghệ và thiết bị sản xuất. Các quyết định dài hạn gắn liền với các kế hoạch chiến lược và định hướng hoạt động kinh doanh mang tính dài hơi. Hàng năm, quyết định kinh doanh của các doanh nghiệp được lập trên cơ sở kế hoạch được lập căn cứ vào kết quả kinh doanh của kỳ trước và dự đoán biến động thị trường phát sinh trong kỳđể xác định quy mô sản xuất.
Hoạt động tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất xi măng bán hàng đồng loạt một giá thông qua hệ thống đại lý trên toàn quốc và bán cho các khách hàng tiêu dùng trực tiếp với quy mô lớn là các doanh nghiệp xây dựng. Để xúc tiến hoạt động tiêu thụ các DNSX xi măng vận dụng hình thức quảng cáo qua phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, tấm pano ngoài trời hoặc hoạt động tài trợ cho các sự kiện văn hoá, thể thao. Các doanh nghiệp vận dụng chính sách giá chưa linh hoạt cho các khách hàng khác nhau.
Các quyết định kinh doanh ngắn hạn của các nhà quản trị đều lấy số liệu từ phòng kế toán do kế toán trưởng cung cấp. Thông tin liên quan đến chi phí và giá thành do kế toán phần hành chi phí, giá thành của doanh nghiệp cung cấp.
* Kế toán trách nhiệm đối với các trung tâm trách nhiệm chi phí.
Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp SX xi măng được tổ chức theo từng phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất chính: phân xưởng nghiền, phân xưởng nung; phân xưởng xi măng; phân xưởng đóng bao thành phẩm thực hiện các giai đoạn sản xuất theo dây truyền công nghệ. Các phân xưởng sản xuất phụ trợ giúp cho các phân xưởng sản xuất chính triển khai hoạt động thuận lợi như: Phân
xưởng cơ điện, bộ phận xây dựng cơ bản…Tại các địa điểm này, kế toán tập hợp các chứng từ về chi phí phát sinh và chuyển về phòng kế toán để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, tại các doanh nghiệp chưa tổ chức các phân xưởng thành các trung tâm chi phí.
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam hiện nay