Bên cạnh những điều kiện cần có của doanh nghiệp để quá trình vận dụng được thuận lợi thì vai trò của Nhà nước là tạo một môi trường tốt để các doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận và nhận thức đúng từ đó có thể vận dụng trong doanh nghiệp của mình cũng hết sức quan trọng.
Thứ nhất, Nhà nước cần tạo môi trường thông tin mở để các doanh nghiệp có thể tiếp cận và biết rằng có công cụ kế toán quản trị chi phí có thể giúp cung cấp thông tin hữu ích cho các cấp quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Cần vận dụng đa dạng nhiều kênh thông tin như: Chủđộng truyền thông về các doanh nghiệp cụ thể đã vận dụng các giải pháp quản lý hiệu quả để vượt qua thời điểm khó khăn mà trong đó có đóng góp của công tác kế toán quản trị để các doanh nghiệp có thể coi đây là kinh nghiệm thực tiễn hữu ích và học hỏi lẫn nhau. Qua các hiệp hội như VCCI, các hiệp hội doanh nghiệp giới thiệu về các khóa học nâng cao năng lực quản lý đối với lãnh đạo các doanh nghiệp cần đưa chuyên đề kế toán quản trị chi phí để các nhà quản lý biết đến và tìm hiểu để có thể vận dụng tại doanh nghiệp của mình. Đồng thời, Nhà nước nên coi kế toán quản trị là một nghề tư vấn để cung cấp chứng chỉ hành nghề như dịch vụ kiểm toán nội bộ tại các nước phát triển. Vẫn biết rằng kế toán quản trị chi phí là một công cụ sẽđược doanh nghiệp vận dụng khi cần
thiết. Nhưng cần cung cấp thông tin để các doanh nghiệp biết đến và có cơ hội tìm hiểu thì mới có thể từng bước chuyển dần sang vận dụng tại đơn vị.
Thứ hai, Kế toán tài chính đã được luật hóa để quy định cách làm chuẩn chung cho các doanh nghiệp trong toàn nền kinh tế nhưng đối với kế toán quản trị mới chỉ có thông tư 53/2006/TT-BTC quy định hết sức cơ bản chung về kế toán quản trị, nội dung của kế toán quản trị…Thông tư chưa mang tính hướng dẫn và ứng dụng đối với các doanh nghiệp cụ thể nên cũng chưa được các doanh nghiệp quan tâm thực sự. Cần đầu tư để ban hành các hướng dẫn vận dụng cụ thể nhưng vẫn mở đối với các doanh nghiệp để có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp đối với đơn vị.
Thứ ba, các trường đào tạo ngành kế toán cần chuyên sâu hơn nữa đối với học phần kế toán quản trị coi ngang bằng với kế toán tài chính để khi ra trường có thể thực hiện được các kỹ thuật kế toán quản trị vào các đơn vị cụ thể. Đồng thời, cả Nhà nước và nhà trường cần có quan điểm đầu tư đúng đắn vào các nghiên cứu kế toán quản trị đối với các ngành cụ thể để những người có năng lực chuyên môn sẽ đầu tư tìm hiểu và thiết kế các mô hình kế toán quản trị phù hợp đối với từng ngành và từng doanh nghiệp cụ thể, các doanh nghiệp sẽ làm quen và được giới thiệu thông qua công tác phối hợp từđó có thể nhận thức và vận dụng cho đơn vị mình.
Như vậy, điều kiện để mô hình kế toán quản trị chi phí có thể vận dụng được tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam cần phối hợp của Nhà nước và Nhà doanh nghiệp nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản trị nội bộ doanh nghiêp. Đó cũng là chìa khóa để các doanh nghiệp xi măng mở cửa thành công vượt qua khó khăn hiện tại của cuộc khủng hoảng kinh tế, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Để phát huy công cụ cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định của các cấp quản trị nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam, xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành sản xuất xi măng với dây truyền sản xuất hiện đại, liên tục, quy mô các doanh nghiệp lớn…tác giảđã thiết kế và xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí phù hợp.
Với từng yếu tố cấu thành của mô hình tác giả lựa chọn nội dung phù hợp với đặc thù các doanh nghiệp như: mô hình bộ máy kế toán quản trị chi phí kết hợp với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại như hệ thống ERP và các phương pháp, kỹ thuật đặc trưng của kế toán quản trị chi phí ứng dụng trong công tác ghi nhận, xử lý, phân tích và cung cấp các thông tin hữu ích cho các nhà quản lý trong doanh nghiệp.
Mô hình được xây dựng trên cơ sở phát huy những mặt đã đạt được tại các doanh nghiệp và vận dụng những mặt còn khuyết thiếu để hoàn chỉnh và đem lại hiệu quả cao cho công cụ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị kiểm soát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đưa ra các quyết định hợp lý đểđạt được mục tiêu kinh doanh của từng doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải phát huy nội lực để vận dụng linh hoạt các giải pháp vượt qua các khó khăn, thách thức. Quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong doanh nghiệp một cách bài bản bằng các quyết định sắc bén giúp doanh nghiệp giải quyết được các bài toán kinh tế nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh. Trong bối cảnh chung của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp sản xuất xi măng đang lâm vào tình cảnh vô cùng khó khăn do ảnh hưởng trực tiếp của ngành xây dựng trong nước.
Kiểm soát chi phí để hướng tới mục tiêu lợi nhuận là một công cụ hữu hiệu đã được khẳng định qua kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp tại các nước phát triển đặc biệt là Nhật Bản, Pháp, Mỹ. Phát huy vai trò của công cụ quản lý kinh tế là kế toán quản trị chi phí được vận dụng trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng để giải quyết các khó khăn trong các doanh nghiệp là mong muốn của tác giả. Do đó, tác giảđã lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án là xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam để nghiên cứu và vận dụng giải quyết những khó khăn mang tính đặc thù ngành sản xuất xi măng bằng công cụ kế toán quản trị chi phí.
Trong phạm vi nội dung của luận án tác giả đã giải quyết được các vấn đề cụ thể sau đây:
Luận án đã luận giải các quan điểm về mô hình từ đó lựa chọn và khẳng định quan điểm và bản chất của mô hình kế toán quản trị chi phí nói riêng. Tác giảđã hệ thống hoá những vấn đề lý luận trên cơ sở khái quát hoá các vấn đề về mô hình kế toán quản trị chi phí như các yêu cầu và nguyên tắc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí, các nhân tố tác động đến quá trình xây dựng mô hình. Từ đó tác giả khái quát các nội dung của mô hình với các yếu tố cấu thành, các công việc và phương pháp vận dụng để đạt được mục tiêu kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Với những mô hình kế toán quản trị chi phí tại
các nước phát triển, tác giả đưa ra bài học kinh nghiệm vận dụng cụ thể cho các DNSX xi măng Việt Nam.
Luận án đã trình bày tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng kế toán quản trị chi phí hiện đang được tổ chức và vận dụng tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam từ đó khẳng định những việc đã làm được và những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại ở các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Tác giả đánh giá tính hiệu quả của tổ chức kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp làm cơ sởđịnh hướng cho việc xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam.
Luận án đã xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí với các yếu tố cấu thành, các nội dung của mô hình phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam. Tác giả đã tham khảo ý kiến từ các chuyên gia của các doanh nghiệp sản xuất xi măng để đánh giá tính khả quan và hiện thực hoá của mô hình. Đồng thời tác giả cũng đưa ra các điều kiện để có thể vận dụng mô hình đối với các doanh nghiệp cụ thể.
Như kết quả nghiên cứu đã được trình bày trong nội dung luận án, mô hình kế toán quản trị chi phí xây dựng cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam đã khái quát được một công cụ hữu hiệu cung cấp thông tin về chi phí để kiểm soát và quản lý chi phí phù hợp với đặc thù ngành sản xuất xi măng Việt Nam. Công cụ với công dụng, các chức năng và phương pháp đã được trình bày chưa thể chi tiết được tất cả các nội dung cần phải thực hiện ở các doanh nghiệp. Tác giả mong rằng những nội dung chi tiết sẽ là điểm trống nghiên cứu để các công trình khoa học sau này hướng tới nhằm làm rõ.
Trong phạm vi luận án, tác giả đã cố gắng vận dụng những kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu để hoàn thành. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn những hạn chế cần góp ý để hoàn thiện tác giả mong nhận được ý kiến của thầy cô và các bạn để luận án có thể hoàn thiện hơn./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
1, Trần Thị Thu Hường, “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thiết kế”,
Tạp chí Kinh tế Phát triển, (182(II)), 64-68
2, Trần Thị Thu Hường, “Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (Tháng 9/2012), 204-207
3, Trần Thị Thu Hường, “Vận dụng mô hình ABC để tính giá thành sản phẩm trong DN chế biến thức ăn chăn nuôi”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (Tháng 9/2012), 166-168
4, Trần Thị Thu Hường, “Kết hợp giải pháp kỹ thuật và giải pháp kinh tế
nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp xi măng”, Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, (11), 126-131
5, Trần Thị Thu Hường, “Thực trạng và giải pháp áp dụng kế toán quản trị
trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản lý trong các doanh nghiệp vận tải”, Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, (11), 45-47
6, Trần Thị Thu Hường, “Xây dựng hệ thống dự toán chi phí linh hoạt cho các doanh nghiệp sản xuất xi măng Việt Nam”, Tạp chí khoa học trường ĐH Hồng Đức, (18), 63-67
7, Trần Thị Thu Hường, “Xây dựng trung tâm trách nhiệm chi phí nhằm quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất”, Tạp chí Công Thương, (Số 1- Tháng 6/2014), 61-64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
1. Bộ tài chính (2002), Chuẩn mực chung- Ban hành và công bố theo Quyết
định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ
tài chính.
2. Bộ tài chính (2006), Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 ban hành chếđộ kế toán doanh nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ tài chính (2006), Thông tư số 53/2006/TT-BTC về hướng dẫn áp dụng kế
toán quản trị trong doanh nghiệp, Hà Nội.
4. Bùi Bằng Đoàn (2009), "Áp dụng hệ thống xác định chi phí dựa theo hoạt
động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam", Tạp chí kế toán, (76), 39-42.
5. Dương Thị Mai Hà Trâm (2004), Xây dựng hệ thống kế toán quản trị
trong các doanh nghiệp dệt Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giang Thị Xuyến (2002), Tổ chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp Nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính. 7. Hoàng Văn Tưởng (2010), Tổ chức kế toán quản trị với việc tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp xây lắp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
8. Huỳnh Lợi (2008), Xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
9. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán quản trị, NXB Giao thông vận tải, TP HCM 10.kế toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế,
Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
11.Khoa kế toán- ĐH KTQD (2011), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
12.Lê Đức Toàn (2002), Kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong nghành sản xuất công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
13.Lưu Thị Hằng Nga (2004), Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
14.Ngô Thế Chi (1995), Đặc điểm kế toán Mỹ và Pháp, NXB Thống kê, Hà Nội.
15.Ngô Thị Thu Hương (năm 2012), Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong các công ty cổ phần sản xuất xi măng Việt nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.
16.Nguyễn Hoản (2012), Tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất bánh kẹo của Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội
17.Nguyễn Minh Phương (2004), Kế toán quản trị, NXB Tài chính, Hà Nội. 18.Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thị Đông (2007), Kế toán quốc tế, NXB
Thống kê, Hà Nội.
19.Nguyễn Ngọc Quang (2011), Kế toán quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
20.Nguyễn Phú Giang (2009), Kế toán quốc tế, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 21.Nguyễn Quốc Thắng (2010), Tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
22.Nguyễn Thanh Quý (năm 2004), Xây dựng hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh Bưu chính viễn thông, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐH KTQD Hà Nội.
23.Nguyễn Thị Tâm (2009), "Vấn đề nhận diện và phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho việc ra quyết định ngắn hạn trong doanh nghiệp thương mại", Tạp chí kế toán, (76), 36-38.
24.Nguyễn Thu Hoài (năm 2011), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện tài chính.
25.Nguyễn Thùy Phương (2011), Xác định điểm hòa vốn trong kinh doanh khách sạn, Tạp chí Kế toán - Kiểm toán, (95), 9-12.
26.Nguyễn Tuấn Duy, Nguyễn Phú Giang (2008), Kế toán quản trị, Nhà xuất bản tài chính.
27.Nguyễn Văn Thuận (2010), Quản trị tài chính, Giáo trình điện tử,
Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh.
28.Phạm Thị Thủy (2007), Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
29.Phạm Quang (2002), Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân.
30.Phạm Thị Kim Vân (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả
kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
31.Phạm Văn Dược (1997), Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng
32.Phạm Văn Dược (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị,
Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh. 33.Quốc Hội (2003), Luật Kế toán.
34.Trần Văn Dung (2002), Tổ chức kế toán quản trị chi phí và giá thành